Vấn đề quản lý các cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam
Vấn đề đặt ra
Thực tế cho thấy, công chúng mục tiêu của các cơ quan báo chí đối ngoại muốn hướng đến là những người có trình độ học vấn khá, không thụ động tiếp nhận thông tin, có sự chủ động rất lớn trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đa dạng, từ đó có thể xây dựng nhận thức, quan điểm, thái độ của cá nhân về các vấn đề thông tin trên báo chí. Chính vì vậy, các cơ quan báo chí đối ngoại cần chú ý đến xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng để thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm cho phù hợp, đáp ứng được những nhu cầu đặt ra của công chúng. Đó là tốc độ cập nhật thông tin nhanh; đầu tư về nội dung, hình thức và công nghệ sản xuất, sự tương tác với công chúng...
Để có được một sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm báo chí đối ngoại nói riêng có chất lượng tốt, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đối với công chúng thì công tác quản lý của toàn soạn giữ vai trò rất quan trọng.
Đề xuất một số giải pháp
Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của báo đối ngoại. Sự chuyên môn hóa của hệ thống báo chí đối ngoại tập trung ở một số vấn đề cơ bản như: xác định rõ và tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, cũng như đối tượng công chúng. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ cấu, hệ thống tổ chức, số lượng chương trình, chuyên mục, trang chuyên đề, nội dung, lĩnh vực phản ánh, phạm vi phản ánh... cho phù hợp; Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong khi tác nghiệp; Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ tôn chỉ, mục đích đã xác định của các sản phẩm trong quá trình hoạt động, có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối với các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, để xảy ra sai phạm; Quan tâm phát triển về hạ tầng và kỹ thuật của các cơ quan báo chí đối ngoại; Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các nước về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý...
Hai là, kiện toàn tổ chức các văn phòng đại diện thông tấn, báo chí của Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm sự thống nhất, cọi trọng tính hiệu quả, sự phối hợp ở các địa bàn trọng điểm, khu vực và quốc gia cần ưu tiên trong hoạt động thông tin đối ngoại.
Ba là, hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý toà soạn. Để vận hành các hoạt động hiệu quả, đòi hỏi tòa soạn báo phải có một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, bao gồm tất cả các khâu biên tập - xuất bản/phát sóng - phát hành, cùng với sự tương tác, phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận và một cơ chế hạch toán độc lập, đồng thời sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy để làm phong phú các hoạt động và phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Tòa soạn báo chí đối ngoại cũng có những đặc điểm giống như các tòa soạn báo thông thường. Nhưng với những đặc trưng khác biệt về đối tượng, địa bàn cũng như nội dung và hình thức sản phẩm, tòa soạn của các cơ quan báo chí đối ngoại sẽ có những điểm khác biệt. Do đó, toà soạn báo chí đối ngoại cũng cần có sự đổi mới để tạo ra những sản phẩm mới mẻ đến với công chúng với chất lượng cao hơn, hấp dẫn, ấn tượng hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi phải luôn dựa trên nền tảng là sự chỉ đạo thống nhất về nội dung của Ban Biên tập, đảm bảo tính định hướng, bám sát đường lối đối ngoại và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Bốn là, đảm bảo cho các khâu tổ chức sản xuất diễn ra đúng quy trình. Lãnh đạo các cơ quan báo chí luôn phải đảm bảo cho các khâu tổ chức sản xuất sản phẩm diễn ra đúng quy trình từng bước, không được bỏ sót bước nào vì đây là một công việc rất đặc thù, liên quan mật thiết đến công tác thông tin đối ngoại. Với đặc thù là các sản phẩm đối ngoại nên công tác biên dịch, phiên dịch và khâu hiệu đính chuyên gia nước ngoài cần được chú trọng, tránh những sai sót sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề.
Năm là, đổi mới, sáng tạo trong công tác tổ chức, quản lý quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại. Các bộ phận trong bộ máy tổ chức sản phẩm của các cơ quan báo chí đối ngoại cần có nhận thức đúng đắn về hoạt động của mình, đặc biệt là nhận rõ mối quan hệ giữa thông tin báo chí đối nội và thông tin báo chí đối ngoại. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, không chỉ có thông tin báo chí đối ngoại mà cả thông tin đối nội cũng đến với thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống thông tin đa dạng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, các phóng viên, biên tập viên, những nhà quản lý báo chí cần xác định những nội dung, cách thức truyền tải thông tin phù hợp.
Để làm tốt được điều này cần có sự định hướng về nhận thức, trao đổi thông tin, cách làm việc giữa các bộ phận để có phương hướng tổ chức bài bản, chuyên nghiệp. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tin tức giữa các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước với các đối tác nước ngoài, chú trọng và đẩy mạnh thông tin đối ngoại trên mạng Internet và bằng tiếng nước ngoài.
Mặt khác, mỗi người trong hệ thống bộ máy tổ chức sản xuất sản phẩm cần phải nâng cao trách nhiệm của mình. Từ phóng viên, biên tập viên phải đề cao trách nhiệm với thông tin mà mình cung cấp, xử lý. Thực tế cho thấy, để có được một sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm báo chí đối ngoại nói riêng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu công chúng, công tác lãnh đạo, quản lý có những ảnh hưởng rất lớn.
Công tác này ngoài những ưu điểm đã đạt được, thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả tiếp nhận sản phẩm của công chúng. Thêm vào đó, sự tác động của môi trường báo chí, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ và báo chí thế giới khiến công tác quản lý ở các cơ quan báo chí đối ngoại cần có những thay đổi phù hợp để đáp ứng những yêu cầu thực tế đặt ra./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 01.03.2021
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Trong chặng đường 30 năm xây dựng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tham gia tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Video điểm lại một số nét cơ bản, ghi nhận những cố gắng không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên Tòa soạn và của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và cộng tác viên để cống hiến cho sự phát triển của Tạp chí, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành công dân của một quốc gia có chủ quyền, độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi vẻ vang mùa thu năm ấy là kết quả tất yếu của truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam được nuôi dưỡng qua hàng ngàn thế kỷ, là thắng lợi của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, tinh thần đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu chương trình Mạch Nguồn số 56 với chủ đề “Dấu ấn về mùa thu lịch sử” để cùng hòa mình vào không khí đầy tự hào của dân tộc 79 năm về trước, thông qua những địa chỉ đỏ còn lưu dấu về sự kiện Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Mạch Nguồn số 55: Lửa
Mạch Nguồn số 55: Lửa
Nhắc đến các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy là nhắc đến những con người hiên ngang và quả cảm, không quản ngại ngày đêm đối đầu với hiểm nguy. Họ là những chiến sĩ tiên phong và mạnh mẽ, là lực lượng rắn rỏi đối chọi với những tên “giặc lửa” hung tợn. Xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem Mạch Nguồn số 55 với chủ đề “Lửa” để thấu hiểu hơn về cuộc sống và công việc hàng ngày của những anh hùng cứu cháy; đồng thời tôn vinh tinh thần dũng cảm, quật cường của họ - những con người trong khoảnh khắc đỏ lửa đã quên thân mình mà hy sinh tận hiến.
Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
Để đất nước được độc lập, thống nhất như ngày hôm nay có rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh hay để lại một phần thân thể nơi chiến trường. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ tất cả vì Tổ quốc thống nhất ”. Đây chính là tấm gương ngàn đời cho lớp lớp thế hệ noi theo. Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình Mạch Nguồn số 54 với chủ đề “Thắp lửa tri ân” để cùng tìm hiểu những hành động mà thế hệ hôm nay đã và đang thực hiện nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với Tổ quốc.
Bình luận