Xây dựng và củng cố bản lĩnh, bản lĩnh chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
1. Bản lĩnh và bản lĩnh chính trị
1.1. Khái niệm bản lĩnh
Bản lĩnh thuộc phạm trù tinh thần. Nếu không gắn với tình huống cụ thể nào thì bản lĩnh thuần tuý có tính tâm lý học. Chúng ta có thể hiểu, bản lĩnh là trạng thái đặc biệt có năng lực thúc đẩy hành vi theo một định hướng rõ rệt. Ở Việt Nam có nhiều thành ngữ để chỉ những người thiếu bản lĩnh: “gió chiều nào che chiều ấy”, “người ba phải”, “người cố đấm ăn xôi”, “một lần bất tín vạn lần bất tin”.
“Bản lĩnh” là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tức là chứa đựng nhiều yếu tố quy định nó. Mỗi một yếu tố quy định nó có thể được diễn tả như một khái niệm. Do vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về “bản lĩnh”. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, bản lĩnh được giải nghĩa là tài năng và ý chí.
Ta có thể tóm tắt một loạt định nghĩa về bản lĩnh ở Việt Nam, đó là:
- Bản lĩnh chính là lòng dũng cảm, kiên cường bất khuất của mỗi con người;
- Bản lĩnh chính là dám nghĩ, dám làm, cố gắng thực hiện đến cùng điều mình cho là đúng;
- Bản lĩnh trước hết được hiểu là khả năng ý chí vững vàng, không giao động, thay đổi trước mọi hoàn cảnh.
Còn rất nhiều những ý kiến khác nhau về định nghĩa bản lĩnh ở nước ta. Ở nước ngoài cũng có vô vàn những định nghĩa khác nhau. Các định nghĩa đó tuy khác nhau song cùng xoay quanh những vấn đề: Năng lực của mỗi cá nhân, lòng kiên trì, khắc phục khó khăn, vượt qua chính mình, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, mưu lược và dũng cảm.
Từ rất nhiều khái niệm về bản lĩnh, ta có thể rút ra cái chung nhất đều hàm chứa quan điểm của mỗi khái niệm trên.
Vậy bản lĩnh là gì? Đó là khả năng đối diện trực tiếp với khó khăn để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn hàm chứa lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Chúng ta đều biết rằng, bản lĩnh của một con người không bao giờ thể hiện ở các yếu tố riêng biệt. Ta chỉ tách các yếu tố đó trong tư duy để dễ nhận thức, dễ vận dụng. Trong thực tế, bản lĩnh bao giờ cũng tồn tại trong chỉnh thể, tức là tổng hoà các yếu tố của một con người năng động, sáng tạo, hiệu quả. Kết quả các yếu tố hợp thành đó là khí chất, phẩm chất, năng lực. Nhiều người cùng sống, công tác trong môi trường giống nhau nhưng họ khác nhau vì người có bản lĩnh, người không có bản lĩnh. Bản lĩnh chỉ dành cho người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện đặt ra một cách tinh tế, hiệu quả. Ta có thể dễ dàng phân biệt hai đối tượng: người có bản lĩnh và người không có bản lĩnh.
Đối với người có bản lĩnh: Đó là những người không sợ khó khăn, gian khổ, dù hoàn cảnh nào cũng dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, họ là tấm gương sáng để người khác học tập, làm theo, nhất là thế hệ trẻ. Đó là người có nhiều đức tính tốt đẹp cho dù học tập làm việc ở môi trường nào cũng đều được mọi người trân quý, như dũng cảm, mạnh mẽ, kiên trì, không vì lý do thiếu chính đáng nào mà làm lay chuyển mục tiêu đã xác định, biết chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của mình, gặp khó khăn thì tìm cách giải quyết vấn đề sao cho tốt nhất.
Đối với người không có bản lĩnh: Trước hết ta hình dung chân dung của người không có bản lĩnh, đó là người nhút nhát, rụt rè, không dám thể hiện mình, không dám theo đuổi những điều mình đề ra. Đối với những người này, dù xã hội ở giai đoạn phát triển nào đều phải lên án. Bởi họ gặp chút khó khăn đã nghĩ đến bỏ cuộc, luôn luôn sợ gian khổ, hy sinh, sợ thất bại, sợ vấp ngã. Trong cuộc kháng chiến để bảo vệ Tổ quốc và trong quá trình xây dựng đất nước, không có chỗ nào, không có việc nào là không có khó khăn. Biết chấp nhận khó khăn, gian khổ là khẩu hiệu hàng đầu đối với chúng ta, những người cách mạng. Chúng ta đã tìm cách vượt qua khó khăn để hướng về phía trước: “Phải góp nhặt những mẩu sắt, cân ngô, ta nâng niu xây dựng cơ đồ”. Vì vậy, người không có bản lĩnh không thể trở thành người cách mạng.
Công cuộc đổi mới trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải có lực lượng lao động kỹ thuật cao, biết cải tạo và biến đổi xã hội một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Trong đó sinh viên là lực lượng quan trọng, chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, chăm lo xây dựng củng cố bản lĩnh cho sinh viên là việc làm có ý nghĩa vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tính đến xây dựng đất nước lâu dài. Đây là việc làm cần thiết mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm.
Trong cuộc sống của chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn như đã trình bày trên. Đặc biệt tuổi trẻ cần có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Tất nhiên, nếu hèn nhát, yếu đuối chắc chắn chúng ta sẽ thất bại và gục ngã. Nhưng nếu chúng ta có ý chí, nghị lực, có bản lĩnh vững vàng, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Đối với sinh viên, xây dựng củng cố bản lĩnh cho họ chính là giúp họ khắc phục khó khăn, thử thách, nên cho họ niềm tin, thúc đẩy họ hướng về phía trước.
Khi đã có bản lĩnh, sinh viên luôn tự tin về mình, tự tin với công việc mình làm, tự tin với ngành nghề được đào tạo, không nản chí bởi, Hồ Chí Minh đã dạy: Gian nan, rèn luyện mới thành công. Do vậy, sinh viên cần biết hội tụ đủ mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách, không bao giờ lùi bước dù ở trên giảng đường hay ở những công việc khác. Điều cần làm cho sinh viên nhận thức sâu sắc rằng, có bản lĩnh không phải để tranh đoạt lợi ích với người khác mà để tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp, đồng thời biết giúp đỡ, tương trợ người khác trong cuộc sống, đặc biệt là những người yếu thế. Tức là làm nên những điều tốt đẹp cho mình và cho người khác.
Xây dựng, củng cố bản lĩnh cho sinh viên là giúp sinh viên vượt qua những nhận thức chung và đi sâu vào cụ thể của nội hàm bản lĩnh. Nếu không dũng cảm thì bản lĩnh không thể có được, nếu không kiên trì thì bản lĩnh cũng không xuất hiện. Người có tính cả nể cũng thủ tiêu bản lĩnh. Người tham lam cũng không bao giờ có bản lĩnh.
Bản lĩnh của sinh viên chỉ được hình thành và vì thế chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh cụ thể trong mọi hoạt động của sinh viên. Nghiên cứu về bản lĩnh, giúp sinh viên nhận thức về bản lĩnh đúng đắn hơn, không có bản lĩnh thật và bản lĩnh giả mà chỉ có người có bản lĩnh và người không có bản lĩnh. Những người luôn lên gân giả tạo cố làm ra vẻ ta đây có bản lĩnh, cố tạo ra những nét riêng biệt để đánh lừa quần chúng song đó chỉ là loại người không có bản lĩnh mà thôi.
Sinh viên là lứa tuổi đẹp nhất, có sức khoẻ dồi dào ngập tràn nhiệt huyết, đam mê, sẵn sàng dấn thân và cháy hết mình vì đam mê, nhưng cũng dễ mắc sai lầm và phải sửa chữa. Qua những sai lầm đó mỗi người học được những kinh nghiệm quý báu và thực sự trưởng thành, thành công. Nhà trường cung cấp cho sinh viên không chỉ có kiến thức mà cả tình cảm cách mạng. Do đó, sinh viên không được mơ hồ, chủ quan, duy ý chí. Để giúp cho sinh viên sớm trưởng thành, Đảng và Nhà nước ta cần sớm đưa họ vào hoạt động các tổ chức chính trị - xã hội hay nói gọn là để sinh viên tham gia vào hoạt động chính trị. Đó là tầm nhìn xa giúp thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp ra trường sớm trưởng thành, có thể đảm nhiệm vai trò những cán bộ hoạt động chính trị trong tương lai. Không nhận thức rõ vấn đề này, chúng ta thường thiếu nguồn cán bộ lãnh đạo dự trữ, không đào tạo thì lấy đâu sản phẩm để sử dụng. Do vậy, xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên cũng là việc cần thiết, cũng là cấp bách như xây dựng củng cố bản lĩnh sinh viên Việt Nam hiện nay.
1.2. Bản lĩnh chính trị
Bản lĩnh chính trị chỉ xuất hiện trong sinh hoạt chính trị, nói cách khác bản lĩnh chính trị là một phạm trù lịch sử.
- Bản lĩnh chính trị không phải là bẩm sinh vốn có ở trong con người mà nó là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện nghiêm túc của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: Bản lĩnh chính trị của người cán bộ, đảng viên là biết nhận rõ phải, trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân, là phải quyết tâm suốt đời phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Đó chính là phẩm chất cao quý của người cách mạng. Đó là đạo đức cách mạng, đó là tính Đảng, tính giai cấp. Nó đảm bảo cho sự thắng lợi của Đảng, của giai cấp, của nhân dân. Bản lĩnh chính trị rất quan trọng, nó là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành bại của Đảng.
- Tính khí của mỗi người (cá tính) tác động ảnh hưởng tới việc hình thành, củng cố bản lĩnh chính trị. Như phần đầu đã phân tích về bản lĩnh, ta thấy những người ích kỷ hẹp hòi, “của mình thì giữ bo bo, của người thì thả cho bò nó ăn”, giả dối, xu nịnh, bi quan, chưa làm đã lo sợ thất bại hoặc là chưa nắm được gì đã khoe khoang đắc thắng. Đối với loại người đó thì chắc chắn họ không thể có bản lĩnh chính trị.
- Lúc khó khăn không theo đuôi quần chúng, không bao giờ “đẽo cày giữa đường” mà bằng ý chí và năng lực của mình vượt qua khó khăn, thử thách, áp lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình. Trong chiến tranh cũng như trong hoà bình xây dựng đất nước đều phải biết chấp nhận hy sinh để vươn tới mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Dù hoàn cảnh nào cũng nắm vững và vươn tới mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
- Bản lĩnh chính trị thông qua sự tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân, không chấp nhận những người đối với công việc “cả thèm chóng chán”, nôn nóng đạt mục đích của mình sớm vào đội ngũ của Đảng để mưu cầu danh lợi, mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình và gia đình mình, từ đó dẫn đến tham ô, tham nhũng, thoái hoá, biến chất.
- Đặc trưng cơ bản của bản lĩnh và bản lĩnh chính trị là năng lực. Trong thực tế, nếu thiếu các yếu tố, thiếu sự kết hợp, sự thống nhất giữa khí chất, phẩm chất và năng lực thì không thể có bản lĩnh chính trị. Dù chủ thể có đủ phẩm chất nhưng thiếu năng lực thì điều đó rất nguy hiểm, dễ có những quyết định và hành động sai lầm có hại, nguy hiểm cho bản thân và xã hội, mặc dù phẩm chất chính trị quy định nghiêm ngặt bản lĩnh chính trị.
2. Một số nội dung cơ bản trong xây dựng và củng cố bản lĩnh, bản lĩnh chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin
Di sản tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin thật là đồ sộ, đó là hàng vạn, hàng triệu trang sách mà các ông đã để lại cho đời. Đánh giá về giai cấp vô sản trên thế giới, các ông đã khẳng định đây là lực lượng có khả năng cải tạo tận gốc các quan hệ xã hội, thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và xây dựng xã hội mới.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, học thuyết Mác không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn mang ý nghĩa vạch thời đại, trở thành kim chỉ nam, thành vũ khí lý luận sắc bén trong công cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
Chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng chủ nghĩa Mác - Lênin thuộc về những đỉnh cao của tư tưởng, trí tuệ loài người, của văn hoá nhân loại. Tuy nhiên, khi giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin cần chú ý một thực tế là: chủ nghĩa Mác hình thành từ những năm 40 của thế kỷ XIX và những năm 20 của thế kỷ XX đã phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy, một số dự báo với nội dung lịch sử cụ thể của nó đã bị lịch sử vượt qua, đã tỏ ra không còn phù hợp với thực tiễn mới. V.I.Lênin đã căn dặn: Đừng xem chủ nghĩa Mác - Lênin là xong xuôi, có sẵn mà phải thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện.
Chúng ta đã biết, trong quá trình đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo hơn vào việc hoạch định đường lối đổi mới, từng bước khắc phục các sai lầm, ấu trĩ, giản đơn, giáo điều, máy móc, chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động. Đảng ta coi chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở chứ không phải giáo điều, chết cứng mà là kim chỉ nam cho hành động. Giảng dạy chủ nghĩa Mác phải làm cho sinh viên nắm chắc lý luận và biết vận dụng sáng tạo vào Việt Nam. Không nắm được chủ nghĩa Mác - Lênin tức không nắm được cái chung thì sinh viên trong cuộc đời sẽ mù quáng, vấp ngã, mất tính nguyên tắc trong chính trị khi giải quyết những vấn đề riêng như V.I.Lênin thường nhắc nhở. Do vậy, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin giúp cho sinh viên biết phân tích cụ thể một tình huống cụ thể trong thực tiễn, biết thực tiễn yêu cầu gì và giải quyết nó.
2.2. Nâng cao chất lượng giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thực tế lịch sử hơn 90 năm qua đã chứng tỏ: Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một thực tế khác cũng đã cho thấy: Khi nào chúng ta xa rời hoặc quán triệt không đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh thì khi đó chúng ta đã không tránh khỏi vấp váp và sai lầm.
Việc giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn chưa thật tương xứng với tầm vóc vốn có của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là xác định nội dung, biện pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, làm thế nào để tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở thành kim chỉ nam cho hành động, thật sự chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của xã hội ta hôm nay và mai sau. Mặt khác mỗi một thầy giáo, cô giáo là tấm gương mẫu mực trong học tập và làm theo đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để xây dựng và củng cố bản lĩnh và bản lĩnh chính trị cho sinh viên hiện nay có hiệu quả, yêu cầu trước mắt đối với sinh viên là nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng được trình bày trong Văn kiện Đại hội XIII đó là: “Kiên định và vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1).
2.3. Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên
Để xây dựng và củng cố bản lĩnh và bản lĩnh chính trị cho sinh viên hiện nay cần thiết phải giáo dục truyền thống yêu nước cho họ. Đó là sự thống nhất giữa nhu cầu nội tại của sinh viên và yêu cầu của Đảng về giáo dục, bồi dưỡng sinh viên hiện nay.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên đập tan chủ nghĩa thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (1954) và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (1975), hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do cho đất nước.
Trong công cuộc đổi mới để xây dựng đất nước, nhất là giai đoạn hiện nay - giai đoạn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra cho cả dân tộc ta, đặc biệt là thanh niên - sinh viên, những người đã và sẽ là chủ nhân của đất nước trách nhiệm to lớn và vẻ vang. Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên Việt Nam hiện nay, chính là giúp cho lực lượng lao động kỹ thuật hùng hậu của đất nước vừa thấy được trách nhiệm vừa thấy được nghĩa vụ to lớn của mình. Chính truyền thống yêu nước đã và đang tạo ra sức mạnh thần kỳ cho dân tộc ta, tạo ra động lực nội sinh mạnh mẽ và là bệ phóng đưa nước ta nhanh chóng vươn lên phía trước, không bị tụt hậu và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong công cuộc đổi mới để xây dựng đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư việc xây dựng, củng cố bản lĩnh và bản lĩnh chính trị có vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên. Nhận thức đầy đủ nặng nề và trách nhiệm vẻ vang đó, các trường đại học được Đảng tin tưởng giao cho sứ mệnh lịch sử về việc xây dựng, củng cố bản lĩnh và bản lĩnh chính trị cho sinh viên. Hoàn thành nhiệm vụ đó chính là góp phần to lớn trong xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và đó chính là nguồn cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng, của Nhà nước những người luôn biết gắn bó với dân, vì dân mà sống, chiến đấu, lao động và học tập./.
__________________________________________________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb, Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.1, tr.109.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thành Hưng (2016), Vai trò của kỹ năng trong phát triển con người, Tạp chí Khoa học dạy nghề số 4/2016.
2. Nguyễn Đức Vinh (2015), Phát huy vai trò xung kính, tinh thần tự nguyện của thanh niên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản số 3.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 3/2023
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận