5 năm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam khoảng cách giữa 20% số người giàu nhất và 20% số người nghèo nhất chênh lệch từ 8 đến 10 lần. Đây vừa là một thực trạng, đồng thời là một thách thức lớn đối với toàn xã hội. Chiến thắng đói nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trở thành một mục tiêu quan trọng của Đảng, Nhà nước ta, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa phấn đấu phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, để hòa nhập vào xu thế phát triển của khu vực và thế giới.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân, trong đó, đặc biệt quan tâm đến người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ mục tiêu: "Phấn đấu đến năm 2005, về cơ bản, không còn hộ đói, chỉ còn khoảng 10% hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo". Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta là: "Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo". Các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay được ban hành và đi vào cuộc sống, ưu tiên hướng vào vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo đặc biệt là vùng núi, địa phương thuộc vùng 135, hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội, hộ dân tộc thiểu số… nhằm tạo cơ hội cho người nghèo thoát nghèo, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII đã xác định chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong 10 chương trình kinh tế - xã hội lớn của tỉnh. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã đề ra mục tiêu là: "Phấn đấu mỗi năm giảm 1% hộ nghèo, để đến cuối năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 7,2%".
Để đưa các Nghị quyết trên vào cuộc sống, được sự chỉ đạo chặt chẽ sát sao của ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở đã cùng nhau vào cuộc một cách tích cực, quyết tâm tiến công chiến thắng nghèo đói. Bằng nhiều biện pháp cụ thể, được xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, trong 4 năm 2001 - 2004, chương trình xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Toàn tỉnh có 248.000 lượt người nghèo được khám chữa bệnh, miễn giảm viện phí. Hầu hết học sinh, sinh viên con hộ nghèo được miễn học phí, học sinh các trường dân tộc nội trú được cấp học bổng. Hàng vạn lượt đối tượng chính sách, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật nặng… được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng của Nhà nước. Đã có gần 2.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở, có trên 48.000 lượt hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo của tỉnh, 100% hộ nghèo vay vốn hỗ trợ 0,25% lãi xuất. Đặc biệt sáu xã thuộc chương trình 135, một số xã nghèo của tỉnh được đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu. Hiện nay, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% số xã có điện, có trạm y tế đủ điều kiện để phục vụ đời sống của nhân dân. Trường học, phòng học đã dần dần tạo được điều kiện cho các em học sinh học tập tốt hơn. Các công trình thủy lơị, trạm bơm, hệ thống kênh mương từng bước được cải tạo, nâng cấp góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả các nguồn tham gia lồng ghép) cho chương trình xóa đói giảm nghèo trong 4 năm đạt trên 480 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đã huy động trên 120 tỷ đồng.
Năm 2001, tỉnh có 29.363 hộ nghèo (chiếm 12,26%) thì đến cuối năm 2004 toàn tỉnh chỉ còn 15.102 hộ nghèo (chiếm 6,6%), như vậy sau 4 năm số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi một nửa, bình quân mỗi năm giảm được 1,4% hộ nghèo. So với mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra thì đến nay chúng ta đã hoàn thành vượt chỉ tiêu và về đích trước 1 năm.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình. Đó là những tập thể, huyện thị, xã phường có những cách làm mới, thể hiện sự năng động, sáng tạo, tích cực tìm kiếm giải pháp xóa đói, giảm nghèo mang tính khả thi, khai thác được nhiều nguồn lực, triển khai đồng bộ các nội dung hoạt động của chương trình, hoàn thành xuất sắc, toàn diện mục tiêu đề ra. Đó còn là những cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, khắc phục khó khăn phát huy nội lực, có nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực cùng gia đình, địa phương thực hiện hiệu quả thoát nghèo đi lên.
Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm giai đoạn 2001- 2005, huyện Vĩnh Tường đã triển khai dự án chăn nuôi bò sinh sản. Đến nay, tất cả 29 xã với trên 400 hộ nghèo trong huyện đều được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổng vốn vay 2,5 tỷ đồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi bò sinh sản như hỗ trợ lãi xuất cho vay, hỗ trợ rủi ro, chăm sóc phòng chữa bệnh, phối giống… dự án đã được hầu hết các hộ đồng tình ủng hộ. Trong 2 năm đã có trên 20% số hộ dân ở các xã nuôi bò thoát nghèo. Mô hình chăn nuôi bò ở huyện Vĩnh Tường cần được các huyện khác nghiên cứu học tập và nhân rộng.
Sơn Lôi là một xã nghèo của huyện Bình Xuyên và của tỉnh. Năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 40,7%. Nhờ có chương trình xóa đói giảm nghèo, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, đặc biệt là chương trình đầu tư cho các xã nghèo ngoài chương trình 135, trong những năm qua đã và đang được đầu tư xây dựng, hiện có 24 phòng học được kiên cố hoá, trạm bơm trung tâm được cải tạo, nâng cấp, bê tông hoá 5km kênh mương, cầu An Lão đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bằng các nguồn vốn vay trên 2 tỷ đồng, ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo triển khai đồng bộ dự án: trồng dâu tằm, chăn nuôi bò, lợn sinh sản, sản xuất rau giống,… Các chương trình đó đã tạo điều kiện cho các hộ dân trong xã, đặc biệt là hộ nghèo, có điều kiện phát triển sản xuất kinh tế gia đình, đời sống của nhân dân đã được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo trong 4 năm đã giảm 16,17%, bình quân mỗi năm giảm được 4,2%.
Ông Trần Ngọc Sơn ở phố Lò Cang, thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên không có đất ruộng để canh tác vì trước đây gia đình ông thuộc hộ phi nông nghiệp (là xã viên hợp tác xã gốm sau đó hợp tác xã giải thể). Hằng ngày vợ chồng ông phải đi mò tôm, bắt cá bán lấy tiền sinh sống và nuôi các con ăn học. Được sự giúp đỡ của khu dân cư và chính quyền địa phương năm 2003, ông được xét cho vay 3 triệu đồng, ông mạnh dạn vay thêm của anh em họ hàng, mua thêm 01 cặp bò sinh sản. Nhờ biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh, năm 2004, gia đình ông không những thoát nghèo mà trở thành hộ có cuộc sống khá giả trong khu phố Lò Cang, ông đã xây được ngôi nhà 4 gian, mua sắm được xe máy loại tốt và một số đồ dùng sinh hoạt đắt tiền.
Ông Lê Văn Sơn thuộc diện hộ nghèo nhất của xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường trong nhiều năm. Từ năm 1998, nhờ có chính sách xóa đói giảm nghèo, gia đình ông được Nhà nước giúp đỡ về nhiều mặt như trợ cấp khó khăn đột xuất, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm thuế nông nghiệp, điều chỉnh tăng ruộng đất, vay vốn ngân hàng… Nhờ được hướng dẫn cách làm ăn, với bản chất cần cù chịu khó, ruộng đất của gia đình ông được bố trí trồng các loại cây phù hợp, ngoài cây lúa, gia đình thâm canh cây giống và rau thương phẩm để bán. Thu hoạch từ 8 đến 10 triệu đồng. Nhờ được ngân hàng cho vay vốn kết hợp với vốn tự có, ông đầu tư chăn nuôi 2 trâu cái, 2 lợn sinh sản và đàn gia cầm. Hằng năm, gia đình có thêm thu nhập từ chăn nuôi 20 triệu đồng. Năm 2004, gia đình ông đã xây dựng được 4 gian nhà mái bằng kiên cố, cái nghèo đã không còn đeo bám gia đình ông như những năm trước đây.
Tuy tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm đi một nửa so với năm 2001, nhưng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của năm 2005 và những năm tiếp theo còn rất nặng nề. Toàn tỉnh vẫn còn trên 15.000 hộ với trên 60.000 người nghèo, gần 3.000 hộ nghèo ở nhà tre, dột nát. Một số công trình hạ tầng thiết yếu của xã nghèo, xã miền núi còn thiếu, chưa được kiên cố hóa, đặc biệt là về thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch sinh hoạt. Mức sống của người nghèo còn rất thấp, một bộ phận người nghèo còn chưa được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Chuẩn nghèo tới đây sẽ được điều chỉnh cao hơn, theo đó số hộ nghèo cũng như tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh sẽ gấp 3 lần so với hiện nay.
Năm 2005 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Mục tiêu đặt ra về xóa đói giảm nghèo là: Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, cải thiện cơ bản về nhà ở cho hộ nghèo, không để hộ nghèo phải ở trong ngôi nhà tạm, dột nát, phấn đấu giảm ít nhất 1% hộ nghèo để đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 5,6%, xóa khoảng 3.000 nhà tranh tre, dột nát cho hộ nghèo, trong đó có 400 hộ dân tộc thiểu số. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là cần có sự chỉ đạo tập trung với tinh thần quyết tâm cao hơn nữa của tất cả các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn.
Với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, khả năng về thu ngân sách năm và sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, tỉnh Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, trong đó có mục tiêu giảm nghèo, hy vọng chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong năm 2005 và những năm tiếp theo sẽ đạt tốc độ nhanh hơn, kết quả sẽ bền vững hơn./.
_________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 5+6.2005
Hà Văn Cường
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận