Từ “hũ gạo cứu đói” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu hiện nay
Ở mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi chế độ xã hội hay một phong trào chính trị nhất định, luôn nảy sinh người đứng đầu đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo, dẫn dắt, quản lý các tổ chức trên cơ sở có chung lợi ích. Người đứng đầu là tấm gương cho mọi người noi theo, là động lực cho mọi người tích cực hoạt động vì mực tiêu chung. Người đứng đầu luôn luôn tiên phong, thử nghiệm và đương đầu chấp nhận thiệt thòi, hy sinh trong những lúc cam go… Người đứng đầu mặc dù không phải là người quyết định tiến trình của lịch sử, của phong trào, song họ có vai trò quan trọng cho sự thành công của tổ chức.
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; việc tạo động lực để phát triển, dẫn dắt tổ chức phát triển đóng vai trò vô cùng ý nghĩa. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, người đứng đầu có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này nhằm khơi dậy khát vọng phát triển, để Việt Nam có thể hùng cường vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra.
Ôn lại những bài học, những tấm gương trong lịch sử có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh hiện nay nhằm phát huy vai trò của người đứng đầu: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự khát vọng cho sự thành công của đơn vị hướng đến phát triển đất nước.
1. Sự ra đời phong trào “Hũ gạo cứu đói” và trách nhiệm nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã giành được chính quyền và xây dựng thể chế nhà nước dân chủ đầu tiên ở châu Á thông qua cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chính quyền nhà nước mới non trẻ phải đối diện với vô vàn những khó khăn của “thù trong, giặc ngoài”… đe dọa đến sự tồn vong của chế độ mới. Những “kẻ thù trong nước” mà chúng ta phải đối diện trực tiếp là giặc đói, giặc dốt. Lúc này sự chung tay, góp sức của cả dân tộc là động lực quyết định để chúng ta vượt qua những khó khăn trước mắt. Nhận thức rõ được sức mạnh của tinh thần đoàn kết mà Chính phủ mới thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào, nhiều chương trình nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của đất nước. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, vào ngày 03/09/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 vấn đề mang tính cấp thiết, trong đó vấn đề cứu đói được đặt lên đầu tiên.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi, có 6 vấn đề. Một là, nhân dân đang đói. Ngoài những kho thóc của Pháp, Nhật vơ vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp còn bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích để trồng thầu dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng... Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại 8 tỉnh sản xuất lúa gạo... Chúng ta phải làm thế nào để cho họ sống… Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”(1). Tinh thần này đã được quán triệt và triển khai với tinh thần thống nhất cao trong Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sự thống nhất cao từ Chính phủ và người đứng đầu mà phong trào đã được triển khai nhanh chóng, rộng khắp tới toàn xã hội.
Để triển khai và nhân rộng tinh thần này đối với toàn xã hội, Hồ Chủ tịch đã viết bài “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên Báo “Cứu Quốc” số 53 ngày 28/09/1945 với nội dung: “… Lúc chúng ta bưng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước. Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng, đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên…”(2). Lời kêu gọi và hành động cụ thể của Hồ Chí Minh - người đứng đầu Chính phủ đã trở thành một động lực có sức lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu đói đã vận động quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm” nhịn ăn lập “hũ gạo cứu đói”… trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn. Với tình thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách cộng với những biện pháp tích cực của Chính phủ mà đứng đầu là tấm gương Hồ Chí Minh khi phát động và thực hiện, nạn đói năm 1945 bị đẩy lùi. Điều này càng làm cho dân tin yêu Đảng, Chính phủ.
Song hành với vận động nhân dân cùng nhau giải quyết nạn đói, nhằm đóng góp cho ngân sách quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động lời kêu gọi nhân dân cả nước hưởng ứng “Tuần lễ vàng”. “Tuần lễ vàng” được tổ chức đầu tiên vào 8h00 ngày 16/09/1945 tại Nhà hát Lớn, trong tuần đần tiên từ ngày 16/09 đến ngày 22/09/1945, nhân dân cả nước đã tự nguyện góp được 370 cân vàng, 20 triệu đồng cho Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ Đảm phụ Quốc phòng. Phong trào này được phát triển rộng khắp và lan tỏa mạnh mẽ cả nước mà điển hình là các địa phương: Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận… Tất cả số vàng thu được đều được chuyển giao cho Bộ Tài chính ở Trung ương, bổ sung kịp thời vào ngân quỹ quốc gia, góp phần quan trọng vào việc củng cố ngân sách quốc gia.
Trong cuộc vận động cứu đói và xây dựng ngân sách quốc gia này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm túc, gương mẫu thực hiện đầu tiên, theo tinh thần: 10 ngày nhịn ăn một bữa, nếu những buổi dùng cơm với khách trùng vào ngày nhịn ăn thì Người tự động nhịn bù vào ngày hôm sau. Trong buổi khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Hội về Lễ phát động phong trào cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem phần gạo nhịn ăn của bản thân đóng góp. Tấm gương người đứng đầu Chính phủ này đã có ý nghĩa giáo dục quan trọng đối với đồng bào.
Trên cơ sở phát huy hiệu ứng tốt của xã hội, ngày 02 tháng 11 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố(3) quyết định thành lập Hội Cứu đói. Hội Cứu đói được triển khai xuống tận các làng, xã. Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh thành lập Ủy ban tối cao tiếp tế, cứu tế. Ngoài Bộ Cứu tế, còn có một số bộ khác trong Chính phủ cũng có nhiệm vụ tương tự. Nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hằng loạt các phong trào thi đua cứu đói đã diễn ra rộng khắp trên cả nước bằng nhiều hình thức đa dạng như tổ chức “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm nhịn ăn”, “Đoàn quân tiễu trừ giặc đói”… Từ đây, nhân dân cả nước đã đóng góp được hàng vạn tấn gạo nhằm kịp thời chia sẻ với đồng bào đang chịu thảm họa của nạn đói hoành hành. Chính phong trào này đã giúp xã hội chúng ta vượt qua được khó khăn to lớn trước mắt, đồng thời qua đó, tinh thần đoàn kết lại được duy trì, tăng cường.
2. Ý nghĩa đối với việc nêu gương hiện nay
Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào “Hũ gạo cứu đói” diễn ra đã hơn 70 năm nhưng giá trị của nó vẫn còn có ý nghĩa lớn lao đối với hiện nay. Tấm gương của Người trong phong trào chống giặc đói với biện pháp cụ thể đã có một sự lan tỏa cao đối với toàn xã hội lúc bấy giờ. Đây chính là nguyên nhân quan trọng để tập hợp được sức mạnh đoàn kết, vượt qua những cam go. Trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Học tập tấm gương của Người trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa. Gần đây phong trào “Hũ gạo chiến sỹ” đã trở thành một trong những phong trào thi đua điển hình về học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên. Hay phong trào “Hũ gạo cứu đói” của xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những đồng bào khó khăn. Tính nhân văn, nhân bản, tương trợ làm cho những người khó khăn vượt qua được những cơn bĩ cực, đây chính là chất keo kết dính tính cộng đồng, đoàn kết vượt qua khó khăn. Ở đây chúng ta thấy uy tín, năng lực, phẩm chất của người đứng đầu, người làm gương có ý nghĩa to lớn để cho các ý tưởng, các chính sách xây dựng được hiện thực hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh những tấm gương của người đứng đầu vẫn còn không ít những hạn chế đã nảy sinh ở lĩnh vực này làm ảnh hưởng tiêu cực đến tập hợp nguồn lực trong xã hội.
Trong những năm gần đây những vấn đề tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động làm cho bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái nghiêm trọng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xuống cấp về đạo đức, chuyển hóa về tư tưởng chính trị… đã nảy sinh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền. Nhận thức được những nguy hại đó, Đảng ta xác định vấn đề nêu gương hiện nay cần phải được chú trọng. Chính vì thế mà Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về vai trò người đứng đầu các cơ quan, đơn vị như: trách nhiệm chính trị đối với người đứng đầu cơ quan Nhà nước trong khi thực thi công vụ như Nghị định 157 ngày 27/10/2007 của Chính phủ. Đặc biệt gần đây là Quy định 08 ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Việc nêu gương này phải được thực hiện triệt để, quyết liệt từ trên xuống dưới. Nghị định này cùng với hàng loạt các chính sách cụ thể được thực hiện sẽ có hiệu ứng đặc biệt quan trọng trước hết là trong hệ thống chính trị và đến các cơ quan hành chính sự nghiệp. Giai đoạn hiện nay, đi cùng với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định 08 ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương người đứng đầu.
Để thực hiện thành công sự chỉ đạo trên nhằm đảm bảo được trách nhiệm nêu gương người đứng đầu trong giai đoạn hiện nay, qua tấm gương Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải chú ý mấy nội dung sau đây:
Thứ nhất, người đứng đầu phải liêm chính, trách nhiệm, vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đề cao lợi ích của người dân, của xã hội và của tổ chức mà mình là người đứng đầu. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thật sự gương mẫu, dân chủ, minh bạch trước tập thể. Gương mẫu của người đứng đầu được thể hiện trong lối sống, trong ứng xử, trong công việc.
Thứ hai, nâng cao và tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu. Cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị. Qua đó để người đứng đầu phải tăng cường chịu trách nhiệm của mình trước đơn vị, tránh tình trạng thành tích thì của cá nhân, sai lầm thì do tập thể. Đây chính là điều dễ nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản của cấp dưới, của nhân viên với những người lãnh đạo, đứng đầu. Do đó, cần phải hoàn thiện các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu. Gắn chặt trách nhiệm với kết quả công việc của người đứng đầu.
Thứ ba, phải thực hiện tốt cơ chế công khai; triển khai thực hiện các công việc phải trên tinh thần: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Các công việc phải được công khai, minh bạch và gắn trách nhiệm với từng chức danh, vị trí công tác. Phải xây dựng được các bảng tiêu chí, lượng hóa các công việc, xác định đúng, rõ vị trí việc làm cho từng chức danh lãnh đạo, người đứng đầu.
Thứ tư, tạo cơ chế chặt chẽ, dễ dàng để người dân được gặp gỡ trực tiếp cán bộ, người đứng đầu. Qua đó có thể nâng cao cơ chế phản biện, đối chất với người đứng đầu của người dân, của xã hội. Nâng cao trách nhiệm giải trình trước dân vào các dịp hoạt động chính trị diễn ra như họp Quốc hội, tiếp xúc cử tri, gặp gỡ người dân… Việc tiếp dân phải được thường xuyên, mang tính thực chất và trên tin thần cảm thông, kiên nhẫn lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, bức xúc xã hội, khó khăn của người dân trong cuộc sống.
Thứ năm, người đứng đầu phải áp dụng nghiêm túc, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng và Nhà nước trong việc thực hành hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo; gắn phát huy dân chủ với đề cao trách nhiệm cá nhân để tăng cường trách nhiệm chính trị của người đứng đầu. Nguyên tắc tập trung dân chủ thì phương thức “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là nội dung cơ bản cần phải nắm vững. Thực tế trong thời gian vừa qua hàng loạt vụ tham nhũng, tiêu cực, làm sai… phần nhiều là vi phạm nguyên tắc này.
Thứ sáu, xây dựng văn hóa chính trị, văn hóa từ chức, văn hóa xin lỗi của người đứng đầu khi mắc sai lầm trước tập thể, nhân dân. Việc làm này có thể khó khăn ở các quốc gia còn mang nặng tính thủ cựu như ở Việt Nam, tuy nhiên phải nghiêm khắc nhận thức và thực hiện thì mới có thể lấy được sự khiêm tốn, sự tôn trọng tập thể, nhân dân. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu là người thay mặt cho tổ chức, đơn vị, chính quyền với người dân và xã hội. Người đứng đầu có thể tổ chức thực hiện thành công các chính sách, chương trình, dự án của mình đưa ra hoặc mình được triển khai thực hiện. Người đứng đầu là người truyền cảm hứng, thổi hồn cho các hoạt động chính trị và các phong trào cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa người dân với Đảng và chính quyền có lúc, có nơi xuất hiện những biểu hiện của sự suy giảm niềm tin, nguyên nhân từ chính những cán bộ, đảng viên, những người đứng đầu. Do đó, chương trình “Hũ gạo cứu đói” và tấm gương của Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung còn nguyên giá trị và trong giai đoạn hiện nay càng có ý nghĩa sâu sắc./.
____________________________________________
(1), (2) Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T.4, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.7-8.
(3) Sau khi học ở Pháp về nước, ông làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông đảm chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội . Ông là Chủ tịch Quốc hội khóa I. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông cùng Chính phủ lâm thời lên Việt Bắc tiếp tục hoạt động chống Pháp. Ngày 07 tháng 10 năm 1947, trong một cuộc tấn công của quân đội Pháp vào chiến khu trong Chiến dịch Việt Bắc, ông bị bắt, bị tra khảo và bị xử tử tại Bắc Kạn.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 5/2022
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận