Thực trạng xuất bản sách giáo khoa lý luận, chính trị trong cơ chế thị trường
Sách giáo khoa lý luận, chính trị, giống như mọi sách giáo khoa khác, là loại sách dùng trong trường học, lớp học. Nội dung của nó được biên soạn dựa theo chương trình do Đảng, Nhà nước ban hành dùng cho một loại trường, lớp học và một số đối tượng người học nhất định nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Là một loại sách giáo khoa nên nội dung của sách giáo khoa lý luận, chính trị có tính chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được và người dạy phải quán triệt nhằm thống nhất trong việc giảng dạy và học tập đối với các trường trong cả nước. Sách phải lựa chọn được các yếu tố kiến thức cơ bản, thích hợp để hình thành các đơn vị, hệ thống tri thức đúng yêu cầu quy định của chương trình.
Sách giáo khoa lý luận, chính trị còn là công cụ thiết yếu để giáo viên thực hiện vai trò nghề nghiệp của mình, nên sách phải mang tính sư phạm. Sách có thể đưa ra nhiều con đường mới, công cụ mới, bài thực hành mới, vận dụng lý luận dạy học và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên với các hoàn cảnh sư phạm khác nhau. Những tư liệu được trình bày trong sách giáo khoa, những chú thích, chỉ dẫn để khai thác, các dạng câu hỏi, bài tập đánh giá, kiểm tra mà sách đề cập sẽ giúp giáo viên các khả năng truyền thụ tri thức tốt hơn, giúp sinh viên tự học có hiệu quả.
Sách giáo khoa lý luận, chính trị là phương tiện tối ưu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho mọi người. Sách giáo khoa truyền tải những tri thức lý luận, chính trị một cách cơ bản, có hệ thống, giúp người học xây dựng, phát triển thế giới khoa học, nhân sinh quan cách mạng, trang bị quan điểm chính trị đúng đắn, nắm vững đường lối chính sách của Đảng để vận dụng vào thực tiễn. Hơn thế nữa, sách giáo khoa lý luận, chính trị còn là phương tiện có hiệu quả để tuyên truyền đường lối, chính sách, cổ động, tổ chức hành động cách mạng cho quần chúng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta coi phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo là một quốc sách hàng đầu. Việc xuất bản sách giáo khoa, kể cả giáo khoa lý luận, chính trị phải phục vụ quốc sách đó. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên số một cho xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, hàng năm dành tỷ lệ hơn 30% số tên sách và hơn 80% số bản sách cho các loại sách giáo khoa.
Riêng nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tỷ lệ sách giáo khoa, giáo trình được xuất bản như sau:
Bên cạnh nhà xuất bản Chính trị quốc gia, một số nhà xuất bản khác như nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh... có xuất bản sách giáo khoa lý luận, chính trị. Nếu trước đây (thời kỳ bao cấp), xuất bản sách giáo khoa lý luận, chính trị là độc quyền của nhà xuất bản Sự thật, thì từ những năm 1990 trở lại đây, có thêm nhiều nhà xuất bản khác xuất bản loại sách này. Tuy nhiên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia giữ vai trò nòng cốt, chiếm hầu hết số lượng xuất bản những cuốn sách giáo khoa lý luận, chính trị cơ bản dùng trong hệ thống đào tạo - giáo dục cả nước. Từ năm 2002 - 2003, trong mạng lưới tổ chức xuất bản nước ta, có thêm hai nhà xuất bản có chức năng xuất bản nhiều sách giáo khoa lý luận chính trị nữa, là nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và nhà xuất bản Lý luận chính trị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Số lượng xuất bản sách giáo khoa lý luận, chính trị được tăng lên nhanh chóng. Đáng kể là nhà xuất bản Lý luận chính trị tuy mới chỉ thành lập năm 2004 đã kịp xuất bản 60 đầu sách giáo khoa lý luận chính trị (chiếm tỷ lệ 60%) trên tổng số 100 đầu sách lý luận, chính trị của Nhà xuất bản. Song hoạt động xuất bản mảng sách này đã nảy sinh những phức tạp mới: tên sách trùng chéo, cạnh tranh bản thảo, chất lượng gia công biên tập không đều, phát hành bị phân tán...
Mặc dù có khó khăn trong cơ chế thị trường, về số lượng, xuất bản sách giáo khoa lý luận, chính trị đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong hệ thống trường Đảng và các trường đại học. Riêng trong 10 năm từ 1994 đến 2004, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phối hợp với các nhà xuất bản đã cho ra mắt hơn 200 cuốn sách giáo khoa lý luận chính trị với hàng triệu bản. Những cuốn giáo trình tiêu biểu được xuất bản và tái xuất bản nhiều lần là: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, Xây dựng Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, Chủ nghĩa xã hội khoa học...
Về chất lượng, sách giáo khoa lý luận, chính trị đã được thẩm định, đánh giá bởi các Hội đồng khoa học của Học viện, các trường đại học nên chất lượng chuyên môn học thuật, nội dung quan điểm chính trị đều được bảo đảm, có tính tư tưởng, tính chiến đấu cao.
Sách giáo khoa lý luận, chính trị những năm qua đã đóng góp đáng kể vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, uốn nắn những quan điểm lệch lạc, phê phán những tư tưởng sai lầm, phản động, góp phần vào việc xây dựng nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới. Nhà xuất bản Lý luận chính trị, tuy mới thành lập đã xuất bản mấy chục cuốn sách giáo khoa lý luận, chính trị, đã hoàn thành xuất bản có chất lượng bộ giáo trình trung cấp lý luận, chính trị dành cho hệ thống các trường chính trị trong cả nước.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã phối hợp chặt chẽ với Hội đồng lý luận Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hoàn thành trọn bộ giáo trình chuẩn quốc gia các môn lý luận, chính trị, gồm các cuốn Triết học Mác-Lênin, Kinh tế Chính trị học Mác Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là thành tựu nghiên cứu, biên soạn hàng chục năm của Hội đồng lý luận Trung ương, thể hiện sự nỗ lực cao của những người làm sách giáo khoa lý luận chính trị, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.
Tuy nhiên, cơ cấu sách giáo khoa các bộ môn lý luận, chính trị được xuất bản còn chưa đầy đủ và chưa hợp lý. Có giáo trình được tái bản nhiều lần như triết học, kinh tế chính trị học... số lượng in lớn, nhưng vẫn có những môn lý luận chưa có giáo trình chính thống, như Lôgíc biện chứng, Văn hóa học... hoặc rất ít tái bản có sửa chữa nâng cao, cập nhật như giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng... Chưa có đủ giáo trình cho cao học và nghiên cứu sinh các môn lý luận, chính trị...
Công tác tổ chức biên soạn đôi khi còn cồng kềnh, lãng phí làm đội giá thành, giá bán. Có cuốn giáo trình trình bày quá đơn giản, đơn điệu không tạo ra sự lôi cuốn ban đầu với người đọc. Một số cuốn giáo trình lý luận, chính trị ở các trường không chuyên chất lượng khoa học chưa cao, chưa chuẩn mực, làm hạn chế tác dụng giáo dục chính trị.
Đề tài sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị đôi khi bị trùng lặp, có cuốn nội dung tri thức thiếu cập nhật, thiếu tính chiến đấu, tính thực tiễn, thuật ngữ, phiên âm sử dụng thiếu thống nhất trong một nhà xuất bản, thậm chí ngay trong một bộ sách, cuốn sách...
Giá sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị nhìn chung còn đắt so với sức mua của sinh viên và cán bộ nghiên cứu giảng dạy có thu nhập trung bình.
Một hạn chế khác là sách giáo khoa, giáo trình lý luận được xuất bản trong thời gian qua còn yếu về tính sư phạm. Đặc biệt, việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường lý luận, chính trị, các trường đại học hiện nay đang là đòi hỏi bức xúc. Sách giáo khoa, giáo trình phải đáp ứng yêu cầu việc đổi mới đó nên tính sư phạm của sách càng phải được chú trọng. Nhiều cuốn sách giáo khoa lý luận chính trị chỉ chú trọng phần trình bày tri thức lý luận theo lôgic chặt chẽ, súc tích, thiếu hoặc rất ít trình bày các ví dụ, các dẫn chứng thực tiễn, làm cho sách khô khan, khó hiểu, thiếu sức thuyết phục, rơi vào tình trạng giáo huấn một cách khô khan, kém hiệu quả. Nhiều cuốn sách giáo trình thiếu phần hướng dẫn phương pháp tự nghiên cứu, tự tích luỹ, không có phần trình bày câu hỏi gợi ý nghiên cứu, ôn tập, thiếu các bài tập thực hành, hướng dẫn thực hành để hình thành kỹ năng nghiên cứu và vận dụng lý luận vào hoạt động thực tế, kích thích tính chủ động, sáng tạo của người học.
Việc phát hành sách giáo khoa lý luận, chính trị trong cơ chế thị trường cũng còn nhiều bất cập. Sách thường được phát hành theo hệ thống nội bộ của các trường đại học, hệ thống trường Đảng theo hình thức liên kết xuất bản. Số lượng sách giáo khoa lý luận, chính trị được bán tại quầy các siêu thị sách, trung tâm, cửa hàng đại lý không đầy đủ, thiếu đồng bộ. Nhiều cuốn giáo trình chuyên ngành, chất lượng tốt vắng mặt trong các hiệu sách, sinh viên các trường khác, người muốn tự học rất khó mua được giáo trình chuyên sâu có chất lượng bảo đảm. Do vậy, có tình trạng sách giáo khoa, giáo trình vừa thừa, vừa thiếu, người cần học thì hoặc không tìm ra hoặc ít tiền, người làm ra sách phải tự phát hành, nên không thể đáp ứng nhu cầu rộng rãi của bạn đọc, giáo trình phải chất vào kho để bán dần cho từng khoá học.
Hiện nay, tất cả các trường đại học, thuộc các nhóm ngành khác nhau, đều bắt buộc phải học các môn lý luận, chính trị ở phần giáo dục đại cương và phải thi tốt nghiệp môn lý luận, chính trị. Song, chúng ta chưa biên soạn và xuất bản được các bộ giáo trình lý luận, chính trị riêng cho các nhóm ngành đào tạo khác nhau. Giáo trình của nhóm ngành khoa học tự nhiên, cũng giống giáo trình của nhóm ngành ngoại ngữ, nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn... Giáo trình triết học dành cho chương trình cử nhân cũng chẳng khác bao nhiêu giáo trình cho cao học... Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập các môn lý luận, chính trị, hạn chế hiệu quả vận dụng thực tiễn của người học.
Trên đây là khái quát một số thành tựu và hạn chế của công tác xuất bản sách giáo khoa lý luận chính trị trong thời gian vừa qua. Từ thực trạng trên cần phải nghiên cứu và tìm những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất bản sách giáo khoa lý luận chính trị, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận