Tổ chức sản xuất tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Việt Nam hiện nay - Một số đề xuất cho các cơ quan báo chí đặc thù
Đặc điểm của tác phẩm E-Magazin
Tác phẩm E-Magazine là tác phẩm báo chí được đăng tải trên báo điện tử, có nội dung chuyên sâu và hình thức thể hiện theo phong cách tạp chí. Tác phẩm E-Magazine có một số đặc điểm nổi bật.
Thứ nhất, nội dung tác phẩm E-Magazine mang tính chuyên sâu với dung lượng thông thường trên 2000 từ. Bên cạnh đó, nội dung cũng có tính chuyên biệt cao khi các cơ quan báo chí đặc thù phát triển đề tài liên quan trực tiếp đến cơ quan chủ quản, như các chương trình, hoạt động hay nhân vật đặc biệt.
Thứ hai, tác phẩm E-Magazine có tính thẩm mỹ cao cùng các hiệu ứng. Ảnh bìa, các đầu đề xen, trích dẫn,... đều được thiết kế đẹp mắt, sáng tạo với phông chữ, màu sắc đa dạng. Tác phẩm E-Magazine cũng được bố trí toàn màn hình hiển thị, ở cả điện thoại và máy tính, với các hình ảnh lớn, có độ sắc nét cao, nhằm tăng tính thẩm mỹ cho tác phẩm. Đồng thời, tác phẩm E-Magazine còn chèn thêm các hiệu ứng, nhằm hỗ trợ thể hiện các yếu tố đa phương tiện và tăng trải nghiệm cho độc giả.
Thứ ba, tác phẩm E-Magazine bao gồm các yếu tố đa phương tiện, như hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, video, audio,... Các yếu tố đa phương tiện ấy góp phần tăng tính chuyên sâu và thẩm mỹ cho tác phẩm, bởi các giá trị thông tin mà chúng đem lại, cũng như sự kết hợp trong việc trình bày, thể hiện theo phong cách tạp chí.
Với những đặc điểm ấy, tác phẩm E-Magazine có thể thu hút công chúng báo chí, nâng cao vị thế của cơ quan báo chí, đồng thời là công cụ để thu thập dữ liệu về công chúng, phục vụ cho việc đáp ứng đúng, tốt các nhu cầu của độc giả báo chí trong nước và quốc tế.
Quy trình tổ chức sản xuất trên có thể thay đổi linh hoạt một số bước để phù hợp với quy mô, bộ máy tổ chức của từng cơ quan báo chí, đặc biệt với các cơ quan báo chí đặc thù hay có sản xuất báo in, tạp chí in song song với vận hành báo điện tử. Một số tòa soạn chia nhân sự theo từng khối chức năng, như nội dung, đồ họa,... Trong khi đó, một số khác lại phân tách đội ngũ nhân lực phụ trách báo điện tử thành ban điện tử riêng. Do đó, cụ thể ở khâu duyệt đề tài, tác phẩm cho phóng viên trước khi đăng tải, mỗi cơ quan báo chí lại có các nhân sự với chức danh khác nhau chịu trách nhiệm với công tác này.
Ví dụ, Thời báo VTV thuộc Đài Truyền hình Việt Nam chia nhân sự thành các khối chức năng, nên ban biên tập cùng thư ký tòa soạn chịu trách nhiệm duyệt đề tài và trưởng từng chuyên mục là người thông qua tác phẩm E-Magazine trước khi đăng tải trên báo điện tử VTV. Còn ở Báo điện tử Công an nhân dân, đề tài và tác phẩm E-Magazine đều do lãnh đạo ban điện tử và ban biên tập của Báo Công an nhân dân chịu trách nhiệm xem duyệt cho phóng viên, biên tập viên ban điện tử. Báo Hànộimới lại kết hợp cả hai hình thức khi phân phóng viên vào các ban chuyên môn, còn ban điện tử chỉ bao gồm biên tập viên thiết kế, kỹ thuật của báo điện tử. Vì vậy, đề tài và nội dung của tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Hànộimới do lãnh đạo ban chuyên môn duyệt, như lãnh đạo ban nội chính, văn hóa, kinh tế...
Nội dung và hình thức của tác phẩm E-Magazine thể hiện đặc trưng của cơ quan báo chí
Bên cạnh các đặc điểm chung, tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử cũng thể hiện được những đặc trưng của cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản, ở cả nội dung và hình thức. Điều này giúp độc giả dễ dàng nhận diện tác phẩm E-Magazine thuộc từng tòa soạn khác nhau. Từ đó, các tờ báo có thể gây dựng được thương hiệu, màu sắc riêng với công chúng báo chí, cũng như thực hiện đúng vai trò là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản.
Về nội dung, các báo điện tử chú trọng, ưu tiên sản xuất tác phẩm E-Magazine có nội dung chuyên biệt liên quan mật thiết đến cơ quan chủ quản. Khảo sát các tác phẩm E-Magazine đăng tải trên Báo điện tử VTV, Báo điện tử Công an Nhân dân và báo điện tử Hànộimới từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024, Báo điện tử VTV đăng tải 45 tác phẩm trong đó 22 tác phẩm có nội dung về các chương trình, phim truyện truyền hình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Báo điện tử Công an Nhân dân khiêm tốn hơn với 4/23 tác phẩm về hoạt động huấn luyện hay tấm gương Công an Nhân dân tiêu biểu. Báo điện tử Hànộimới lại có đến 15/28 tác phẩm về các chủ trương của Đảng ủy thành phố Hà Nội và hoạt động của Thủ đô.
Ngoài nội dung chuyên biệt, các báo điện tử còn đăng tải nhiều tác phẩm E-Magazine thuộc các lĩnh vực liên quan đến đặc thù của cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Như Báo điện tử VTV đăng tải tới 30/45 tác phẩm E-Magazine về văn hóa – giải trí trong thời gian khảo sát. Báo điện tử Công an nhân dân chủ yếu đăng tải các tác phẩm về đối ngoại, chính trị, xã hội, trong đó có 9/23 tác phẩm về đối ngoại. Tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Hànộimới lại chủ yếu về chính trị, văn hóa, xã hội, với 10 tác phẩm về xã hội, 9 tác phẩm về văn hóa và 8 tác phẩm về chính trị trong tổng số 28 tác phẩm đã đăng tải.

Về hình thức, phong cách thiết kế của các tác phẩm E-Magazine cũng góp phần thể hiện các đặc trưng riêng của cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản. Nhân sự thiết kế luôn tận dụng các chất liệu, tính chất của mỗi tòa soạn và cơ quan tòa soạn trực thuộc để định hình phong cách thiết kế cho tác phẩm E-Magazine, nhất là các tác phẩm có nội dung chuyên biệt. Như Báo điện tử VTV, với các tác phẩm về chương trình truyền hình, nhân sự thiết kế của Thời báo VTV sử dụng chính các phông chữ và hình ảnh chủ đạo của chương trình ấy để thiết kế tác phẩm E-Magazine.

Với Báo điện tử Công an nhân dân - Báo Công an Nhân dân trực thuộc Bộ Công an và báo điện tử Hànộimới – báo Hànộimới trực thuộc Đảng ủy thành phố Hà Nội, phong cách thiết kế tác phẩm E-Magazine của hai cơ quan báo chí này có phần đơn giản, chủ yếu là các màu sắc trơn, phông chữ có nét to, cứng cáp và ít sử dụng các phông chữ viết tay cách điệu. Ngoài ra, thiết kế một số tác phẩm E-Magazine có nội dung chuyên biệt về thành phố Hà Nội của báo điện tử Hànộimới có sử dụng biểu tượng của Thủ đô Hà Nội – Khuê Văn Các.

Một số đề xuất cho các cơ quan báo chí đặc thù
Thực tế tổ chức sản xuất tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử có thể trở thành tiền đề hữu ích cho các cơ quan báo chí có tính chất đặc thù thực hiện đầu tư thay đổi với báo chí sáng tạo, trong đó có E-Magazine. Cụ thể, các cơ quan báo chí có thể xem xét một số gợi mở và đề xuất sau:
Thứ nhất, cơ quan báo chí cần thống nhất chủ trương, kế hoạch về sản xuất tác phẩm E-Magazine. Tòa soạn nên xây dựng kế hoạch về E-Magazine một cách chi tiết trong kế hoạch chung về phát triển các hình thức mới của báo chí. Kế hoạch ấy có thể bao gồm số lượng tác phẩm E-Magazine dự kiến đăng tải trong một năm, một số sự kiện nổi bật cần được chú trọng phát triển thành đề tài của tác phẩm... Tuy nhiên, kế hoạch hay chủ trương này phải được xem xét cùng các kế hoạch sản xuất tin bài khác, tránh gây chồng chéo cho phóng viên, biên tập viên.
Thứ hai, bên cạnh việc chú trọng đầu tư các nội dung chuyên biệt về cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí trong tác phẩm E-Magazine, các tòa soạn cũng cần triển khai nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực khác. Đây cũng chính là cách để các cơ quan báo chí đặc thù vừa đảm bảo tính chất đặc trưng được thể hiện trong tác phẩm E-Magazine, vừa tiếp cận rộng rãi công chúng báo chí bên cạnh độc giả trung thành.
Thứ ba, cơ quan báo chí cần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực. Phóng viên, biên tập viên ngoài việc đầu tư về nội dung, đề tài, cách viết,... còn cần biết thiết kế cơ bản, sử dụng các thiết bị để tác nghiệp. Tương tự, nhân sự thiết kế, kỹ thuật cũng cần nắm bắt các kiến thức về báo chí nhằm phục vụ công việc một cách tốt nhất. Các tòa soạn có thể liên kết với một số cơ sở đào tạo báo chí tổ chức các lớp bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên, nhân sự thiết kế, kỹ thuật, hoặc cử họ đi bồi dưỡng theo hình thức trực tiếp, trực tuyến.
Thứ tư, cơ quan báo chí đặc thù cần nâng cao hệ thống công nghệ, kỹ thuật. Các cơ quan báo chí có tính chất đặc thù, nhất là các cơ quan đã sản xuất báo in lâu năm sau đó mới chuyển sang phát triển phiên bản điện tử, cần nâng cao chất lượng hệ thống quản trị nội dung (CMS) của mình. CMS phải đảm bảo có dung lượng lớn, khả năng đăng tải được các yếu tố đa phương tiện khác nhau và thiết lập dàn trang đặc biệt cho tác phẩm báo chí có hình thức thể hiện mới như tác phẩm E-Magazine.
E-Magazine là một trong những hình thức sáng tạo mới mà các cơ quan báo chí đặc thù có thể cân nhắc đầu tư thực hiện trong những bước đầu ứng dụng báo chí sáng tạo. Với dung lượng lớn để truyền tải đầy đủ thông tin, nội dung chuyên biệt, hình thức đẹp mắt thu hút độc giả, cùng các yếu tố đa phương tiện, hiệu ứng để cơ quan báo chí áp dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, tác phẩm E-Magazine chắc chắn sẽ mở ra tương lai, diện mạo mới cho các cơ quan báo chí đặc thù do trực thuộc cơ quan chủ quản có nhiều tính chất đặc trưng.
____________________________________________________
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Lương Thị Phương Diệp (2021), “Ứng dụng báo chí sáng tạo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Người làm báo tháng 5-2021, 56-58.
2. Trần Vũ Thị Giang Lam (2020), “Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp tập 9 (số 6), 114-120.
3. ThS. Phạm Thị Mai Liên, Cao Bảo Thoa (2023), “Tác phẩm E-magazine trên báo mạng điện tử hiện nay”, Tạp chí điện tử Người Làm Báo.
4. PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo, ngày 19/05/2024
Bài liên quan
- Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Xem nhiều
-
1
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
-
4
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
5
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
-
6
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 67: THANH NIÊN CHUNG TAY GIỮ VỮNG NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI"
Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam hôm nay mang trong mình sứ mệnh quan trọng là lực lượng nòng cốt, không ngừng nỗ lực học tập, lao động và sáng tạo, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vững mạnh trong thời đại mới. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 67 với chủ đề “Thanh niên chung tay giữ vững ngọn cờ tư tưởng của Đảng trong thời đại mới” để cùng khám phá những câu chuyện truyền cảm hứng từ thế hệ trẻ, những người đang ngày đêm nỗ lực giữ vững ngọn cờ tư tưởng của Đảng, lan tỏa tình yêu quê hương đất nước trong thời đại mới.
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng mạch đập phát triển sôi động của thời đại. Ngày nay, loại hình báo in dần lui về phía sau để nhường lại “không gian tương tác” cho loại hình báo mạng điện tử bởi những thế mạnh mà báo in truyền thống không có...Với thế mạnh nổi trội của mình, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin “nhanh, hot, cập nhật không ngừng”, mà còn hứa hẹn là một cánh đồng rộng lớn cho mục tiêu gia tăng giá trị về mặt kinh tế. Việc phát triển các nguồn thu bền vững có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Bình luận