Vấn đề kinh tế báo chí tại các kênh truyền hình xã hội hóa
Khó khăn trong cạnh tranh
Trên thế giới, kinh tế báo chí được xem là một ngành kinh tế, thậm chí là một ngành kinh tế mũi nhọn, siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, sự khác biệt về môi trường chính trị - xã hội khiến chúng ta không thể đưa nguyên văn các lý thuyết của thế giới để áp dụng vào việc điều hành, tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam.
Đối với nước ta, mặc dù vấn đề kinh tế báo chí đã được đề cập, nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Nhận diện, khai thác chức năng kinh tế báo chí vẫn còn là khoảng trống trong hệ thống lý luận báo chí nước ta.
Đối với các kênh truyền hình xã hội hóa, nhà đầu tư tham gia là các doanh nghiệp, do đó khi xem xét hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông cần phải xem xét như hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, hiện đang tồn tại một số vấn đề quản trị kinh tế tại các kênh truyền hình xã hội hóa hiện nay.
Thứ nhất, vấn đề quản trị tài chính, nếu như năm 2007 - 2009, năm lên ngôi của các kênh truyền hình xã hội hóa, thì những năm gần đây, theo lãnh đạo của nhiều kênh truyền hình, chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu của các kênh truyền hình xã hội hóa phần đa là âm, đặc biệt là những kênh truyền hình chuyên biệt về kinh tế tài chính đang gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2007, đối với các kênh truyền hình trả tiền (truyền hình xã hội hóa) có bốn kênh chuyên biệt về kinh tế tài chính, hiện nay con số này chỉ còn hai kênh cũng đang khá chật vật để tồn tại.
Cùng với đó, hiện nay phần lớn các kênh truyền hình không đầu tư vào tài sản mà chủ yếu tăng trưởng doanh thu từ khách hàng. Trên góc độ khai thác tài sản, nhìn chung vẫn chưa hiệu quả, vòng quay tài sản với chỉ số khá thấp, ở một số kênh truyền hình vòng quay tài sản một năm không hoặc dưới một vòng.
Thứ hai, quản trị về nội dung và tổ chức còn nhiều bất cập. Nội dung các chương trình tại các kênh xã hội hóa còn chậm đổi mới, chưa được đầu tư và một số nội dung chương trình còn chạy theo lợi nhuận, những hợp đồng truyền thông nên chương trình đôi khi chưa khách quan, một chiều.
Cơ cấu tổ chức tại các kênh xã hội hóa phần nhiều theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp nên khi áp vào mô hình sản xuất của một cơ quan báo chí cũng gặp phải một số khó khăn nhất định trong vận hành cũng như bảo đảm quyền lợi của đội ngũ quản lý. Đa số các đội ngũ quản trị này được đào tạo về chuyên ngành báo chí phù hợp với làm nghề hơn là làm kinh doanh
Thứ ba, vấn đề nhân sự tại các kênh truyền hình là một trong những vấn đề khiến nhà đài đau đầu, nhân sự làm truyền hình thường không ổn định, đặc biệt đối với những kênh truyền hình xã hội hóa. Nhân sự cứng, nhân sự làm được việc, giàu kinh nghiệm thường ít gắn bó, nhân sự mới phải tốn thời gian, chi phí đào tạo khá nhiều mới làm được việc. Đây cũng là một trong những khó khăn trong vấn đề quản trị.
Yếu tố tác động đến quản trị kinh tế báo chí truyền hình
Cơ quan báo chí thường có hai hoạt động chính và chúng ảnh hưởng, hỗ trợ nhau, tác động qua lại rất lớn đó là hoạt động chính trị và hoạt động kinh tế. Trong hai hoạt động đó cần phân biệt rõ hoạt động chính trị của cơ quan báo chí là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị được thực hiện trong tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Còn hoạt động kinh tế là những hoạt động nhằm đem lại nguồn thu bảo đảm cho cơ quan báo chí hoạt động và phát triển.
Như vậy, hoạt động kinh tế báo chí là mọi hoạt động trong khuôn khổ pháp lý do cơ quan báo chí thực hiện, liên kết thực hiện, kể cả các quyết định mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động, nhằm mang lại nguồn thu lớn hơn cho cơ quan báo chí, không phân biệt chúng có thuộc nhiệm vụ chính trị cho cơ quan báo chí đó hay không.
Xét trong khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu vực báo chí diễn ra chậm hơn so với các khu vực kinh doanh, sản xuất của xã hội. Đầu những năm 1990, khi quan hệ thị trường đã được khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của các doanh nghiệp cũng như toàn thể nền kinh tế, hầu như các cơ quan báo chí còn quá lạ lẫm với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, có hàng trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự bảo đảm được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như khả năng mở rộng quy mô sản phẩm và khả năng ảnh hưởng.
Có thể thấy, trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí truyền thông. Hai điểm tựa quyết định cho nền kinh tế báo chí truyền thông là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo, nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí truyền thông. Mặt thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, bảo đảm cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới kỹ thuật tiếp cận công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo. Vì vậy, kinh tế báo chí trở thành động lực phát triển báo chí.
Xét từ mặt thứ hai, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện tượng thương mại hóa báo chí, hay sự xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần tuý mang tính hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến chức năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.
Vấn đề xã hội hóa hoạt động quản lý kinh tế
Trong bối cảnh thị trường truyền hình truyền thống, nhiều biến động mạnh với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành, ngoài ra còn phải đối mặt với nguy cơ về công nghệ mới truyền hình tương tác mới (truyền hình được sản xuất và phát trên App ứng dụng, Facebook, Youtube,...) đáp ứng mong muốn của xã hội, truyền hình nói chung các kênh truyền hình xã hội hóa nói riêng cần có một cuộc tái cấu trúc toàn diện trên tổng thể 4 khía cạnh để bảo đảm tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai là: tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, tài chính, nhân sự và nội dung. Trong 4 bước trên, vấn đề tái cấu trúc cơ cấu tổ chức và tái cấu trúc nhân sự là một trong những bước đáng lưu tâm.
Trên thế giới, đang rất thịnh hành với bốn mô hình tổ chức quản trị kinh doanh, bản chất các kênh truyền hình xã hội hóa đều là chủ các công ty, tập đoàn và chúng ta có thể phát triển, tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên các mô hình sau: Mô hình Holdings, mô hình thương mại, mô hình dịch vụ và mô hình sản xuất.
Cùng với đó để truyền hình phát triển, đi cùng với yêu cầu bảo đảm tính định hướng, tính tư tưởng trong từng sản phẩm, nhất định các công đoạn sản xuất chương trình truyền hình phải được chuyên môn hóa cao, phân công lao động chặt chẽ và giảm bớt được chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi truyền hình luôn phải cân nhắc nhiều hơn với các phương án đầu tư cho hoạt động tác nghiệp của mình. Và sẽ không có một lý do nào khiến các nhà quản lý truyền hình có thể từ chối khai thác các nguồn chương trình bảo đảm được yêu cầu về nội dung, kỹ thuật và cả giá thành hạ do xã hội cung cấp.
Dưới góc độ quản lý con người, truyền hình cũng bước vào giai đoạn xã hội hóa quyết liệt. Như đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội ngày càng được nâng lên, và trí tuệ ấy ngày càng được quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chính truyền hình cũng đang tìm mọi cách để hấp thu trí tuệ xã hội để đầu tư cho sự phát triển. Điều đó sẽ càng trở nên quan trọng khi phân công lao động và chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đạt đến trình độ cao.
Hiện tại công việc của truyền hình bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau: quản lý, kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị... với các vị trí công tác khác nhau. Tất cả đều có chức năng nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động dây chuyền tạo ra sản phẩm truyền hình. Nói một cách khác, sản phẩm truyền hình là kết quả của một chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau.
Để có những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, tất cả các công đoạn đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng và được hoàn thành với trình độ chuyên môn cao. Yêu cầu công việc cho thấy việc tự đào tạo lẫn nhau, tự nâng cao trình độ là điều cần nhưng chưa thể là điều kiện đủ.
Truyền hình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi không tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành. Trong hoạt động quản lý ở truyền hình, xã hội hóa các nguồn lực lao động là một xu hướng tất nhiên không thể cưỡng lại được.
Như vậy, truyền hình là loại sản phẩm vật chất đặc biệt. Nó không chỉ là hàng hóa đặc biệt mà còn là một loại sản phẩm mang tính đại chúng, tính công cộng cao. Trước yêu cầu phát triển, cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai quản trị các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, trước kinh doanh, các sản phẩm truyền hình phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của công chúng.
Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay. Chính bởi vậy, việc quản trị kinh tế tại các kênh truyền hình xã hội hóa là vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay./.
______________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 11.12.2018
Thanh Nhàn
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
- Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
- Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
- Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
- Phát huy vai trò quản lý thông tin đối ngoại ở các cơ quan báo chí chủ lực
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự ra đời, phát triển của rất nhiều thương hiệu, có những thương hiệu thành công và trường tồn, cũng có những thương hiệu nhanh chóng ra đời hoặc biến mất. Ngày nay, sự quan tâm và hiểu biết về thương hiệu đã ngày càng rõ nét vì sức ảnh hưởng của thương hiệu tới sự tồn tại và phát triển của một công ty, tổ chức. Vậy điều gì quyết định sức mạnh của thương hiệu và sự sống còn của thương hiệu? Trên thực tế có rất nhiều chỉ số ảnh hưởng đến thương hiệu, từ chiến lược kinh doanh đến chiến lược quản trị, chiến lược truyền thông quảng cáo của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Bài báo sẽ tập trung làm các mô hình, yếu tố đo lường giá trị thương hiệu cũng như các giải pháp truyền thông thương hiệu thông qua chiến lược kênh truyền thông và nội dung truyền thông hiệu quả.
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo, nhà lý luận, nhà văn hóa và là nhà báo lý luận chính trị. Đồng chí có nhiều năm gắn bó với Tạp chí Cộng sản - cơ quan tạp chí lý luận chính trị của Trung ương Đảng. Trong bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng”, đồng chí đã chia sẻ những điều giản dị mà vô cùng sâu sắc về trọng trách và những yêu cầu, đòi hỏi từ công việc tạp chí. Đó là những chỉ dẫn vô cùng quý báu đối với mỗi cán bộ làm công tác tạp chí lý luận chính trị.
Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
Quyền lực trong công tác cán bộ là một khía cạnh đặc biệt quan trọng của quyền lực chính trị. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là yêu cầu khách quan nhằm bảo đảm cho quyền lực được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Bài viết đề cập chủ trương của Đảng và thực trạng báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Kiểm soát và giám sát quyền lực trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: Cơ chế và giải pháp đột phá để thực hiện kiểm soát, giám sát quyền lực có hiệu quả” (Mã số KX.04.09/21-25).
Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một người làm báo mẫu mực, một nhà báo chân chính với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Từ mục đích rõ ràng “làm báo để làm cách mạng”, với quyết tâm không mệt mỏi, sự thông minh, sáng tạo của bản thân, cộng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của những người bạn Pháp tiến bộ, Bác đã không ngừng rèn luyện để trở thành một nhà báo dày dạn kinh nghiệm, một nhà tổ chức, lãnh đạo báo chí xuất sắc. Những kinh nghiệm làm báo của Người, đặc biệt về cách viết: “Viết cho ai”, “Viết để làm gì”, “Viết như thế nào”... là bài học quý giá với các thế hệ nhà báo sau này.
Bình luận