Xu hướng mua hàng trực tuyến của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
1. Giới thiệu
Mua hàng trực tuyến hiện đang là xu hướng phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong nhóm những người trẻ tuổi. Theo số liệu báo cáo của Digital 2021, tại Việt Nam hơn 70% người dân đang sử dụng Internet thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau với thời lượng trung bình là 6 giờ 54 phút mỗi ngày trong đó hơn 50% là những người trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 24. Nếu như năm 2019 tỷ lệ người dùng Internet tham gia vào mua sắm trực tuyến là 77% thì đến năm 2020 con số này đã tăng lên 88%(1). Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, hành vi mua sắm trực tuyến có những chuyển biến rõ nét do thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng mà không cần phải mất thời gian di chuyển như khi lựa chọn ở những cửa hàng truyền thống. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và Internet là có thể ngồi nhà thoải mái chọn lựa và chi tiêu.
Với các lợi ích về tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức mua tại các cửa hàng truyền thống, có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi và nhiều sự lựa chọn về các mặt hàng, dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, có thể so sánh giá của các nhà cung cấp khác nhau cho thấy mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam - đây là điều không ai có thể phủ nhận. Vì vậy, trong thế kỷ XXI mua sắm trực tuyến đang là một xu hướng mới của hành vi mua sắm và đã thực sự bùng nổ(2). Một số các nghiên cứu gần đây với người tiêu dùng là đối tượng thế hệ Z tại Hà Nội cho thấy: tính dễ sử dụng, trải nghiệm mua sắm trực tuyến, chất lượng và tính hữu ích là 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua sắm trực tuyến. Khoảng 88% thế hệ này đều đã có tiếp xúc với mua sắm trực tuyến, trong đó mua trên nền tảng thương mại điện tử Shopee là cửa hàng trực tuyến được họ ưa chuộng hơn cả(3).
Nhằm bổ sung thêm những hiểu biết về xu hướng mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022, với tổng số mẫu nghiên cứu là 222 mẫu. Nghiên cứu hướng tới làm rõ đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của mua sắm trực tuyến khi sử dụng MXH, Internet và xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh hậu Covid-19.
2. Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên các nền tảng thương mại điện tử và MXH
- Tầm quan trọng của việc sử dụng MXH, Internet trong tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến
Internet và MXH được sinh viên sử dụng phổ biến nhất để liên lạc bạn bè, tìm kiếm thông tin, với kết quả trên 83% sinh viên đánh giá đây là mục đích đích quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy có gần 60% tổng số sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ cho rằng MXH và Internet là công cụ “quan trọng” giúp họ tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến và chỉ có 11,7% cho rằng không quan trọng đối với họ. Tỷ lệ đánh giá tầm quan trọng của Internet và MXH đối với mua sắm trực tuyến trong nhóm sinh viên còn cao hơn tỷ lệ đánh giá mức độ quan trọng đối với chia sẻ thông tin, hình ảnh, status với mọi người. Ngoài ra, phát hiện đáng chú ý từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng Internet, MXH để tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến giữa sinh viên nam và nữ, điều này có nghĩa là nam giới cũng quan tâm và tham gia vào hoạt động mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, MXH không khác biệt gì so với nữ giới.
- Xu hướng lựa chọn sản phẩm phổ biến mua sắm trên sàn thương mại điện tử
Kết quả khảo sát đối với sinh viên cho thấy 3 nhóm mặt hàng được sinh viên lựa chọn mua trực tuyến nhiều nhất theo tỷ lệ từ cao đến thấp bao gồm: quần áo (86%), mỹ phẩm làm đẹp (50,5%), trang sức/ phụ kiện thời trang (46,4%). Tiếp đến là các mặt hàng liên quan đến phụ kiện điện thoại /đồ công nghệ/ điện tử (35,1%). Các nhóm mặt hàng còn lại tỷ lệ sinh viên mua trực tuyến không phổ biến.
Bảng 1: Mức độ phổ biến của các sản phẩm được sinh viên lựa chọn mua sắm trực tuyến (%)
Mặt hàng |
Chung |
Nam |
Nữ |
1. Quần áo |
86 |
77,5* |
90,1* |
2. Mỹ phẩm làm đẹp |
50,5 |
21,1* |
64,2* |
3. Trang sức, phụ kiện thời trang |
46,4 |
31* |
53,6* |
4. Phụ kiện điện thoại, đồ công nghệ, điện tử |
35,1 |
60,6* |
23,2* |
5. Đồ ăn vặt |
23,4 |
38* |
16,6* |
6. Đồ dùng học tập |
18,5 |
25,4 |
15,2 |
7. Thiết bị nhà bếp, đồ gia dụng |
11,3 |
12,7 |
10,6 |
8. Vật tư y tế/ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe |
5.4 |
2,8 |
6,6 |
9. Voucher và dịch vụ |
3.2 |
4,2 |
2,6 |
Sinh viên nữ và nam đều mua trực tuyến mặt hàng quần áo là phổ biến nhất, trong đó tỷ lệ này ở sinh viên nữ (90,1% và sinh viên nam là 77,5%). Có một số sự khác biệt trong xu hướng mua sắm trực tuyến giữa nam và nữ: nữ lựa chọn mua sắm trực tuyến mỹ phẩm làm đẹp và trang sức, phụ kiện cao hơn đáng kể so với nam (từ 1,7 cho đến hơn 3 lần). Sinh viên nam quan tâm và mua sắm phụ kiện điện thoại, công nghệ, điện tử phổ biến hơn nhiều so với nữ (60,6% so với 23%). Đáng chú ý, việc mua đồ ăn vặt trực tuyến ở sinh viên nam cũng cao hơn so với sinh viên nữ (38% đối với nam và 16,6% đối với nữ).
- Mức giá phổ biến sinh viên sẵn sàng chi trả cho mua sắm trực tuyến
Trong 5 nhóm mặt hàng phổ biến nhất (theo thứ tự từ 1 đến 5 ở bảng 1), sinh viên sẵn sàng chi tiêu cho các mặt hàng nói trên nằm ở khung từ 100 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng, tỷ lệ sinh viên sẵn sàng chi trả ở mức giá trên 1 triệu thường không cao (từ 14% đến 19%). Riêng đối với đồ ăn vặt, mức chi trả của sinh viên phổ biến nhất là dưới 100 ngàn đồng (chiếm 51,4%).
- Xu hướng lựa chọn những trang thương mại điện tử/ web/ fanpage mua sắm trực tuyến của sinh viên
Mua hàng trực tuyến rất đa dạng diễn ra trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... hay trên các MXH, fanpage chuyên bán hàng online thu hút lượng lớn người theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đã từng mua sắm trực tuyến ở hầu hết các trang thương mại điện tử là khá phổ biến, đặc biệt có đến hơn 98% sinh viên cho biết đã từng mua sắm trực tuyến ở trang Shopee, trong đó có 88,3% mua sắm ở mức độ thường xuyên và 10,4% mua sắm ở mức độ thi thoảng:
Bảng 2: Mức độ thường xuyên mua hàng trực tuyến của sinh viên ở các trang thương mại điện tử/ web/fanpage (đơn vị: %)
Các trang thương mại điện tử/ web/ fanpage |
Thường xuyên mua |
Thỉnh thoảng mua |
Chưa mua bao giờ |
1. Shopee |
88,3 |
10,4 |
1,4 |
2. Các fanpage, MXH bán hàng online |
24,8 |
45,0 |
30,2 |
3. Lazada |
13,5 |
48,2 |
38,3 |
4. Tiki |
11,7 |
51,4 |
36,9 |
5. Sendo |
5,0 |
16,2 |
78,8 |
Đứng sau Shopee về mức độ phổ biến là các trang fanpage, MXH có bán hàng online. Tỷ lệ sinh viên thường xuyên mua hàng trực tuyến tại trang Lazada và Tiki chiếm từ 12% đến 13%, trong đó có khoảng 50% sinh viên thi thoảng mua hàng ở hai trang này, đồng thời cũng có đến trên dưới 38% sinh viên cho biết chưa bao giờ mua hàng trực tuyến ở cả hai trang trên. Sendo là trang thương mại điện tử ít phổ biến nhất đối với sinh viên. Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đồng với số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03.03.2020, cho thấy vào năm 2019 Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về về lượng truy cập website, đạt trung bình 38 triệu lượt/ tháng, theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Lazada và TiKi(4).
3. Kết luận
Như vậy, xu hướng mua hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử và MXH rất phổ biến ở sinh viên trong mẫu nghiên cứu và đây cũng là một trong những hoạt động được đánh giá là quan trọng của sinh viên trên không gian mạng. Sinh viên có xu hướng lựa chọn mua sắm trên Shopee phổ biến nhất và tỷ lệ mua sắm trực tuyến của sinh viên trên Shopee cao hơn đáng kể so với các sàn thương mại điện tử khác. Bên cạnh những lựa chọn phổ biến chung, sinh viên nam và nữ cũng có những xu hướng lựa chọn nhóm mặt hàng mua sắm trực tuyến khác nhau nhất định. Kết quả nghiên cứu gợi mở những giải pháp đối với các sàn thương mai điện tử hiểu hơn về xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên khi muốn phát triển khách hàng hướng đích là sinh viên trong tương lai./.
__________________________________________
(1) Bộ Công Thương (2021), Sách trắng thương mại điện từ 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
(2) Bùi Thị Kỷ (2018), “Ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 34.
(3) La Thị Tuyết, Lê Thu Hằng (2021), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội”, FTU Working Paper.
(4) Infoq Việt Nam (2021), Khảo sát về các trang bán lẻ trực tuyến.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chất lượng báo chí
-
5
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
6
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận