Bài 3: Lênin về xây dựng Đảng trong đổi mới kinh tế
- Bài 1: Bảo vệ "đầu não" và "trái tim"
- Bài 2: Ph.Ăngghen về chống chủ nghĩa cơ hội
- Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống bệnh quan liêu
Phải thực sự liên minh với giai cấp nông dân
Thứ nhất, Đảng Cộng sản cùng với giai cấp nông dân xây dựng nền kinh tế XHCN, Đảng sẽ còn phải nhiều lần chấn chỉnh nền kinh tế ấy và tổ chức nền kinh tế ấy như thế nào để kiến lập được liên minh giữa công tác XHCN của Đảng trong địa hạt đại công nghiệp và nông nghiệp với công việc mà mỗi người nông dân phải gánh vác, công việc mà họ có thể làm cật lực cốt sao thoát khỏi nạn cùng khốn và có khả năng làm được. Đó là vấn đề phải suy nghĩ nghiêm chỉnh “chứ không nói chuyện viển vông”. Lênin đã đặt ra một câu hỏi cho những nhà hoạch định chính sách rằng: “Làm sao mà nói chuyện viển vông được, khi mà họ phải tự cứu vớt lấy mình, mà họ phải lo sao khỏi nguy cơ trước mắt là chết đói cực kỳ khủng khiếp?”(1). Theo Lênin thì những người cộng sản phải liên minh với quần chúng, với người nông dân lao động bình thường, và phải thận trọng, chắc chắn, không được nôn nóng “phải tiến cực kỳ chậm, vô cùng chậm” hơn mức mà ta mơ tưởng, phải có chính sách để “làm sao tất cả quần chúng nông dân đều thật sự tiến lên cùng với chúng ta”(2).
Về vấn đề này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều nghị quyết nhưng trong thực tiễn, chủ trương mở ra những khu công nghiệp tràn lan, quy hoạch treo gây lãng phí đất đai, tiền của; việc các tỉnh đua nhau làm sân golf không có sự kiểm soát của Chính phủ... đã làm cho vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta, cụ thể là vấn đề đất đai, công ăn việc làm, tàn phá môi trường, làm ô nhiễm các dòng sông, ô nhiễm vùng biển và đời sống của người nông dân, nhìn vào đại cục thì lại đang là những vấn đề nóng, nhức nhối và là mầm mống của những sự bất ổn.
Không biết làm ăn, người cộng sản tốt không có nghĩa lý gì
Thứ hai, trong cách hành xử với nông dân, theo Lênin, khi tiến hành chính sách kinh tế mới, Đảng Cộng sản phải biết kiểm tra trên quan điểm lợi ích của nền kinh tế quốc dân, phải bằng biện pháp thi đua giữa những xí nghiệp quốc doanh và những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa (công ty nước ngoài, công ty tư nhân, công ty liên doanh...), tạo ra sự thi đua giữa phương thức tư bản chủ nghĩa với phương thức của nhà nước XHCN xem phương thức nào đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Lênin yêu cầu “Các đồng chí hãy so sánh một cách thực tiễn, phải “là sự kiểm tra trên quan điểm của kinh tế quảng đại quần chúng”(3). Theo Lênin, quần chúng đã nói thẳng với chúng ta rằng “các anh đang thử làm theo phương pháp mới; lời lãi thì các anh không thu được, nguyên lý của các anh là những nguyên lý cộng sản, lý tưởng của các anh thì tuyệt diệu; tóm lại các anh được miêu tả như những vị thánh, và, ngay còn đang sống các anh cũng đáng lên thiên đường rồi -nhưng các anh có biết làm việc không? Phải kiểm tra, kiểm tra thật sự, chứ không phải theo kiểu của Ban Kiểm tra Trung ương là tiến hành một cuộc điều tra và quyết định một sự khiển trách nào đó, và cũng không phải theo kiểu của Ban Chấp hành Trung ương các xô viết toàn Nga là định ra một sự trừng phạt. Không phải thế, phải có kiểm tra thật sự, đứng trên quan điểm nền kinh tế quốc dân mà kiểm tra”(4).
Liên hệ với thực tiễn, đã đến lúc, chúng ta cần lưu ý tới lời khuyên sau đây của Lênin - cha đẻ của đổi mới, canh tân trong lịch sử của CNXH: “Bây giờ các đồng chí phải chứng tỏ rằng trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, các đồng chí biết giúp đỡ một cách thực tế cho kinh tế của công nhân và của người mu-gich, để cho họ thấy được là các đồng chí đã thắng trong cuộc thi đua”(5).
Đảng viên có chức quyền dễ rơi vào "lợi ích nhóm"
Thứ ba, khi thực hiện chính sách kinh tế mới đã bộc lộ sự bất cập của Đảng trong lãnh đạo đối với các cơ quan nhà nước. Theo Lênin thì cần phải nghiêm khắc nhìn thẳng vào sự thật xem nhà nước là do Đảng Cộng sản nắm trong tay nhưng về mặt thực hiện chính sách kinh tế thì nhà nước có hoạt động đúng như mong muốn của Đảng và nhân dân không? Lênin đã thẳng thắn trả lời rằng: “Không!”. Lênin là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhưng ông đã thừa nhận rằng: “Chúng ta không muốn thú nhận điều này: Nhà nước đã không hoạt động được như chúng ta mong muốn”(6). Ông đã miêu tả chính xác sự mập mờ sáng tối thực trạng của tình hình và đã tìm ra đúng nguyên nhân của nó. Ông cho rằng nhà nước xô viết khi ấy như một cỗ xe, rõ ràng về mặt pháp lý là có người lái, người lái đó là do Đảng chọn lựa, đang điều khiển cỗ xe, nhưng xe lại đang chạy không theo hướng đã định mà theo hướng thúc đẩy của kẻ khác, một kẻ bí mật, bất hợp pháp, một kẻ mà người ta không biết từ đâu đến, của bọn đầu cơ hoặc của bọn tư bản tư nhân, hoặc có thể là của cả hai loại đó, và do đấy cỗ xe đã chạy hoàn toàn không theo mơ tưởng của người lái. Lênin cho rằng đó là điểm chủ yếu mà chúng ta cần nhớ khi thực hiện chính sách kinh tế mới.
Phải chăng hiện tượng “lợi ích nhóm” ở nước ta đã được báo động trong dư luận xã hội và cả trên diễn đàn chính trị cũng là vấn đề làm cho cỗ xe của nhà nước có nguy cơ đi chệch mục tiêu mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra? Đã đến lúc những câu hỏi mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra trong hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI cần phải được trả lời nghiêm chỉnh, trong đó có vấn đề: Nhóm ở đâu? Ở lĩnh vực nào? Địa phương, ngành cấp nào? Nhóm là những ai? Nếu không trả lời công khai, minh bạch những câu hỏi ấy thì nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ không chỉ dừng lại ở sự dự báo, cảnh báo.
"Dối trá cộng sản" là kẻ thù giấu mặt
Thứ tư, Lênin đã nói trước Đại hội XI Đảng Cộng sản Bolshevik Nga rằng: Vì quan hệ chức vụ của tôi, thường được nghe nhiều lời “dối trá cộng sản chủ nghĩa”. Hiện tượng ấy đã bị một số báo nói thẳng ngay rằng “Các anh đang lăn mình vào vũng bùn tư sản tầm thường, trên đó những lá cờ cộng sản nhỏ xíu sẽ phấp phới với đủ thứ những lời nói hay ho.... Tôi tán thành chính quyền Xô viết ở Nga... vì chính quyền đó đã đi vào một con đường đưa nó đến chính quyền tư sản thông thường”(7). Lênin không những không bực mình khi những tờ báo ấy nói thẳng chỉ vì nó là công cụ của kẻ thù mà ông còn khen câu đó rất bổ ích vì nó không lặp lại những lời dối trá vẫn từng nghe, vì nó nói trắng ra một cách công khai và thô bạo như thế. Ông nói: “Đó là một lời nói rất có ích và theo tôi, cần phải chú trọng đến câu nói ấy... (họ) nói như thế, thì đối với chúng ta còn tốt hơn nhiều so với một số trong bọn họ giả dạng làm gần như là những người cộng sản...”(8). Sự dối trá đã làm cho Đảng không đủ sáng suốt dũng cảm, không dám nói ra, không nhận biết được một sự thật đau đớn rằng, những người cộng sản có đủ mọi thứ nhưng đã không có quyền lực mà cứ nhìn về phía sau một cách tuyệt vọng. Khi chỉ ra sự “dối trá cộng sản” là “nguy cơ thật sự” hiện tại của chế độ xô viết như sau: “Hiện không có ai trực tiếp tấn công chúng ta cả, người ta không đến bóp họng chúng ta. Chúng ta còn chờ xem mai đây sẽ ra sao, nhưng hiện nay người ta không cầm vũ khí để tấn công chúng ta; tuy nhiên cuộc đấu tranh... đã trở nên ác liệt và nguy hiểm hơn gấp trăm lần, vì không phải lúc nào chúng ta cũng thấy được rõ đâu là kẻ thù đang đánh lại ta...”(9). Chắc ông cũng không ngờ rằng những dòng trên lại là dự báo thiên tài về nguyên nhân sự sụp đổ của Liên Xô.
Người lãnh đạo trình độ văn hóa yếu thường bị người ta đánh lừa
Cuối cùng, theo Lênin thì cái nguy cơ chủ yếu không phải là lực lượng kinh tế của đất nước yếu kém mà: “Rõ ràng, cái còn thiếu chính là trình độ văn hóa của những người cộng sản lãnh đạo...”(10), hãy lấy một số đông đảng viên cộng sản đang phụ trách đối chiếu với bộ máy quan liêu thì thật ra không phải là những người cộng sản lãnh đạo mà chính họ bị lãnh đạo... Ông nói rõ: “Những người cộng sản đứng đầu các công sở - đôi khi những kẻ phá hoại ngầm đẩy họ lên địa vị đó một cách khôn khéo có dụng ý, để làm một cái chiêu bài cho chúng - những người cộng sản đó thường bị người ta đánh lừa. Thú nhận điều đó thật rất khó chịu... Nhưng theo tôi, thì phải thú nhận như thế, vì hiện nay, đó là mấu chốt của vấn đề”(11).
Trên diễn đàn của Đại hội XI Đảng Cộng sản Bolshevik Nga, V.I.Lênin đã nêu ra một câu hỏi: “Những người cộng sản có nhận thức được rằng chính họ là những người chưa biết lãnh đạo không? Họ cứ tưởng là mình lãnh đạo người khác, nhưng thật ra, họ có biết chính họ bị người khác lãnh đạo không? Nếu họ hiểu được điều đó, thì chắc chắn họ sẽ học lãnh đạo được, vì có thể học lãnh đạo được. Nhưng muốn thế, phải học tập, mà ở nước ta, người ta lại không chịu học tập. Người ta cứ liên tiếp tung ra những chỉ thị và sắc lệnh, và kết quả lại hoàn toàn không được như ý mình mong muốn”(12). Ông đã nhấn mạnh đó là cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh này chưa kết thúc và thẳng thắn thừa nhận “ngay cả những cơ quan trung ương ở Moscow, đứng về mặt văn hóa mà xét, cuộc đấu tranh này vẫn chưa được giải quyết”(13).
Những chỉ dẫn của Lênin rất thiết thực trong cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay./.
____________________________
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, T.45, tr.91, 94, 95, 95 - 96, 97, 103, 112, 113, 114, 115.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 17.7.2021
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận