Thử bàn về quan hệ đối lập trong ngôn ngữ
1. Chúng ta hãy xem xét 3 câu văn sau được lấy từ báo chí:
- Năm nay, ngày 10.10 lại đến (1).
- Chiều ngày 12.6.2002 ở Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh là một chiều nắng đẹp (2).
- Với giới văn nghệ sỹ, Kim Lân là nhà văn cao tuổi nhất trong làng văn (3).
Câu văn (1) khiến người ta phải nghĩ rằng việc ngày 10.10 đến vào năm nay là một điều đặc biệt. Tức là phải có những năm không có ngày 10.10. Và chính do tác giả đối lập năm nay với các năm khác về sự có mặt/ không có mặt của ngày 10.10 mà câu văn trên trở thành sai (chẳng năm nào lại không có ngày 10.10).
Có thể chữa lại như sau:
- Mới đó thôi mà ngày 10.10 đã lại đến rồi.
Trong câu văn (2) Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh được xem như một khoảng không gian độc lập có khả năng hàm chứa hiện tượng thiên nhiên có tính bao trùm rộng lớn là nắng. Nếu nói như vậy, vô hình trung chủ thể phát ngôn đã khẳng định rằng khi ở Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh có nắng thì ở mấy khu phố nằm xung quanh nó và ngang tầm với nó về mặt quy mô có thể có mưa (nói cách khác là Viện bảo tàng Hồ Chí Minh được đặt vào vị thế đối lập với các khu phố này về trạng thái nắng/ không nắng (mưa). Nhưng trong thực tế đây là điều không thể xảy ra.
Nên sửa lại câu này theo các hướng:
- Chiều 12.6.2002, một chiều nắng đẹp, tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra...
- Chiều 12.6.2002, một chiều nắng đẹp, chúng tôi tới Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh...
Còn ở câu văn (3), chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy điều bất ổn: Việc Kim Lân là một trong những nhà văn cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là thực tế khách quan, tất cả mọi người đều phải thừa nhận. Vậy tại sao người viết lại cho rằng cái thực tế ấy chỉ dành riêng cho giới văn nghệ sỹ?
Rõ ràng, sự đối lập giới văn nghệ sỹ với những tầng lớp khác trong trường hợp này là không có căn cứ. Nên chữa lại:
- Kim Lân là người cao tuổi nhất trong làng văn.
So sánh 3 câu trên, chúng ta nhận thấy: 1, chúng đều là những câu văn sai; 2, cái sai của chúng đều do tác giả đặt những sự vật, hiện tượng, con người,... nào đó vào quan hệ đối lập trong khi thực tế chúng không hề đối lập với nhau; nói cách khác, đây đều là những câu văn vi phạm quan hệ đối lập.
2. Vậy thế nào là quan hệ đối lập?
Quan hệ đối lập là quan hệ mà theo đó sự hiện diện của yếu tố này là điều kiện cho sự tồn tại của yếu tố kia nằm trong trạng thái hay tính chất trái ngược với nó.
Nói rõ hơn, nếu có yếu tố A thì nhất thiết phải có yếu tố (không A), hoặc ngược lại. Trong ngôn ngữ, quan hệ đối lập được bộc lộ đặc biệt rõ nét. Chẳng có các từ “cao”, “xa”, “nhanh” “đỏ”, v.v. thì cũng phải có các từ tương ứng đối lập với chúng về ý nghĩa là “thấp”, “gần”, “chậm”, “đen”, v.v.
Quan hệ đối lập trong ngôn ngữ có thể được xây dựng theo nhiều phương diện của đối tượng phản ánh, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Có thể kể ra một số phương diện cơ bản sau:
a, Đối lập về tính chất (đẹp - xấu, mới - cũ, sáng - tối...)
b, Đối lập về trạng thái (buồn - vui, khoẻ - yếu, hạnh phúc - đau khổ,...)
c, Đối lập về không gian (xa - gần, thành thị - nông thôn, trong nước - ngoài nước,...)
d, Đối lập về thời gian (trước - sau, nhanh - chậm, xưa - nay,...)
e, Đối lập về số lượng (nhiều - ít, dày - mỏng, lớn - nhỏ,...)
f, Đối lập về quyền sở hữu (của mình - của người, của tôi - của anh,...) v.v.
3. Nếu nắm vững quan hệ đối lập, người viết (hoặc nói) có khả năng tạo ra những sản phẩm ngôn từ vừa ngắn gọn, súc tích, lại vừa sống động, hấp dẫn, giàu sức gợi. Không phải tình cờ trong thơ Đường, việc sử dụng quan hệ đối lập đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu.
Lấy cái hữu hạn để thể hiện cái vô hạn, Lý Bạch viết:
Cánh buồm tít cõi trời xa
Dòng Trường Giang chảy ngang qua bầu trời
hay:
Hai bờ tiếng vượn chưa xong
Thuyền con đã vượt vạn trùng núi non
Lấy cái nhất thời để nói cái vĩnh cửu, bất biến, Thôi Hiệu viết:
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hai câu thơ sau của Trần Đăng Khoa cũng có thể xem là ví dụ tiêu biểu về sử dụng quan hệ đối lập:
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng nghe rất mỏng như là rơi nghiêng
Không gian ở đây phải trầm lắng, tĩnh mịch tới mức nào thì người ta mới có thể nghe được tiếng động hết sức khẽ khàng, rất khó cảm nhận của một chiếc lá mỏng mảnh rơi nghiêng. Có thể nói, quan hệ đối lập đã giúp nhà thơ dùng cái động để thể hiện cái tĩnh một cách tinh tế và sâu sắc.
Chúng ta hãy tham khảo thêm câu chuyện dưới đây để hiểu rõ hơn giá trị của sự am tường về quan hệ đối lập:
Một vị khách nước ngoài đến thăm Tổng thống Mỹ Abraham Lincon tại dinh thự riêng, bắt gặp ông đang đánh giày cho mình. Vị khách ngạc nhiên hỏi:
- ơ kìa, ngài Tổng thống, thế ra ngài đánh giày cho mình à?
Lincon điềm nhiên đáp:
- Phải, thế ngài đánh giày cho ai?
Chính sự hiểu biết về quan hệ đối lập đã giúp cho Lincon chuyển từ thế bị động sang thế chủ động và giành chiến thắng trong cuộc đấu khẩu nhẹ nhàng nhưng đầy thâm thuý này. Trong phát ngôn của vị khách, trọng tâm thông tin dồn vào hai chữ “cho mình”. Lincon đã tận dụng điều này để xây dựng quan hệ đối lập: nếu có “cho mình” thì lẽ đương nhiên phải có “cho người khác”. Và một khi hành động “đánh giày cho mình” làm cho vị khách ngạc nhiên thì chắc hẳn hành động “đánh giày cho người khác” đối với ông ta sẽ là chuyện bình thường. Xuất phát từ kiểu lập luận hóm hỉnh đó, Lincon đã có một phản ứng vừa nhanh nhạy vừa sắc sảo, hàm ý: “Tôi đánh giày cho tôi còn hơn là ông phải phục vụ người khác”.
4. Ngược lại, nếu không nhận thức rõ về quan hệ đối lập, chúng ta có thể tạo ra những phát ngôn mắc phải những hạn chế nhất định (chủ yếu là về nội dung vì quan hệ đối lập thuộc phạm vi ngữ nghĩa). Thường gặp hơn cả là những hạn chế sau:
a, Dư thừa thông tin, ví dụ:
- Năm nay, tháng sáu lại về.
Câu này cũng tương tự như 3 câu đã nêu ở phần đầu bài viết này. Nó thừa cụm từ "năm nay", vì tháng sáu năm nào cũng có.
b, Thiếu hụt thông tin (thường chỉ gặp ở những người nước ngoài chưa thành thạo tiếng Việt), ví dụ:
- Nó đá bóng bằng chân;
- Anh ta nhìn tôi bằng mắt;...
Hai câu văn này khiến người ta phải suy luận rằng: có những người đá bóng không phải bằng chân và có những người nhìn không phải bằng mắt. Nhưng đó là những điều không đúng với thực tế: “đá” đương nhiên phải “bằng chân” và “nhìn” tất yếu phải “bằng mắt”. Do vậy, để những câu văn trên trở thành đúng, ta cần đưa thêm vào đó những thành tố ngôn ngữ (mang những thông tin mới) có khả năng tạo dựng quan hệ đối lập phù hợp với hiện thực. Chẳng hạn: Nó đá bóng bằng chân trái (đối lập với những người khác đá bóng bằng chân phải); Anh ta nhìn tôi bằng cặp mắt nghi ngờ (đối lập với những người khác không có cái nhìn như vậy đối với tôi).
c, Không làm nổi rõ trọng tâm thông tin, ví dụ:
- Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản. (Điều 5, Luật Xuất bản cũ).
Theo quan hệ đối lập thì “có quyền phổ biến tác phẩm” cũng tức là “có quyền không phổ biến tác phẩm” và “có quyền phổ biến tác phẩm [...] thông qua nhà xuất bản “cũng có nghĩa là” có quyền phổ biến tác phẩm không thông qua nhà xuất bản”. Đây là một kẽ hở có thể bị kẻ xấu lợi dụng và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, để điều luật này chặt chẽ, nên cho thêm cụm từ “nhưng phải” vào trước từ ‘thông qua”.
Tương tự, trong câu chuyện về Lincon kể trên, giá như vị khách nắm vững quan hệ đối lập trong ngôn ngữ, chắc hẳn ông ta đã đưa thêm cụm từ “phải tự” vào vị trí trước cụm từ “đánh giày”: “ơ kìa, ngài Tổng thống, thế ra ngài phải tự đánh giày cho mình à?”. Lúc này, phát ngôn của ông ta sẽ trở nên chặt chẽ, với trọng tâm thông tin dồn vào hai chữ "phải tự" và Lincon sẽ không có cơ sở để bắt bẻ.
Thực tế khảo sát cho thấy: Trong các câu dư thừa thông tin, lỗi sai thường nằm ở thành phần trạng ngữ chỉ không gian, thời gian, đối tượng liên hệ; trong các câu thiếu hụt thông tin, lỗi sai thường nằm ở thành phần trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức; còn trong các câu không làm nổi rõ trọng tâm thông tin, lỗi sai thường do thiếu những từ, ngữ có chức năng nhấn mạnh nhằm định hướng cho người đọc cách hiểu đúng với ý tác giả.
5. Các nhà báo - những người sử dụng ngòi bút để tác động tới mọi tầng lớp công chúng, và qua đó, định hướng dư luận xã hội - hơn ai hết cần lưu tâm tới quan hệ đối lập. Nếu nhà báo viết những câu văn tương tự như 3 câu chúng ta đã phân tích ở phần đầu, độc giả rất dễ có cảm giác là tư duy của anh ta có vấn đề (mà với tư duy như vậy thì liệu nhà báo có thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả nhưng cũng đầy gian khó của mình?). Còn nếu nhà báo viết những câu văn thiếu chặt chẽ, không làm nổi rõ trọng tâm thông tin, anh ta có thể phải gánh chịu hậu quả còn nặng nề hơn trong trường hợp chúng gợi ra những suy luận bất lợi (dựa vào việc vận dụng quan hệ đối lập, đương nhiên) cho chủ thể phát ngôn, cho đối tượng phản ánh hay thậm chí cho cả một cộng đồng./.
_________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Đức Dân (1998), Lôgich và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục.
2. Nguyễn Tri Niên (2003), Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Đồng Nai.
3. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb. Giáo dục.
4. Gillian Brown - George Yule, Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch) (2001), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
TS Hoàng Anh
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận