Vai trò của những bài báo “người tốt, việc tốt” trong thực hiện chức năng tư tưởng của báo chí
Tư tưởng là một trong năm chức năng cơ bản quan trọng của hoạt động báo chí (bên cạnh chức năng thông tin giao tiếp xã hội, chức năng khai sáng giải trí, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ)(1). Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, chức năng tư tưởng của báo chí là khả năng báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng này có thể lan truyền rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của nhân dân. Tư tưởng là hệ thống quan điểm, suy nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan, về cuộc sống xã hội nói chung. Tư tưởng gắn liền với một giai cấp, một chính đảng chính trị, thể hiện một cách tự giác về lợi ích của giai cấp mình, gọi là hệ tư tưởng giai cấp mà tổ chức đỉnh cao của nó là chính đảng(2).
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” đã chỉ ra rằng: “Công tác tư tưởng là hoạt động tác động vào ý thức của con người nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng chính trị lãnh đạo xã hội”(3). Như vậy, chức năng tư tưởng của báo chí gắn liền với việc thiết lập, củng cố và duy trì hệ giá trị xã hội tốt đẹp trong công chúng, gắn liền với tư tưởng chính trị của giai cấp, của chính đảng.
Thêm vào đó, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh,… từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Để đạt được điều đó, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1.8.2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” nhấn mạnh: “Công tác tư tưởng của Đảng là công tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”(4).
Như vậy, việc phơi bày ra ánh sáng những tiêu cực của xã hội, đặc biệt là những khuyết điểm, sai phạm mang tính hệ thống, tồn tại trong các cơ quan nhà nước không chỉ là vai trò mà còn là trách nhiệm xã hội của báo chí. Tuy nhiên, việc quá xem trọng những thông tin mang tính phê phán, chỉ nhìn thấy những mảng màu tối mà thiếu đi những gam màu tươi sáng, sẽ là một khiếm khuyết lớn đối với người làm báo. Bởi lẽ, “xây” là nền tảng cho việc “chống”; tích cực là cơ sở để đẩy lùi tiêu cực. Chức năng tư tưởng đòi hỏi hoạt động báo chí phải làm tốt cả hai mặt trong đó phải chú trọng đến quá trình “xây”, hay nói cách khác là phải làm tốt vai trò lan toả những giá trị tích cực đến với cộng đồng thông qua những tấm gương điển hình để từ đó hình thành nên những hình mẫu và chuẩn mực xã hội, làm cơ sở, nền tảng cho việc cải tạo xã hội cũng như “chống” và đẩy lùi những tiêu cực. Tác giả Tạ Ngọc Tấn khi viết về chức năng tư tưởng đã nhấn mạnh đến khả năng lan tỏa mạnh mẽ các giá trị tích cực của truyền thông đại chúng: “Các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ duy nhất có thể tác động đồng thời, nhanh chóng đến từng thành viên xã hội, liên kết các thành viên xã hội thông qua việc truyền tải các giá trị văn hóa tích cực(5).
Có thể thấy, những bài viết gương người tốt việc tốt đóng vai trò tạo dựng các giá trị cốt lõi trong việc thực hiện chức năng tư tưởng của truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói tiêng. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất đề cao vai trò của việc lan tỏa gương người tốt việc tốt. Ngày 07.6.1968, trong bài báo “Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với cán bộ ban Tuyên huấn Trung ương Đảng và nhắc lại truyền thống dân tộc ta: “Nhân dân ta rất anh hùng, ra ngõ gặp anh hùng. Điều đó rất đúng. Có thể nói trong mỗi nhà đều có anh hùng, như thế ra ngõ mới gặp anh hùng chứ”(6).
Trước đó, ngay từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan báo chí mở chuyên mục “Người mới, việc mới”. Đến khoảng giữa năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu tập hợp lại những bài báo, xác minh thêm và biên tập rồi cho xuất bản thành sách để mọi người cùng học tập, noi theo. Đa số các bài báo đã được các Nxb lựa chọn, in thành sách như: “Vì nước vì dân” của Nxb Quân đội Nhân dân; “Thế hệ anh hùng” của Nxb Thanh Niên; “Dũng cảm, đảm đang” của Nxb Phụ nữ; “Việc nhỏ nghĩa lớn” của Nxb Kim Đồng; “Hậu phương thi đua với tiền phương” của Nxb Phổ Thông... Riêng tập sách “Việc nhỏ nghĩa lớn” của Nxb Kim Đồng đã được in tới 15 tập(7).
Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh... được thể hiện rất đa dạng, sinh động, nhiều màu sắc, có tính lan tỏa trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này, một lần nữa minh chứng cho nhận định của Hồ Chủ tịch: Người tốt, việc tốt có rất nhiều, ở đâu cũng có, ngành nghề nào cũng có, lứa tuổi nào cũng có và họ không nhất thiết phải là những người làm nên sự tích oanh liệt được Đảng, Nhà nước tuyên dương. Và Người luôn căn dặn mỗi chúng ta: “Trong chủ nghĩa xã hội của chúng ta bất kỳ làm việc gì, nghề gì mà Đảng và Chính phủ giao cho đều làm tròn và làm vượt mức, làm xuất sắc đều là anh hùng”(8).
Việc biểu dương, nêu gương kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng to lớn trong việc động viên cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, bồi đắp niềm tin, lý tưởng, định hướng xã hội và mọi người tới cái tốt, cái đẹp, cái thiện, khuyến khích phần cao đẹp trong xã hội và trong mỗi con người. Mặt khác, báo chí qua những bài viết gương người tốt việc tốt góp phần củng cố và xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp, đó là dân chủ, yêu nước, vì con người và giải phóng con người, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng, xã hội. Thông qua việc biểu dương gương người tốt việc tốt, báo chí góp phần cổ vũ, thúc đẩy và nuôi dưỡng phong trào thi đua trong cả nước, làm lành mạnh xã hội, giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnh mới có nhiều phức tạp và biến động hiện nay.
Hiện nay, hầu hết các báo đều có chuyên trang, chuyên mục viết về “người tốt, việc tốt”; đặc biệt còn có những cuộc thi viết về đề tài này như cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý” do Báo Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua những hoạt động đó, báo chí liên tục thổi những luồng gió mới vào nhận thức của công chúng, giáo dục công chúng đặc biệt là người cán bộ, đảng viên.
Mặt khác, nhìn nhận ở khía cạnh cơ chế tác động của báo chí đối với xã hội, những bài viết gương người tốt việc tốt góp tạo dựng nên một kho tri thức lịch sử văn hoá của công chúng với những hệ giá trị tốt đẹp, vì cộng đồng và vì xã hội. Trên cơ sở đó, hệ thống các quan điểm về tính nhân văn, lòng nhân ái, sự bao dung, hướng về lợi ích chung,… được hình thành một cách từ từ và bền vững trong lòng công chúng xã hội. Hay nói cách khác, báo chí là phương tiện phát hiện những hình mẫu xã hội để công chúng học theo, tác động và tạo lập nên thế giới quan, nhân sinh quan của công chúng; thông qua đó hình thành nên những hành vi xã hội có tính lây lan, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong việc nhân lên những giá trị tốt đẹp.
Ở một cấp độ cao hơn, tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “mục đích đặt ra cho việc thực hiện chức năng tư tưởng là tạo lập trong nhân dân một thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn toàn diện, hình thành ở họ một tình cảm cách mạng thường xuyên và sâu sắc, ý thức tự giác cách mạng cao đối với chế độ, đất nước, dân tộc”(9). Vì thế, nó cũng đóng một vai trò to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, đó là “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế…”(10).
Nội dung của những bài viết gương người tốt việc tốt không yêu cầu người viết phải quá công phu tìm kiếm sự thật như những bài điều tra, cũng không yêu cầu phải ráp nối thông tin để phân tích bình luận sự kiện vấn đề như những bài viết chính luận. Nhưng cũng không dễ dàng để tạo nên một bài viết gương người tốt việc tốt hay, để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Có hai điểm cần đặc biệt chú ý đối với những người viết gương người tốt việc tốt:
Thứ nhất là tôn trọng nguyên tắc khách quan, chân thật, không “bôi đen”, cũng như “tô hồng” đối tượng phản ánh, nhất là đối với những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thường dễ bị thổi phồng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra”(11). Đồng thời, Bác Hồ nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải biết khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân, độ lượng, vị tha giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thứ hai là cần chú ý đến những chi tiết, hoàn cảnh nổi bật, tránh sự giống nhau, nhạt nhoà giữa các nhân vật. Tác giả Trần Dzĩ Hạ trong cuốn “Thuật làm báo” nêu quan điểm: “Nếu viết về người tốt, việc tốt mà không nắm được hoàn cảnh công tác cũng như đối tượng công tác của họ mà chỉ dùng những từ hoa mỹ ca ngợi họ cũng như những thành tích chung chung của họ thì bài viết chẳng khác gì một bản báo cáo thành tích hay một bản kê khai lý lịch chi tiết”(12). Như vậy, có thể thấy để có được một bài viết gương người tốt, việc tốt hay không phải dễ dàng. Không được ca ngợi một cách thái quá nhưng cũng không thể tầm thường hoá nhân vật, thiếu đi sự riêng biệt, ấn tượng trong lòng độc giả.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc” (13). Có thể nói, tính tiên phong là bản chất của Đảng Cộng sản. Chính vì thế, mỗi người cán bộ, đảng viên luôn cần trau dồi và nâng cao tính tiên phong, gương mẫu. Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong nhiệm kỳ Đại hội là “tiếp tục đẩy mạnh, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh… Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đầy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” (14).
Những bài viết gương người tốt, việc tốt trên báo chí bên cạnh vai trò lan toả những hành động tốt đối với cộng đồng xã hội còn tạo ra những tấm gương chân thực để những người cán bộ, đảng viên tự soi lại bản thân mình, khơi dậy ý thức tự giác và trở thành nguồn động lực phấn đấu ở mỗi người cán bộ đảng viên. Qua đó, những bài viết gương người tốt, việc tốt đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ở khía cạnh tác động xã hội, các bài viết gương người tốt, việc tốt trên báo chí đã góp một phần to lớn vào việc thực hiện chức năng tư tưởng của báo chí, đó là hun đúc lòng nhân ái, tính tự giác, tiên phong, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để có được những lợi ích lớn lao hơn của cộng đồng và rộng lớn hơn là của cả giai cấp, dân tộc./.
________________________________________________
(1) , (2) Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao Động, tr.125, 117.
(3), (5), (9), Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.32, 34.
(4) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1.8.2007
(6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.15, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.662.
(7) Hữu Giới (2020), Hồ Chủ tịch với các bài báo về tấm gương người tốt, việc tốt, truy cập ngày 25.3.2020.
(8) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.6, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.228.
(10), (14) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
(11) Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, T.7, Nxb. CTQG, tr.118.
(12) Trần Dzĩ Hạ (2014), Thuật làm báo, Nxb. Thông tin và truyền thông, tr. 62.
(13) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 7.2021
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận