Xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy, chính trị viên trong Quân đội
Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những tổ chức mầm mống của lực lượng vũ trang cách mạng. Người nhấn mạnh: “Về mặt chính trị, cấp nào cũng có một người chính trị phái viên do đoàn thể cách mạng chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người ngoài đến làm” (1). Từ đó đến nay, ở các đơn vị lực lượng vũ trang cách mạng (lúc đầu từ cấp trung đội, sau là từ cấp đại đội trở lên) bên cạnh người chỉ huy quân sự bao giờ cũng có người cán bộ chính trị - người tiêu biểu cho đường lối chính trị, quân sự của Đảng, được tổ chức đảng lựa chọn và giao nhiệm vụ chỉ đạo, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, chịu trách nhiệm chủ yếu trước Đảng về bản chất cách mạng của đơn vị vũ trang mà mình được phân công đảm nhiệm. Là đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy, hơn ai hết, họ là người giữ nghiêm kỷ luật Đảng, nắm vững và thực hiện tốt các nguyên tắc của Đảng, thật sự tiêu biểu cho sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng và trong toàn đơn vị.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính ủy, chính trị viên phải có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh. Người chỉ rõ: “Kỷ luật phải được thi hành từ trên đến dưới. Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và người chính trị viên phải định rõ ràng”(2). Theo đó, chính ủy, chính trị viên không chỉ chấp hành nghiêm túc và triệt để mọi đường lối, chủ trương, nguyên tắc của Đảng, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của quân đội, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, mà phải thường xuyên chăm lo củng cố, giữ gìn và tăng cường đoàn kết, kỷ luật trong nội bộ đơn vị, đoàn kết quân dân. Mỗi chính uỷ, chính trị viên phải là hạt nhân, là trung tâm xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cơ quan, đơn vị.
Chính ủy, chính trị viên cũng cần ham học hỏi, cầu tiến bộ. Bác Hồ cho rằng: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”(3). Sự nỗ lực học tập vươn lên là một đòi hỏi tất yếu khách quan, phù hợp quy luật phát triển của xã hội. Với người cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên, người làm công tác lãnh đạo, công tác giáo dục, xây dựng “hướng dẫn, dìu dắt quần chúng trên con đường đấu tranh” càng phải tích cực học tập phấn đấu để không ngừng tiến bộ.
Là người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy hằng ngày tiếp xúc với bộ đội, chính uỷ, chính trị viên phải trong sáng, gương mẫu về đạo đức lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”(4). Chính vì vậy, Người luôn yêu cầu người cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên phải biết đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của Nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sống có hoài bão, có lý tưởng, có niềm tin yêu mãnh liệt đối với bộ đội và Nhân dân; có lối sống trong sáng, lành mạnh, thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn, giản dị với mọi người; kiên quyết đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, để luôn luôn xứng đáng với lời dạy: “Chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc”(5).
Nhiệm vụ và giải pháp
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước có những diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch ra sức dùng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc nhằm lung lạc niềm tin, lý tưởng, ý chí chiến đấu và lòng trung thành của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Xuất phát từ những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ vị trí, vai trò của chính uỷ, chính trị viên và yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên là một tất yếu khách quan. Trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Quân đội cần tập trung làm tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn. Chú trọng làm tốt việc giáo dục ý thức trách nhiệm, phổ biến, tuyên truyền các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo quan điểm, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ chính uỷ, chính trị viên, làm cơ sở cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đồng thời làm cơ sở để tuyên truyền, giáo dục, đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị.
Hai là, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung quan điểm về rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Gắn chặt chẽ giữa bồi dưỡng đạo đức cách mạng của chính uỷ, chính trị viên với việc xây dựng bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực toàn diện, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác khoa học, dân chủ, sâu sát bộ đội, gắn bó với Nhân dân, lời nói đi đôi với việc làm.
Ba là, làm tốt công tác kiểm tra sơ tổng kết, đánh giá đúng thực trạng kết quả bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên, chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm, làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng, kịp thời nhắc nhở, xử ký các trường hợp vi phạm phẩm chất đạo đức cách mạng.
Bốn là, mỗi chính uỷ, chính trị viên cần nêu cao ý thức, trách nhiệm, tân tụy với công việc, thực sự là tấm gương mẫu mực cả trong chiến đấu cũng như trong lao động và học tập, công tác. Phải thực sự là tấm gương, là điểm khởi phát, là chỗ dựa đáng tin cậy để đấu tranh khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, kịp thời ngăn chặn sự tha hóa về đạo đức, lối sống trong đơn vị và ngoài xã hội.
_______________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, T3, tr.502.
(2), (4), (5) Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb CTQG, T5, tr.485,484.
(3) Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb CTQG, T10, tr.377.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 14.06.2021
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận