Trưởng thành từ gian khó!
Chương trình truyền hình đầu tiên
Tháng 5/1990, Phòng Quản lý truyền hình thuộc Đài PT&TH Bắc Thái được thành lập (đồng chí Nông Văn Đông là Trưởng phòng); trước đó, từ năm 1989 đến tháng 5/1990, đồng chí Nông Văn Đông và đồng chí Tạ Đình Kiệm dùng chiếc Camera JVC Movie băng nhỏ quay các tin tức, hội nghị, tư liệu... đây là những hoạt động cho sự ra đời của chương trình truyền hình đầu tiên sau đó.
Thời điểm này, Phòng truyền hình vừa làm, vừa học, vừa tìm nhân lực. Tháng 6/1990, tôi (phóng viên, biên tập viên của Đài Truyền thanh huyện Võ Nhai) và đồng chí Tạ Đình Kiệm chính thức chuyển công tác về Phòng Truyền hình, Đài Phát thanh Bắc Thái, lúc này chính thức Đài có tên gọi là Đài PT&TH Bắc Thái.
Phòng quản lý truyền hình được tổ chức lại có 3 biên chế chính thức: Nông Văn Đông - Trưởng phòng; Tạ Đình Kiệm - Phóng viên, quay phim; Nguyễn Bảo Lâm - Phóng viên, Biên tập viên cùng một số kỹ thuật viên mới ra trường đang thử việc là: Dương Văn Thế, Bùi Thị Giang, Nguyễn Thị Yến Thu.
Từ tháng 6/1990 - 8/1992, Phòng Truyền hình chủ yếu hàng tuần làm các tin cộng tác với chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam; số lượng thông tin cung cấp cho chương trình thời sự VTV khá đều đặn, trung bình 4 - 6 tin/tháng. Một số tin thời sự được đánh giá cao khi đó là tin lũ lụt gây sạt lở quốc lộ 3 tại Km 49 Thái Nguyên - Bắc Cạn vào tháng 7/1990; Hành trình về Bản Tèn của người H.mông vào tháng 9/1990; tuyên truyền về chương trình định canh, định cư năm 1991... các sự kiện: Kỳ họp HĐND tỉnh, Khai giảng năm học mới, các tin về kinh tế, xã hội... được gửi về đều đặn Ban Thời sự VTV.
Đài Bắc Thái khi đó được Đài Truyền hình Việt Nam đánh giá cao về mức độ cộng tác. Thời gian cộng tác với Đài Truyền hình Việt Nam là thời gian giúp Phòng Truyền hình học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách thức làm chương trình truyền hình từ khâu tổ chức sản xuất, hình thức thể hiện văn bản, cách thức xây dựng kịch bản, chương trình, cách dẫn chương trình, dựng tin tức, bản tin, cách làm gạt tin, lồng tiếng, ghi hình... đã được học, tiếp cận từ Đài Truyền hình Việt Nam (hình thức văn bản kịch bản trên giấy ngang chính là được học tập, đưa về Đài tỉnh từ năm 1990 cho đến nay). Phòng cũng đã thử nghiệm làm một số chương trình truyền hình vào dịp Xuân phát trên truyền hình thị xã Bắc Kạn.
Được chuẩn bị chu đáo về con người, trang thiết bị ban đầu, cách thức tổ chức sản xuất, qua một thời gian nỗ lực chuẩn bị với sự giúp sức của ban biên tập cùng các phóng viên trong đài, tối 2/9/1992, chương trình thời sự truyền hình đầu tiên của Đài PT&TH Bắc Thái với thời lượng hơn 30 phút đã được lên sóng trên kênh 7, máy phát hình 100W của Đài. Đạo diễn chương trình là anh Nông Văn Đông, Phát thanh viên dẫn chương trình là chị Nguyễn Thị Thu Hằng (Lệ Hằng), Phóng viên, Biên tập, tổ chức chương trình là Nguyễn Bảo Lâm, Quay phim là anh Tạ Đình Kiệm cùng các kỹ thuật viên Dương Thế, Lệ Giang....
Hình hiệu chương trình được đồ họa đơn giản là cột phát sóng với dòng chữ chương trình truyền hình thử nghiệm của Đài PT&TH Bắc Thái, nhạc hiệu là “Du kích ca”, là nhạc hiệu của Đài từ thời kỳ đầu. Việc sản xuất chương trình khi đó rất thủ công, bằng việc đấu nối 2 đầu video VHS JVC với nhau để dựng tin, hết tin thì dựng hình cắt chuyển tin từ một băng hình cắt, màu nền được in từ Đài Truyền hình Việt Nam.
Dựng xong rất muộn nên đến giờ phát sóng (hết chương trình thời sự VTV) vẫn chưa ghép xong phần chào hết của phát thanh viên. Anh Đông vẫn quyết định cho phát băng chương trình, còn lời chào hết sẽ đọc trực tiếp khi hết chương trình. Dù khá run, nhưng phát thanh viên Lệ Hằng vẫn đọc suôn sẻ lời chào hết. Có một trục trặc nhỏ về kỹ thuật do nút bấm dai, không nhả, khiến kỹ thuật viên Lệ Giang phát khóc khi bị đạo diễn nhắc nhở.
Chương trình thử nghiệm đầu tiên được phát trong phòng phát hình tại tầng 2 khu phát hình Phủ Liễn, tham gia chứng kiến có đồng chí Đàm Đình Độ, Giám đốc Đài cùng các đồng chí lãnh đạo Đài và những người thực hiện chương trình. Buổi phát hình đầu tiên chính là ấn tượng khó phai với những người đã dành công sức, tâm huyết cho buổi đầu còn non trẻ của truyền hình Bắc Thái - Thái Nguyên.
Chuẩn bị chia tách
Theo Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Bắc Thái được chia tách thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, từ tháng 1/1997. Đài PT&TH Bắc Thái đã tăng cường công tác tuyên truyền các hoạt động, sự kiện vào thời điểm tháng 12/1996 và tháng 1/1997, chia tách, tái lập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Khi đó, Phòng Truyền hình của Đài PT&TH Bắc Thái được giao nhiệm vụ xây dựng hình hiệu của Đài Thái Nguyên và Đài Bắc Kạn.
Tôi và anh Tạ Đình Kiệm được phân công xây dựng ý tưởng, sau đó đề nghị Trung tâm kỹ thuật Đài Truyền hình Việt Nam giúp dựng đồ họa chuyển động hai hình hiệu. Nhạc hiệu của Truyền hình Thái Nguyên được Ban Biên tập quyết định tiếp tục lấy nhạc bài “Du kích ca” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã được sử dụng làm nhạc hiệu của Đài Bắc Thái từ năm 1977.
Nhạc hiệu của Truyền hình Bắc Kạn, tôi đã thảo luận, thống nhất với anh Ma Đình Việt (sau này là Giám đốc Đài PT&TH Bắc Kạn) và báo cáo đồng chí Trưởng phòng truyền hình Nông Quang Đông và lãnh đạo Đài lấy nhạc bài hát “Chiến thắng Phủ Thông” của nhạc sỹ Đinh Ngọc Liên. Tôi còn nhớ hình hiệu của hai Đài làm giống nhau khi đó được đồ họa kỹ thuật số trên nền sáng có biểu tượng Anten Parabol và tháp truyền hình tỏa sóng xuất hiện dòng chữ “Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên (hoặc) Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn” tiếp đó là dòng chữ “Chương trình truyền hình”.
Khi dựng hoàn chỉnh hai hình hiệu, chúng tôi về báo cáo lãnh đạo tỉnh, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Ngô Hai, Bí thư Tỉnh ủy đồng chí Hà Văn Phụng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (sau là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn từ tháng 1/1997) và lãnh đạo Đài PT&TH Bắc Thái nghiệm thu. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh và lãnh đạo Đài đã đánh giá hình hiệu của hai đài bảo đảm được tính hiện đại, kết hợp âm nhạc có tính kế thừa và mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với hai tỉnh.
Tuy nhiên, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã phát hiện ra ngay, hình hiệu của Bắc Kạn phải sửa lại vì lúc đó tên tỉnh là “Bắc Kạn” được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thay tên cũ trước khi hợp nhất là “Bắc Cạn”; mặc dù trước đó tôi đã phải trực tiếp tìm các tài liệu lưu trữ những văn bản trước khi sáp nhập hai tỉnh để làm nội dung hình hiệu. Tôi lại thêm một lần trực tiếp mang hình hiệu của Đài Truyền hình Bắc Kạn về Hà Nội cùng Trung tâm mỹ thuật Đài Truyền hình Việt Nam sửa lại để về kịp phục vụ sản xuất chương trình đầu tiên của Đài Truyền hình Bắc Kạn
Cùng với đó, việc đầu tư, tu sửa, hoàn chỉnh bước đầu cơ sở vật chất của Đài Bắc Kạn trên cơ sở Trạm phát truyền hình thị xã Bắc Kạn đã được Đài PT&TH Bắc Thái thực hiện nỗ lực vào cuối năm 1996. Đội ngũ những người làm phát thanh, truyền hình Bắc Thái được chia tách để làm sự nghiệp phát thanh, truyền hình của hai tỉnh; trong đó số ở lại Thái Nguyên trên 50 người, số về Bắc Kạn có trên 20 người.
Chương trình truyền hình tối 31/12/1996 phát lần cuối hình hiệu chương trình truyền hình Bắc Thái cùng lời dẫn việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử 31 năm của tỉnh Bắc Thái và nói về một thời kỳ mới của phát thanh, truyền hình Thái Nguyên, Bắc Kạn; cuối chương trình phát thanh viên đã giới thiệu, phát Hình hiệu mới của Đài PT&TH Thái Nguyên. Chương trình truyền hình tối 1/1/1997, đã phát hình hiệu mới và lời dẫn bước sang một thời kỳ mới của vùng đất có tên gọi Thái Nguyên trong lịch sử.
Sáng 1/1/1997, lễ mít tinh tái lập tỉnh Bắc Kạn vào ngày 1/1/1997 được truyền hình trực tiếp với sự giúp đỡ về nhân lực và kỹ thuật của Đài PT&TH Thái Nguyên. Cũng từ ngày 1/1/1997, hình hiệu của Đài PT&TH Bắc Kạn trên nền nhạc ca khúc “Chiến thắng Phủ Thông” đã được sử dụng trong suốt một thời gian dài. Còn hình hiệu của Đài PT&TH Thái Nguyên trên nền nhạc bài “Du kích ca” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận tiếp tục được sử dụng về sau này.
Hôm nay, khi viết lại những dòng này với một kỷ niệm nhỏ góp sức vào buổi đầu gian khó của Đài PT&TH Thái Nguyên và Đài PT&TH Bắc Kạn mà tôi vẫn thấy như mới xảy ra hôm qua, mặc dù thời gian đủ để một con người trưởng thành. Nhớ lắm những tháng ngày cùng chung một mái nhà chung Bắc Thái, để hôm nay hai người “anh em” Đài Truyền hình Thái Nguyên, Đài Truyền hình Bắc Kạn đã ngày một lớn mạnh với các chương trình được phủ sóng qua vệ tinh như hình ảnh biểu tượng Anten Parabol trong hình hiệu ban đầu.
Nhà báo Nguyễn Bảo Lâm
Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: http://nguoilambao.vn/truong-thanh-tu-gian-kho-n15557.html
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại, tấm gương sáng ngời để chúng ta thường xuyên học tập và noi theo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ truyền thông, báo mạng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, báo chí truyền thống đứng trước cơ hội và thách lớn. Báo chí nước ta là vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Đảng, đáp ứng yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận