Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lần thứ III-năm 2023
Tham dự có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi.
Cùng dự có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023 do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm nay có ý nghĩa rất quan trọng, là điểm nhấn nổi bật trong dịp sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các tỉnh ủy/thành ủy/đảng ủy trực thuộc Trung ương, vai trò quan trọng của Ban Chỉ đạo 35, Ban Tuyên giáo các cấp. Nhiều đơn vị, địa phương đã phát động Cuộc thi sâu rộng, xuống đến cơ sở, với cách thức triển khai sáng tạo, hiệu quả; một số đơn vị/địa phương tổ chức Cuộc thi ở cấp mình cấp mình (như Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Trị, Tp. Cần Thơ…).
Sau hơn 9 tháng phát động, Cuộc thi đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến hết ngày 31/7/2023, toàn quốc đã thu nhận được 301.365 tác phẩm dự thi ở cả 5 loại hình là Tạp chí, Báo, Phát thanh, Truyền hình và video clip, gấp gần 3 lần so với năm 2022. Các đơn vị/địa phương sau khi thu nhận các tác phẩm dự thi đã tiến hành sàng lọc, đánh giá nhiều vòng, nhiều cấp, chọn lựa các tác phẩm có chất lượng tốt nhất để gửi dự thi cấp Trung ương.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, cùng sức lan tỏa mạnh mẽ, Cuộc thi có chất lượng chuyên môn rất cao, với nhiều tác phẩm dự thi chất lượng tốt, nhiều tác phẩm thể hiện sâu sắc tính Đảng, tính chiến đấu, theo phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”. Nhiều tác phẩm dự thi làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ, lan tỏa các Nghị quyết quan trọng của Trung ương khóa XIII, cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều tác phẩm bám sát thực tiễn, nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, phản động nổi lên thời gian qua.
Điểm nhấn đáng lưu ý năm nay là các tác phẩm đề cập đến trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong xây dựng Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, như vấn đề “tự soi”, “tự sửa”, “nêu gương”, “sợ trách nhiệm”… Điều đó cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, đồng thời khẳng định công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước hết phải xuất phát từ chính đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi khẳng định, việc tổ chức và thực hiện có kết quả cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những minh chứng cụ thể, sinh động cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị một cách sáng tạo, thiết thực và rất có ý nghĩa.
Từ thực tế cuộc thi, có thể thấy nền tảng tư tưởng của Đảng không phải là những vấn đề lý luận khô khan, cao siêu, trừu tượng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân; bảo vệ cái đúng, tiến bộ; phê phán cái sai, tiêu cực, đã và đang trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, gắn bó với công việc của các cơ quan, đơn vị và cuộc sống hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, thời gian tới công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung và việc tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng cần tập trung vào một số nội dung. Trước hết, cần tiếp tục chú trọng việc kiên định bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam; nhận diện và kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.
Cùng với đó, tiếp tục khuyến khích việc tổng kết, lan tỏa mô hình hay, cách làm tốt, kinh nghiệm tốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Cần chú trọng hơn nữa việc gắn kết giữa xây và chống, giữa bảo vệ và bổ sung, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng, gắn kết việc nhận diện, phê phán, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; tiếp tục huy động sự tham gia tích cực của không chỉ những người làm công tác tư tưởng, lý luận và làm báo chuyên nghiệp mà cần tập hợp rộng rãi sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, bạn bè khắp năm châu, của các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình, công lý, lẽ phải trên thế giới.
Phát biểu tổng kết Cuộc thi năm 2023 và phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba năm 2023 đã thành công rất tốt đẹp. Cuộc thi đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị, toàn xã hội và cả nước ngoài. Thành công của cuộc thi năm nay cùng với 2 năm trước đó, năm 2021, 2022, là minh chứng sinh động khẳng định Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị đã thực sự đi vào cuộc sống, được triển khai bài bản, đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo và có sức lan tỏa ngày càng sâu rộng.
Để Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư đạt kết quả tốt hơn nữa, phát huy những thành công đã đạt được, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, cách làm hay, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, cần không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, trong đó công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần được quan tâm hơn hơn nữa để vừa kiên định, kiên trì bảo vệ, khẳng định, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; vừa kiên quyết, kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động cơ hội chính trị. Với nghĩa đó, thay mặt Ban Chỉ đạo cuộc thi, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã phát động cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024.
Tại lễ trao giải, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức cuộc thi đã trao các giải: A, B, C, Khuyến khích và Triển vọng.
Cụ thể, có 10 giải A, với các tác phẩm: “Cán bộ sợ trách nhiệm - “căn bệnh” cần chữa trị ngay” của tác giả Trần Nam Cường (Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam); “Những giá trị của quyển sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” đối với công tác phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” của tác giả Trương Thế Nguyễn (Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh); “Phê phán quan điểm: “Thanh Đảng là thanh trừng, đấu đá nội bộ” của nhóm tác giả Vũ Xuân Trường; Lê Tuấn Anh; Vũ Thành Huyến (Trường Sỹ quan chính trị, Bộ Quốc phòng); tác phẩm 3 kỳ: "Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” của tác giả: Nguyễn Hải Đăng (Báo Nhân dân); tác phẩm “Từ công thần đến suy thoái - Chỉ một gạch nối” của nhóm tác giả Linh Tâm - Đào Thị Lanh (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước).
Tác phẩm 2 kỳ: "Cảnh giác trước những biến tấu của hội, nhóm “yêu đồ lính” của tác giả Đoàn Đức Phương; Nguyễn Đình Xuân (Công an tỉnh Thái Nguyên); “Tạo sức đề kháng cho giới trẻ” của nhóm tác giả Nguyễn Kim Tôn, Vũ Ngân Giang, Trần Hải Anh, Trần Văn Doanh, Trần Văn Toản, Đinh Thái Bảo, Trương Thanh Phong, Nguyễn Thị Thúy (Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội); “Chủ động nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch” của nhóm tác giả Đăng Khang, Kinh Bang, Tiến Mạnh, Đức Trọng, Kim Quang, Nam Hà (Truyền hình Công an Nhân dân, Bộ Công an); tác phẩm 2 kỳ: “Phản bác luận điệu xuyên tạc tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền (Ban Thời sự - Đài Tiếng nói Việt Nam); “Giới trẻ góp phần thanh lọc mạng xã hội” của tác giả Đinh Thị Thu Hằng, Bùi Thu Minh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức trao 20 giải B, 32 giải C, 60 giải Khuyến khích, và 20 giải Triển vọng.
Ban Tổ chức cũng trao Giải Tập thể có thành tích xuất sắc cho 15 đơn vị. Cùng với đó, Ban Tổ chức vinh danh 2 tác giả cao tuổi là cụ Nguyễn Đình Yên, sinh năm 1922 đến từ Hải Phòng và cụ Nguyễn Đình Hậu, sinh năm 1928 đến từ Hà Nội; 2 nhóm tác giả trẻ tuổi tiêu biểu là các em Phạm Phương Thùy, Phạm Huỳnh My, học sinh Trường Trung học Phổ thông Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau; em Trần Thị Diệu Linh (đại diện nhóm tác giả), học sinh Trường Trung học Phổ thông Việt Nam - Ba Lan, quận Hoàng Mai, Hà Nội./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
- Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
- Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì buổi lễ. Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực II, III, IV.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chiều 19/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm, chúc mừng và tặng quà một số nhà báo lão thành tại Thủ đô Hà Nội.
Bình luận