Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Sau đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(2). Điều này cho thấy, đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, hệ trọng, mang tính sống còn đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Do đó, cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải được làm sáng tỏ thêm ở cả phương diện lý luận và thực tiễn.
1. Tư tưởng V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Trong đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, cụ thể là những quan điểm duy tâm, siêu hình, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại..., V.I.Lênin đã giữ vững lập trường thế giới quan duy vật biện chứng và sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; đồng thời kết hợp với các thành tựu khoa học tự nhiên. Nhờ đó, V.I.Lênin đã thành công trong việc vạch trần bản chất ngụy biện, thiếu căn cứ của chủ nghĩa duy tâm và chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của phương pháp tư duy siêu hình. Không những thế, V.I.Lênin đã tiến hành nhận diện và phân loại kẻ thù nhằm đưa ra những phương pháp đấu tranh phù hợp.
Lênin đã căn cứ vào diễn biến mới nhất của thực tiễn cách mạng để đưa ra phương pháp đấu tranh. Lúc bấy giờ, ở nước Nga đã xuất hiện thời cơ cách mạng chín muồi. Tinh thần đấu tranh của Đảng Bônsêvíc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang dâng cao và chiếm ưu thế trong cuộc đấu tranh giành chính quyền thì đó cũng là lúc các thế lực thù địch trỗi dậy chống phá quyết liệt. Chúng phê phán việc sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền, xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác, bác bỏ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, phủ nhận chuyên chính vô sản... Đây là tình thế vô cùng cấp bách, đòi hỏi V.I.Lênin phải tiếp tục dựa vào chủ nghĩa Mác để đánh bại những âm mưu của bọn phản động.
Bằng bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin đã dẫn ra những quan điểm của Ph.Ăngghen từ tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, đồng thời trích dẫn các luận điểm xuyên tạc, sai trái, đặt chúng cạnh nhau để từ đó so sánh và chỉ ra sự cắt xén, thêm bớt của các thế lực thù địch nhằm bóp méo, làm biến dạng chủ nghĩa Mác. Qua đó, V.I.Lênin khôi phục lại bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác; đồng thời dẫn dắt, định hướng, lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
V.I.Lênin là người có công lao vĩ đại trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện CNTB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Đó là thời điểm xuất hiện nhiều luận điểm sai trái, xuyên tạc và phủ nhận nội dung cũng như giá trị chủ nghĩa Mác. Trong bối cảnh đó, V.I.Lênin đã đưa ra những lập luận sắc bén để đập tan những luận điệu thù địch. Người khẳng định “chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển và sự kế tục trực tiếp của những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói chung”(3). Theo đó, chủ nghĩa đế quốc cũng phải tuân theo quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong của CNTB; nghĩa là CNTB “sẽ không tránh khỏi bị tiêu diệt”(4), bởi trong quá trình phát triển, CNTB sẽ tự tạo ra một lực lượng đào huyệt chôn chính nó. Qua đó, V.I.Lênin đã chứng minh tính đúng đắn của học thuyết kinh tế - xã hội của C.Mác. Những luận điểm đầy sức thuyết phục đó đã đánh bại mọi quan điểm xuyên tạc, phản động, phản khoa học, bảo vệ chủ nghĩa Mác, bảo vệ những thành quả cách mạng của nước Nga.
V.I.Lênin đã thể hiện tinh thần đấu tranh bền bỉ, dứt khoát và không khoan nhượng đối với kẻ thù của chủ nghĩa Mác. Người đã dựa vào chủ nghĩa Mác, dùng chính sức mạnh của chủ nghĩa Mác để bảo vệ chủ nghĩa Mác; đặc biệt là vận dụng chủ nghĩa Mác vào hiện thực sinh động của phong trào công nhân. Nhờ đó, chủ nghĩa Mác đã vượt qua được tất cả các hệ thống triết học tư sản hiện đại, thực hiện được sứ mệnh “cải tạo thế giới” và trở thành học thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế giới đương đại.
2. Nhận diện những quan điểm sai trái, thù địch về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Những quan điểm sai trái, thù địch chống phá CNXH ở nước ta tập trung ở một số nội dung:
Một là, xuyên tạc giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Nhà nước ta. Vì thế, các thế lực thù địch luôn tập trung công kích, xuyên tạc, chống phá nhằm làm lu mờ giá trị và sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời và chỉ là một hệ thống lý thuyết về “một xã hội XHCN không tưởng”, “mãi mãi không trở thành hiện thực”. Từ đó, chúng cho rằng những khó khăn mà nước ta đang đối diện chính là hệ quả của việc “sùng bái” chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng ra sức hô hào cần phải loại bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hai là, xuyên tạc bản chất, mục tiêu và lý tưởng của CNXH. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội. Chúng tập trung khoét sâu vào các hiện tượng vi phạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường ở một số nơi... chúng quy chụp, cho rằng đó là bản chất của CNXH và là hậu quả tất yếu của việc đi lên CNXH. Theo đó, CNXH không mang lại “cơm ăn, áo mặc và hạnh phúc cho nhân dân” và không phải là mục tiêu, lý tưởng để nhân loại vươn tới. Đây cũng chính là cơ sở để chúng ra sức tuyên truyền cho luận điệu: Việt Nam muốn thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và đạt tới sự phát triển, phồn vinh thì phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường TBCN. Bằng việc đánh đồng giữa hiện tượng với bản chất (những hiện tượng tiêu cực trong quá trình xây dựng CNXH với những mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp của CNXH), những luận điệu xuyên tạc này hòng làm mất đi bản chất tốt đẹp vốn có của CNXH.
Cho dù được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, những luận điệu xuyên tạc, phản động và phi lịch sử của các thế lực thù địch đều tập trung vào mục đích phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH, thay đổi chế độ chính trị và đi ngược lại với sự lựa chọn của lịch sử, của Đảng ta và dân tộc ta.
3. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, trước tiên phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới là học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, hướng tới mục tiêu giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể các dân tộc bị áp bức trên thế giới, xây dựng một chế độ xã hội mà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin còn thể hiện ở chỗ, đây là học thuyết mở, không rập khuôn máy móc mà đòi hỏi phải luôn bổ sung, phát triển để phù hợp với những diễn biến mới nhất của thực tiễn.
Thực hiện lời căn dặn của V.I.Lênin “chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(5). Do đó, mọi toan tính biến chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một học thuyết giáo điều, tầm thường là trái với tinh thần biện chứng vốn có của nó. Đây là cơ sở quan trọng để đập tan luận điệu cho rằng sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở nên lỗi thời, không còn là hệ thống lý luận dẫn đường cho nhân loại tiến bộ.
Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận, là ngọn cờ tư tưởng trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động trên toàn thế giới, mà còn là vũ khí sắc bén trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. V.I.Lênin đã dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác một cách đầy thuyết phục, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch đòi xét lại chủ nghĩa Mác, phủ nhận những giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác. Chúng ta cần vận dụng chính phương pháp đó của V.I.Lênin để làm thất bại những âm mưu thâm độc, xuyên tạc về CNXH và con đường đi lên CNXH. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(6).
Như vậy, việc “khẳng định, tuyên truyền, phổ biến, lan tỏa những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định những thành tựu trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khẳng định các giá trị, các thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới. Thực hiện tốt điều này cũng chính là đấu tranh bác bỏ, phủ nhận các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối của Đảng, bảo vệ chế độ”(7).
Thứ hai, bảo đảm mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã sớm khẳng định, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Bởi chỉ có CNXH mới đem lại độc lập cho dân tộc; hạnh phúc, ấm no cho nhân dân và hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. CNXH là sự lựa chọn đúng đắn của nhân loại tiến bộ, của lịch sử Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiến lên CNXH là sự lựa chọn phù hợp với quy luật của lịch sử và điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc ta. Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập dân tộc, chúng ta đã bắt tay vào việc xây dựng chế độ xã hội mới để bảo đảm cho nhân dân được thụ hưởng những thành quả của cách mạng, thực sự trở thành những người làm chủ đất nước.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH chính là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp và là con đường duy nhất để thực hiện khát vọng của dân tộc. Học tập cách V.I.Lênin đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là đem cái đối lập về bản chất giữa CNXH đang được xây dựng với những luận điệu sai trái, xuyên tạc để nhân dân thấy được sự khác biệt, tự giác tin theo sự lựa chọn của Đảng, của dân tộc, xác định đúng đắn con đường đi của mình và cùng đấu tranh với những luận điệu sai trái để không bị các thế lực thù địch lợi dụng, thao túng. Từ đó, đẩy lùi các quan điểm sai trái, thù địch về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Thứ ba, đổi mới hình thức và phương pháp đấu tranh, đặc biệt phải dựa vào nhân dân
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng và là những tình huống buộc phải hành động ngay, không do dự, không chần chừ, không thỏa hiệp. Trong quá trình đấu tranh, chúng ta phải thật sáng suốt, bình tĩnh để nhận diện kẻ thù, phân tích kỹ, chính xác thái độ và hành động của chúng để phát hiện những điểm sai trái, phản động, từ đó đề ra những biện pháp đấu tranh phù hợp.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”(8). Do đó, trong cuộc đấu tranh này, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu và đi tiên phong, nêu cao tinh thần cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, không bị lung lay, cám dỗ. Từ đó tạo nên sức mạnh bên trong, đủ sức đương đầu và làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Hơn lúc nào hết, chúng ta cảm nhận sâu sắc tư tưởng của V.I.Lênin: “không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình”(9).
V.I.Lênin đã để lại kinh nghiệm trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch là phải tìm ra cái “ngụy biện” trong từng luận điệu để làm cơ sở vạch trần những bản chất, thủ đoạn của chúng. Hòng chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH và tiến tới xóa bỏ CNXH ở nước ta, các thế lực thù địch hoạt động vô cùng tinh vi, thâm độc với những diễn biến phức tạp. Chúng luôn “ngụy biện”, bắt lỗi logic trong cách diễn giải, suy luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, về CNXH, về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để bôi nhọ uy tín của Đảng, làm cho nhân dân hoài nghi về CNXH và về sự lựa chọn con đường đi của Đảng, của dân tộc, đồng thời để che đậy bản chất phản động. Vì vậy, chúng ta phải vạch trần những cái “ngụy biện” che lấp bên trong, nghĩa là phải dùng phương pháp khoa học để bác bỏ những luận điểm phản khoa học và phản động đó. Khi đấu tranh chống những luận điểm sai trái, thù địch, “chúng ta phải đưa ra được những luận chứng cụ thể, phù hợp, xác thực, sát thực tiễn, không chung chung, trừu tượng”(10).
Xây dựng CNXH là quá trình lâu dài và phức tạp, buộc chúng ta phải hoàn thiện, đồng bộ tất cả các yếu tố, các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ CNXH đòi hỏi chúng ta phải đấu tranh toàn diện để bảo vệ những yếu tố thuộc về nền tảng của CNXH, bao gồm: bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng và Cương lĩnh chính trị của Đảng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN cùng hệ thống pháp luật, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, bảo vệ nền dân chủ XHCN, bảo vệ những thành quả của CNXH... Chỉ có như vậy, con đường đi lên CNXH ở nước ta mới định hình rõ ràng và sớm trở thành hiện thực.
Trong bối cảnh những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi, chúng ta cần phải “sử dụng tổng hợp các biện pháp, kết hợp giữa đấu tranh gián tiếp với đấu tranh trực tiếp, giữa thuyết phục với đối thoại, giữa xây và chống... trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... trên các phương diện tư tưởng, lý luận, văn học, nghệ thuật, không gian mạng xã hội”(11).
Đổi mới các hình thức đấu tranh phải kiên quyết, kiên trì, toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực và mọi phương diện, không khoan nhượng, không thỏa hiệp nhưng cũng không nóng vội, chủ quan, sớm thỏa mãn với những thành công trước mắt; đặc biệt là phải dựa vào sức mạnh của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”(12).
Điều quan trọng là, chúng ta phải giúp nhân dân nhận thức và giác ngộ về mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ nhân dân. Chỉ như vậy, chúng ta mới huy động được nhân dân tham gia vào trận chiến đấu này, bởi “Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết... Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”(13).
Thứ tư, kiên quyết khắc phục những sai lầm và khuyết điểm để củng cố niềm tin của nhân dân vào CNXH
Đất nước ta xây dựng CNXH trong hoàn cảnh xuất phát điểm thấp. Kinh tế kiệt quệ do hậu quả nặng nề của chiến tranh; còn nhiều tàn tích của xã hội cũ; trình độ dân trí phần đông là thấp... nên chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Những điều này làm cho quá trình xây dựng CNXH ở nước ta khó tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Các thế lực thù địch lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm mà chúng ta mắc phải để chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH. Do đó, cần kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót để củng cố uy tín của Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân, qua đó đánh bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
Quá trình khắc phục sai lầm, khuyết điểm phải có thái độ khách quan, công bằng và nghiêm túc. “Với những hạn chế, sai lầm, chúng ta không che đậy, không giấu giếm nhưng không tô đen; với những thành tựu thì chúng ta tự hào nhưng cũng không tô hồng”(14). Phải khắc phục, sửa sai bằng cách nghiêm trị và quyết tâm loại trừ những vấn nạn như quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ... để tránh những hiểm họa khôn lường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của Tổ quốc, của chế độ XHCN. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Để CNXH sớm trở thành hiện thực, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những tiềm lực về vật chất và kỹ thuật, chúng ta cần mạnh mẽ và quyết liệt trong đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch. Nghiên cứu những di sản tư tưởng mà V.I.Lênin để lại về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lênin; từ đó định hướng những nội dung và phương pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả. Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng này, mỗi cán bộ, đảng viên là lực lượng tiên phong trong việc quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin vào thực tiễn đấu tranh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ CNXH./.
_________________________________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H., T.6, tr.291.
(2) ĐCSVN (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.1, tr.183.
(3), (4) V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.27, tr.488, 539.
(5) V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Sđd, T.4, tr.232.
(6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.2, tr.289.
(7), (10), (11), (14) Trần Văn Phòng, Một số nguyên tắc cần quán triệt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, Tạp chí Khoa học chính trị, số 01/2022.
(8) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, t.12, tr.604.
(9) V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Sđd, t.42, tr.350.
(12) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, t.7, tr.270.
(13) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, t.5, tr.278.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 30/6/2023
Bài liên quan
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
- Về phương pháp luận chuyên ngành Lịch sử Đảng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 4 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 5 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- 6 Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo, nhà lý luận, nhà văn hóa và là nhà báo lý luận chính trị. Đồng chí có nhiều năm gắn bó với Tạp chí Cộng sản - cơ quan tạp chí lý luận chính trị của Trung ương Đảng. Trong bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng”, đồng chí đã chia sẻ những điều giản dị mà vô cùng sâu sắc về trọng trách và những yêu cầu, đòi hỏi từ công việc tạp chí. Đó là những chỉ dẫn vô cùng quý báu đối với mỗi cán bộ làm công tác tạp chí lý luận chính trị.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn trong Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 được khởi nguồn từ mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ căn nguyên ra đời, đến nội dung và hướng nhận thức, hành động của quần chúng nhân dân đến các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ đó, Đề cương là kết tinh tính nhân văn của Đảng trong thực hiện sứ mệnh lấy văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong từng bước đường lãnh đạo bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tính nhân văn lan tỏa, Đề cương đã, đang và sẽ vẫn là cơ sở, động lực quan trọng về cả lý luận và thực tiễn góp phần tích cực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước vững bền, cũng chính là góp phần không ngừng thúc đấy sự phát triển trường tồn của đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Như trong Kỳ 1 (đăng trên Tạp chí LLCT&TT số tháng 2/2023), tác giả đã dẫn nhập: Thế giới đang bước những bước đi đầu tiên trong việc tiến tới một trật tự toàn cầu mới, điều sẽ định hình lại toàn bộ luật chơi toàn cầu đã được thiết lập trong hơn bảy thập kỷ qua. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới cho nền an ninh quốc gia, trong cách tiếp cận về an ninh và những hình thái mới của chiến tranh… Kỳ 1 đã giới thiệu về “Chiến tranh lai và đòi hỏi về một cách tiếp cận phức hợp cho an ninh quốc gia”. Kỳ 2, tác giả tiếp tục bàn về “Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất khái niệm an ninh phi truyền thống mới”, với các phần nội dung chính: Bối cảnh mới về an ninh quốc gia do tác động của tiến trình chuyển đổi số đặt ra; Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất một khái niệm an ninh phi truyền thống mới.
Bình luận