Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) được thể hiện rõ trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Người. Đó là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; sức mạnh của khối đại đoàn kết và sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
1. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh BVTQ là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, vì kẻ thù chống chúng ta về mọi mặt, nên chúng ta cũng phải dùng sức mạnh toàn diện để chống lại chúng. Hồ Chí Minh khẳng định: "... chiến tranh ngày càng phức tạp và hết sức khó khăn. Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được"(1). Do đó, xem xét sức mạnh BVTQ trên mọi phương diện, không chỉ xem xét sức mạnh về vật chất, về vũ khí trang bị..., mà còn về tinh thần, lực lượng của quần chúng nhân dân. Nếu chỉ dựa vào vũ khí, trang bị, mặc dù vũ khí, trang bị đó có tối tân, hiện đại đến đâu cũng khó có thể giành được thắng lợi, khó có thể bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Hồ Chí Minh khẳng định: "Tuy có những vũ khí tối tân, nhưng chỉ dựa vào vũ khí và binh lực thì không thể thắng nổi địch"(2). Thực tiễn đã chứng minh rằng, lúc bắt đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược quân đội ta là một quân đội còn non trẻ. Mặc dù, tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng còn thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt... Trong khi đó, đội quân xâm lược của địch là một quân đội nổi tiếng thế giới. Chúng có hải quân, lục quân, không quân lại được đế quốc Anh, Mỹ giúp, nhất là Mỹ viện trợ. Lực lượng ta và địch so le nhiều như thế, cho nên lúc đó bọn phản động cho rằng: cuộc kháng chiến của ta là "châu chấu đá voi". Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn về hiện trạng, chỉ nhìn bằng con mắt thiển cận mà xem xét thì như thế thật. Vì lúc đó địch đã có máy bay và đại bác, xe tăng... mà ta chỉ có súng kíp, mã tấu, dao kiếm và gậy tầm vông... Nhưng Đảng ta không chỉ nhìn vào hiện tại mà đã thấy tương lai, tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Hồ Chí Minh yêu cầu: "... chúng ta phải tập trung hết thẩy nhân lực, vật lực, tài lực vào công cuộc kháng chiến thì thực lực kháng chiến của ta mới được đầy đủ, mạnh mẽ để đạt tới thắng lợi cuối cùng"(3). Bác đã quả quyết: "Nay tuy châu chấu đá voi/ Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra".
Như vậy, sức mạnh BVTQ theo Hồ Chí Minh phải là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sức mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự... Đó là vấn đề rất quan trọng trong xem xét tương quan, so sánh lực lượng, trong xây dựng sức mạnh BVTQ. Có phương pháp xem xét, đánh giá đúng sẽ có hành động đúng, tạo nên sức mạnh giành chiến thắng.
2. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của khối đại đoàn kết
Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của đoàn kết. Đó là nguyên nhân của mọi thành công nói chung, của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN nói riêng. Lời kêu gọi nhân kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 19.12.1954, khi mà nhân dân ta mới giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Chúng ta đã đoàn kết, đấu tranh, cảnh giác và tin tưởng, cho nên chúng ta đã thắng lợi trong kháng chiến. Thì nay chúng ta phải đoàn kết rộng rãi cả nước và đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn cùng nhân dân yêu chuộng hoà bình toàn thế giới... Như vậy, chúng ta nhất định thắng lợi trong công cuộc củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta"(4).
Phương châm của đoàn kết theo Hồ Chí Minh là phải "lâu dài", là "một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị". Mục đích của đoàn kết "để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc", và "để xây dựng nước nhà". Hồ Chí Minh giải thích: "Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác". Người coi: "Đó là nền gốc của đại đoàn kết" và khẳng định cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bởi vậy, bất kỳ ai mà "thật thà" tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, thì dù những người đó trước đây có "chống" chúng ta, bây giờ họ hiểu ra, chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ. Cho nên, ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ. Theo Hồ Chí Minh khi đã đoàn kết rồi thì phải thường xuyên củng cố tình đoàn kết ấy. Theo Người: "Nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi". Trong chính sách đoàn kết của Hồ Chí Minh đề phòng hai khuynh hướng sai lầm: cô độc hẹp hòi và đoàn kết một chiều vô nguyên tắc. Từ đó, Người dạy: "Phải lấy công tác mà củng cố đoàn kết. Phải lấy đoàn kết mà đẩy mạnh công tác"(5).
Không những đoàn kết nhân dân mà còn đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp BVTQ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Chú trọng giúp đỡ đồng bào vùng cao và làm tốt công tác an ninh trật tự, củng cố quốc phòng"(6).
Không chỉ đoàn kết rộng rãi giữa các tầng lớp nhân dân, dân tộc, nâng cao chí khí đấu tranh và tinh thần cảnh giác cách mạng mà còn "tin tưởng hơn nữa vào lực lượng mạnh mẽ và tiền đồ vẻ vang của dân tộc ta". Nghĩa là phải có niềm lạc quan cách mạng mới tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp BVTQ XHCN.
Hồ Chí Minh không những chỉ ra phương châm, mục đích của đoàn kết mà còn chỉ ra phương pháp đoàn kết là chống tả khuynh và hữu khuynh; yêu cầu của đoàn kết là phải rộng rãi, đoàn kết trong nước và đoàn kết cả những người có quá khứ lầm lỗi nhưng đã biết ăn năn hối cải. Không những đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, dân tộc mà cùng với nó phải là củng cố đoàn kết, để tạo nên đoàn kết vững chắc, tạo sự đồng thuận trong sự nghiệp BVTQ XHCN. Đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp BVTQ, chỉ có thế cũng chưa đủ mà còn phải kết hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài để tạo nên tổng lực cùng hướng vào bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Hồ Chí Minh chỉ rõ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì sức mạnh BVTQ có sự chuyển hoá từ yếu thành mạnh. Người khẳng định: "Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó"(7). ở chính các nước đế quốc, nhân dân lao động tiến bộ cùng với nhân dân ở các nước thuộc địa ai cũng muốn hoà bình, cho nên phải đoàn kết đấu tranh chống thực dân, đế quốc thì mới giành được hoà bình thật sự, cách mạng sẽ thành công.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong sự nghiệp BVTQ theo Hồ Chí Minh không chỉ là khai thác triệt để sức mạnh thời đại để kết hợp với sức mạnh dân tộc, mà nhân dân ta còn có nghĩa vụ quốc tế trong sự kết hợp ấy. Quan niệm về nghĩa vụ quốc tế của Người không chỉ là trực tiếp giúp một nước nào đó trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc mà ngay cả khi củng cố, xây dựng nền quốc phòng vững mạnh để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngay từ khi đất nước ta còn đang chiến đấu chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc để giành lại độc lập dân tộc thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đã và đang làm nghĩa vụ quốc tế cao cả chống chủ nghĩa đế quốc. Người viết: "Đồng bào lao động và toàn thể quốc dân ta cần phải hăng hái tổng động viên để đánh tan bọn xâm lược, để đưa cuộc kháng chiến thần thánh của ta mau đến thắng lợi hoàn toàn. Như thế, tức là toàn thể lao động và nhân dân ta thiết thực chen vai thích cánh với lao động và nhân sĩ thế giới để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại chung là bảo vệ dân chủ và hoà bình thế giới"(8). Và: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình, mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hoà bình trên thế giới"(9).
Trong khi khẳng định sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của bên ngoài, Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh tinh thần tự lực cánh sinh, "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Hồ Chí Minh viết: "Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh". Trông vào sức mình nhất là ở sau lưng địch thì lại càng phải đặc biệt chú ý. Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập"(10). Tư tưởng tự lực cánh sinh của Người rất cao, nên vào thời điểm khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ khi được các phóng viên nước ngoài hỏi: Nếu cuộc "chiến đấu" lại gay go trong thời gian sắp tới thì "Ngài sẽ trông cậy vào những sự hỗ trợ nào?" Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: "Chúng tôi bao giờ cũng trông cậy vào chúng tôi", "đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế có hiệu quả nhất...". Từ đó, chúng ta nhận thấy sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là công việc, trách nhiệm của chính chúng ta, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Do đó, cần khai thác và phát huy tốt nội lực vào sự nghiệp BVTQ. Đồng thời để bảo vệ vững chắc Tổ quốc cần tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân và các dân tộc tiến bộ trên toàn thế giới một cách có hiệu quả nhất. Trong đó sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, sức mạnh bên ngoài là quan trọng. Việc thu hút sức mạnh bên ngoài cũng phụ thuộc vào sức mạnh bên trong. Hồ Chí Minh khẳng định: "Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn"(11).
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh BVTQ là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn, không chỉ để hiểu biết thêm tư tưởng của Người mà từ sự hiểu biết đó chúng ta nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn xây dựng sức mạnh BVTQ trong điều kiện mới, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.
________________________________
(1), (2), (3), (11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000) Nxb CTQG, H., T.4, tr 298, 221, 447, 126.
(4), (5) Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Nxb CTQG, H., T.7, tr 400, 438.
(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Nxb CTQG, H., T.11, tr244
(7), (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Nxb CTQG, H., T.1, tr11, 434.
(8), (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Nxb CTQG, H., T.6, tr38, 522.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận