Thái độ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với vấn đề bảo vệ môi trường và thực hành lối sống xanh
1. Giới thiệu
BVMT trong nhiều năm qua đã trở thành vấn đề toàn cầu và trách nhiệm của toàn nhân loại vì nó trực tiếp gây tổn hại đến chất lượng sống, sức khoẻ, tính mạng của con người cũng như sự phát triển của quốc gia và thế hệ tương lai. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định và đưa vào một trong số các chỉ tiêu quan trọng: “Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95-100% chất thải y tế được xử lý, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%”(1). Chất thải rắn (CTR) đã trở thành bài toán khó tại Việt Nam nhiều năm qua, trong khi đang tiếp tục chờ những giải pháp hiệu quả thì nó liên tục gia tăng.
Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh trong sinh hoạt đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp; còn lại là CTR nông thôn, làng nghề và y tế(2). Để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và tình trạng rác thải rắn nói riêng, rất cần sự thay đổi nhận thức, đặc biệt là hành vi, lối sống xanh hạn chế rác thải rắn, rác thải không/khó phân huỷ, trong đó đặc biệt hạn chế đồ nhựa, nylon sử dụng một lần.
Nhằm có được những giải pháp hiệu quả trong truyền thông thay đổi hành vi hướng sự quan tâm và hành động BVMT của giới trẻ nói chung, đặc biệt là sinh viên, nghiên cứu đã thực hiện khảo sát đánh giá thái độ và thực hành vi BVMT, hạn chế rác thải sử dụng một lần cũng như hạn chế xả thải độc hại ra môi trường, hay nói cách khác là lối sống, hành vi “tiêu dùng xanh”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn xây dựng các chiến lược, chương trình hành động BVMT có hiệu quả với sự tham gia tích cực và mạnh mẽ của thanh niên.
Nghiên cứu giới hạn thực hiện với sinh viên HVBC&TT, cỡ mẫu là 300 sinh viên, bao gồm cả nam và nữ, sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 hai khối ngành lý luận và nghiệp vụ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi với bảng hỏi được thiết kế phù hợp sinh viên tự điền. Số liệu được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
2. Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng quan tâm, tìm kiếm thông tin về chủ đề BVMT và lối sống “tiêu dùng xanh" của sinh viên HVBC&TT
Kết quả phân tích số liệu cho thấy tỉ lệ sinh viên không quan tâm đến các vấn đề môi trường. Cụ thể: ô nhiễm môi trường, chính sách, thông tin liên quan đến môi trường từ các nguồn khác nhau là rất thấp (dưới 10%), còn lại tỉ lệ sinh viên cho biết quan tâm đến các vấn đề môi trường từ 40% đến hơn 62%.
Theo điều tra cho thấy sinh viên quan tâm lớn nhất đến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi ở, sinh hoạt, học tập (62,5%), ngoài ra họ cũng quan tâm đến cách thức cá nhân/gia đình có thể hành động để BVMT (53,5%). Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy một tỉ lệ đáng kể sinh viên vẫn thể hiện thái độ "bình thường", chưa hướng sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, trong đó đáng chú ý là vấn đề nắm bắt các quy định, chính sách BVMT hay cập nhật thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các nguồn khác.
Tương tự như vấn đề môi trường, “tiêu dùng xanh” là xu hướng mới hay nói một cách khác là một lối sống, lối tiêu dùng hướng đến BVMT thông qua định hướng ưu tiên và lựa chọn, tiêu dùng không làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đây cũng là thuật ngữ bắt đầu được sử dụng, tìm hiểu, tìm kiếm phổ biến hiện nay trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày một tăng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của từng cá nhân và cộng đồng. Kết quả phân tích số liệu từ khảo sát cho thấy có một nửa số sinh viên cho biết đã quan tâm ở mức chủ động tìm kiếm thông tin về “tiêu dùng xanh". Bên cạnh đó, tỉ lệ nữ giới cho biết họ đã từng chủ động tìm kiếm thông tin về "tiêu dùng xanh" cao hơn so với nam giới (54,8% so với 42,3%).
Về các thông tin liên quan đến hành vi, lối sống "tiêu dùng xanh", thông tin chủ yếu được sinh viên tìm kiếm thông qua kênh mạng xã hội (72,5%); thông qua tiếp cận trên các phương tiện truyền thông đại chúng (66%) trong tổng số sinh viên đã từng chủ động tìm kiếm, tiếp cận về chủ đề này. Các hình thức khác mặc dù có nhưng chưa phổ biến trong sinh viên, ví dụ như: trao đổi trực tiếp với người thân, bạn bè, thầy cô (26,1%), tham gia các buổi nói chuyện, ngoại khoá, câu lạc bộ có liên quan đến BVMT hay lối sống xanh (13,1%).
Bên cạnh việc chủ động tìm kiếm của sinh viên từ các nguồn nói trên, những năm qua HVBC&TT là một trong những trường đại học rất quan tâm đến vấn đề BVMT, khuyến khích sinh viên tạo dựng và duy trì một lối sống xanh hướng đến BVMT. Chính vì vậy rất nhiều sinh viên cho biết họ đã được trang bị kiến thức cũng như khuyến khích hướng đến các hành động, lối sống BVMT, cụ thể như đề cập dưới đây:
Tỉ lệ sinh viên tiếp cận thông tin, được khuyến khích hành động BVMT, “hành vi sống xanh” đã nhận được thông tin (%) là:
1. Trường có tổ chức các hoạt động, sự kiện, truyền thông BVMT liên quan đến tiêu dùng xanh: 75,6%
2. Căng tin trường khuyến khích sử dụng bình nước, túi vải, ống hút cá nhân khi mua hàng: 32,4%
3. Lồng ghép kiến thức về môi trường, tiêu dùng xanh vào các môn học, giờ học: 76,3%
4. Khuyến khích phân loại rác thải tại trường : 47,1%
5. Khuyến khích và hướng dẫn sử dụng đồ tái chế trong trường học: 54,9%
Từ phản ánh của sinh viên cho thấy HVBC&TT đã rất quan tâm đến trang bị kiến thức phù hợp BVMT cho sinh viên, thể hiện hơn 3/4 tổng số sinh viên cho biết họ đã tiếp cận thông tin về việc trường có tổ chức hoạt động, sự kiện liên quan đến truyền thông BVMT, “tiêu dùng xanh” hay giảng viên đã lồng ghép các kiến thức nói trên vào các môn học. Bên cạnh đó, số liệu trên cũng cho thấy nhà trường cần lên kế hoạch chuyển sang giai đoạn mới, bên cạnh củng cố kiến thức cần đẩy mạnh hành động như: khuyến khích sinh viên thay đổi hành vi BVMT và “tiêu dùng xanh” khi tiêu dùng hay mua hàng tại căng tin của trường (khuyến khích sử dụng bình nước, túi vải, ống hút cá nhân...), đặc biệt hướng đến khuyến khích và thực hiện phân loại rác thải tại trường.
Thực tế những năm gần đây HVBC&TT là ngôi trường có những hoạt động ngoại khoá và sự kiện về môi trường thiết thực cho sinh viên, ví dụ như khoa Xã hội học và Phát triển đã kết hợp với các tổ chức xã hội bên ngoài tổ chức định kỳ "Ngày hội xanh"(3) hàng năm. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động, sự kiện nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức và chuyển đổi “hành vi sống xanh”, “tiêu dùng xanh" cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã phát động thi đua trong toàn hệ thống Học viện: “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh”(4).
- Thái độ và định hướng hành vi của sinh viên đối với vấn đề BVMT và "tiêu dùng xanh"
Như số liệu đã phân tích ở trên, mặc dù tỉ lệ sinh viên chủ động tìm hiểu về hành vi, lối sống "tiêu dùng xanh" nhằm hiểu sâu về xu hướng này mới chỉ đạt khoảng 50%, tuy nhiên thực tế đa phần sinh viên ủng hộ những hành vi hướng tới lối sống "tiêu dùng xanh", cụ thể như sau

Có 3 nhóm hành động được sinh viên ủng hộ ở mức cao nhất là: hạn chế/ thay thế túi ni lông, đồ nhựa hàng ngày; phân loại rác thải nơi ở; sử dụng các sản phẩm tái chế. Trong 3 hành động này, có 2 hành động sinh viên và các thành viên trong gia đình họ có thể chủ động thực hiện. Tuy nhiên, hành động phân loại rác thải nhằm hướng đến tái chế hiệu quả cũng như giảm tác hại môi trường để thực hiện tốt rất cần sự đồng bộ của cả hệ thống, trong đó có cơ quan quản lý và sự tham gia của cộng đồng. Với mức độ ủng hộ cao như số liệu đã tổng hợp, đây là hành động có thể sớm lên kế hoạch triển khai trong tương lai gần.
Mức độ thường xuyên thực hành một số hành động hướng đến "tiêu dùng xanh", BVMT của sinh viên thường xuyên thực hiện (%) là:
1. Hạn chế sử dụng túi nylon, đồ nhựa sử dụng một lần trong sinh hoạt hàng ngày: 71,9%
2. Thay thế túi nylon, đồ nhựa bằng sản phẩm tái sử dụng hoặc có thể phân huỷ được: 61,7%
3. Sử dụng các sản phẩm tái chế từ đồ nhựa: 40,4%
4. Lựa chọn sản phẩm và thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ: 44,1%
5. Hạn chế mua quần áo, đồ dùng có nylon, nhựa... chất khó phân hủy: 38,4%
6. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiều hoá chất (chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm ...): 38,1%
Thực tế, hạn chế sử dụng túi nylon, đồ nhựa sử dụng một lần hay thay thế bằng sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế không chỉ dừng lại ở thái độ ủng hộ cao ở sinh viên mà nó còn thể hiện ở hành động. Một tỉ lệ khá lớn sinh viên đã cho biết họ thường xuyên có ý thức hạn chế sử dụng túi nylon, đồ nhựa sử dụng một lần (71,9%) và cũng có đến gần 62% sinh viên cho biết đã thường xuyên có ý thức thay thế bằng sản phẩm tái sử dụng hoặc có thể phân huỷ được. Riêng đối với sử dụng sản phẩm tái chế mặc dù thái độ ủng hộ của sinh viên đối với hành vi này là cao, tuy nhiên tỉ lệ cho biết thường xuyên hành động là thấp, chỉ ở mức hơn 40%. Ngoài ra, các hành vi còn lại như sử dụng sản phẩm/thực phẩm hữu cơ, hạn chế sử dụng sản phẩm có nhiều hoá chất hay tiêu dùng sản phẩm không/khó phân huỷ, tỉ lệ sinh viên thường xuyên thực hành chỉ ở mức trên dưới 40%, trong đó phần nhiều lý do liên quan đến điều kiện kinh tế chưa cho phép rất nhiều sinh viên chuyển đổi được hành vi, lối sống hướng đến BVMT.
3. Kết luận
Vấn đề ô nhiễm môi trường sống và tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống, sức khoẻ của từng cá nhân và cộng đồng không còn là vấn đề tương lai mà nó đang diễn ra với mức độ báo động, cần sự tham gia hành động của từng cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới. Phân tích từ nghiên cứu đối với sinh viên HVBC&TT cho thấy thế hệ trẻ học tập tại đây có ý thức BVMT tốt, thể hiện ở mức độ quan tâm đến vấn đề, mức độ chủ động tìm hiểu thông tin, đặc biệt là hành vi, lối sống hướng đến “tiêu dùng xanh”. Trên cơ sở có ý thức, có thông tin, kiến thức nên một tỉ lệ đáng kể sinh viên đã ủng hộ và thực hành một số lối sống, hành động nhất định nhằm BVMT, ví dụ như hạn chế và thay thế một phần đồ nhựa, nylon sử dụng một lần.
Hạn chế của sinh viên là những hạn chế, rào cản về kinh tế, dẫn đến thực trạng vẫn còn nhiều sinh viên chưa thực sự có sự chuyển đổi về hành vi hướng đến lối sống xanh nhưng có thể phải chi trả thêm nhiều chi phí do giá cả và chi phí cao hơn, cho dù họ thực sự ủng hộ những hành động đó. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cho biết họ đã được tiếp cận thông tin, kiến thức về BVMT, hành vi, lối sống “tiêu dùng xanh” hướng đến BVMT thông qua truyền thông, hoạt động tại trường, đặc biệt là lồng ghép trong các bài giảng, họ cũng ủng hộ việc tăng cường phân loại rác thải tại trường cũng như có thêm các hoạt động mang tính khuyến khích, bắt buộc hạn chế rác thải nhựa tại trường. Hiện thực hoá thành hành động, lối sống xanh tại trường với những mong muốn trên rất cần những chủ trương và hành động mạnh hơn nữa từ phía nhà trường cũng như các kế hoạch truyền thông, hành động nhằm góp phần khuyến khích những nhóm sinh viên hiện chưa quan tâm đến môi trường thay đổi thái độ, tiếp cận thông tin và tiến đến thay đổi hành vi, lối sống BVMT./.
_____________________________________
(1) Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), "Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII", tại trang: http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-368870.html.
(2) Bộ Tài nguyên Môi trường (2016), "Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia 2011 - 2015", tại trang: https://drive.google.com/file/d/17TYXT3iK18PoLnnL6UApTdDpXrOW_FPS/view.
(3) Học viện Báo chí Tuyên truyền (2019), "Ngày Hội Xanh" lần thứ 2 tại AJC, tại trang: https://ajc.hcma.vn/ Pages/doi-dong-sinh-vien.aspx?CateID=684 &ItemID=1107.
(4) Công đoàn viên chức Việt Nam (2019), "Công đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chung tay hành động vì một Việt Nam xanh", tại trang: http://congdoanvienchucvn.org.vn/cong-doan-ho-c-vie-n-chi-nh-tri-quo-c-gia-ho-chi-minh-chung-tay-ha-nh-do-ng-vi-mot-viet-nam-xanh.html.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 05.2021
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận