Chuyển đổi số báo chí: Sắc son giữ vững nền tảng, chuyển mình cùng thời đại
Bài cuối: Đoàn kết, bản lĩnh tạo không gian thực hành chuyển đổi số báo chí
Bài 2: Không có công thức chung cho một “tòa soạn số”
Bài cuối: Đoàn kết, bản lĩnh tạo không gian thực hành chuyển đổi số báo chí
Cơ quan báo chí cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau
“Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”, có lẽ, sự ví von này đúng với báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển mình kiên cường của nhiều cơ quan báo chí khi nỗ lực đưa kỹ thuật, công nghệ xây dựng tòa soạn số. Song tất cả mới chỉ dừng ở hoạt động đơn lẻ, mạnh ai lấy làm ở từng tòa soạn. Hiện nay, ở vào hoàn cảnh mới, việc xây dựng và vận hành mô hình tòa soạn số đang đặt ra các điều kiện về nhân lực, tài chính và công nghệ. Để xây dựng và vận hành một tòa soạn số đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ từ con người, nền tảng kỹ thuật, công nghệ và kinh phí… Thực tế yêu cầu, các cơ quan báo chí cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, để thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số, thay vì thực hiện manh mún ở từng tòa soạn.
Đơn cử, như việc đầu tư công nghệ trong các tòa soạn. Việc mua mới công nghệ sẽ là không dễ dàng với quy mô các tòa soạn nhỏ, tuy nhiên nếu cải thiện dần dần có thể gây tốn kém hơn vì phải lồng ghép nhiều hơn. Việc đầu tư mới một cách tổng thể ngay từ đầu lại đối mặt với vấn đề không mới, đó là công nghệ có thể sẽ lạc hậu rất nhanh. Vậy thay vì quá sức, các tòa soạn có thể liên kết cùng chia sẻ công nghệ, nền tảng kỹ thuật.
Để công cuộc chuyển đổi số báo chí thành công, nhận thức của các tòa báo cần thực sự thay đổi để đầu tư hơn vào công cuộc này, bên cạnh việc đẩy mạnh kết hợp chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà báo, nhà công nghệ và nhà quảng cáo để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả cả về nội dung và kinh tế báo chí; sự liên kết, hỗ trợ chính giữa các cơ quan báo chí sẽ sớm thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số đi vào chiều sâu, thực chất.
Trên hành trình phát triển của báo chí, chuyển đổi số sẽ lặp lại ở các chu kỳ. Cùng học tập, ứng dụng mô hình xây dựng và quản trị tòa soạn số hiệu quả sẽ tạo tiền đề để các tòa soạn tiếp tục tiến lên hoàn thành các giai đoạn chuyển đổi số trong tiến trình vận động không ngừng.
Hiện nay, rất nhiều tòa soạn ở Việt Nam đã áp dụng chuyển đổi số để hỗ trợ phóng viên, biên tập viên trong công việc của mình, bên cạnh đó, tạo ra trải nghiệm tốt hơn, gần gũi và đa dạng hơn cho độc giả ở khía cạnh tiếp cận thông tin, nâng cao tri thức, giáo dục, giải trí... Mở rộng ra ngoài môi trường tòa soạn, sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tòa soạn để giảm chi phí, thu hút được lượng lớn bạn đọc...
Tạo không gian thực hành chuyển đổi số
Báo chí tác động tới công chúng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, đòi hỏi báo chí càng cần “đi trước đón đầu” trong chuyển đổi số. Công cuộc tạo không gian thực hành chuyển đổi số để báo chí bắt kịp xu thế của công nghệ hiện tại, đáp ứng tốt nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới đang được đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
.
Có thể thấy, chuyển đổi số là một trong những trọng tâm ưu tiên phát triển của Việt Nam. Chủ trương chuyển đổi số báo chí nằm trong Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, trong đó báo chí là một trong những lực lượng tiên phong, đi đầu, có vai trò và chức năng kết nối các thiết chế xã hội khác vận động và chuyển đổi.
Ngày 6/4/2023, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 348/QĐ-TTg về Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chiến lược nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với việc thúc đẩy thực tiễn chuyển đổi số báo chí ở nước ta, quá trình chuyển đổi từ báo chí đơn loại hình sang nền báo chí số lấy báo mạng điện tử làm trung tâm, ứng dụng công nghệ số trong toàn bộ hoạt động của tòa soạn số. Nói cách khác, đây là tiền đề để báo chí số, tòa soạn số ra đời, trở thành xu thế tất yếu của hoạt động báo chí trong bối cảnh mới.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước). 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.
Ngay sau Quyết định của Chính phủ, Bộ TT&TT đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí với nhiều cách làm mới. Như ra mắt Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí; xây dựng và công bố bản đồ công nghệ cho lĩnh vực báo chí, là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ phục vụ chuyển đổi số thông qua 03 vấn đề gồm các xu hướng lớn ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ số hiện nay; công nghệ số nào có tiềm năng cân bằng giữa giá trị và rủi ro; công nghệ số mới nổi nào nên thận trọng khi triển khai.
Mặt khác, việc ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí, giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp để chuyển đổi số hiệu quả.
Mặc dù vẫn còn những vướng mắc như chưa có sự đồng bộ và tương thích về cơ sở pháp lý tạo ra khoảng trống trong hành lang pháp lý quan trọng để báo chí số, tòa soạn số được thừa nhận và phát triển; sự thiếu hụt và thiếu đồng bộ về nhân lực, nền tảng kỹ thuật, công nghệ, các điều kiện về tài chính, quản trị tài chính;… Song có thể thấy một không gian thực hành chuyển đổi số đang hình thành sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số báo chí.
Trước đó, tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sẽ hỗ trợ những cơ quan báo chí có quy mô vừa và nhỏ, báo địa phương, gặp khó khăn về tài chính, công nghệ. Có thể xây dựng những nền tảng công nghệ chung cho báo chí.
Sự chuyển dịch của các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam trong dòng chảy chung của báo chí thế giới dưới tác động của chuyển đổi số đã đang dần hình thành xu thế báo chí công nghệ. Điều quan trọng đặt ra trong bối cảnh hiện nay là quản trị tòa soạn số ấy như thế nào để tận dụng một cách tối đa cơ hội và vượt lên những thách thức. Việc chuyển đổi số từng công đoạn trong quản trị, tác nghiệp, sản xuất nội dung,... chính là bước đệm hướng tới chuyển đổi số toàn diện, có hệ thống cho nền báo chí chuyên nghiệp của Việt Nam sau này.
Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ bước sang năm 2024 tiệm cận với đích đến của chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, sẽ còn rất nhiều việc cần làm để có thể chuyển đổi số báo chí thành công. Tận dụng thời cơ, phát huy nội lực, đổi mới sáng tạo, nhanh chóng thích ứng, cùng đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số là điều tất yếu. Truyền thống lịch sử gần 100 năm của báo chí cách mạng sẽ là bệ đỡ để báo chí hôm nay sắc son giữ vững nền tảng, bản lĩnh chuyển mình cùng thời đại./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 28/12/2023
Bài liên quan
- Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
- Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
- Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- Ứng dụng công nghệ truyền thông nhìn từ xu hướng "selfie" trên mạng xã hội
- Những nguy cơ mất an toàn trong sử dụng mạng xã hội trên không gian mạng của sinh viên hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- 6 Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị cần xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thật sự trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng; hình mẫu về giữ gìn kỷ cương học đường, kỷ luật học tập, địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người Cộng sản.
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản là một ngành đặc thù khi tính chính trị, văn hóa tư tưởng, truyền thông đại chúng đan xen với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Người làm xuất bản vừa phải đáp ứng mục tiêu chính trị, vừa giải quyết các bài toán về kinh tế. Trong giai đoạn phát triển cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự thay đổi nhu cầu của thị trường cũng khiến cho ngành xuất bản xuất hiện những xu thế mới mà người dạy và học ngành xuất bản cần nhìn nhận và có những thay đổi thích hợp trong hoạt động đào tạo.
Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
“Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025” của Chính phủ đã nêu rõ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa là một trong sáu nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi. Trong đó, cần đẩy mạnh việc ứng dụng các khoa học công nghệ trong công tác số hóa, xây dựng dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa và phát triển các ứng dụng công nghệ số như: tham quan ảo, triển lãm trực tuyến... nhằm nâng cao trải nghiệm, thúc đẩy hoạt động truyền thông, quảng bá. Đồng thời trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, được trình Quốc hội thông qua trong năm 2023 đã bổ sung các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị di sản văn hóa. Qua đó, có thể thấy rằng việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm truyền thông sáng tạo đang trở thành một công cụ hữu hiệu để quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam.
Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia. Quảng bá hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương tiện và phương thức khác nhau, trong đó, báo chí đối ngoại được xem như là công cụ chủ đạo, là vũ khí sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam với thế giới. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần phát huy hiệu quả việc quảng bá hình ảnh quốc gia trên báo điện tử VietnamPlus.
Ứng dụng công nghệ truyền thông nhìn từ xu hướng "selfie" trên mạng xã hội
Ứng dụng công nghệ truyền thông nhìn từ xu hướng "selfie" trên mạng xã hội
Hiện nay, ngày càng có nhiều mạng xã hội mới hoạt động dựa trên dữ liệu dựa trên dịch vụ định vị vị trí - Location Based Services (viết tắt là LBS)(1) tham gia vào thị trường xây dựng nền tảng trực tuyến. Các mạng xã hội này đều phát triển tính năng “selfie" đáp ứng sự yêu thích của người dùng đối với tính năng này. Tính năng "selfie", trong tiếng Việt để chỉ việc tự chụp ảnh của chính mình mà không cần sự giúp đỡ từ người khác; theo ngôn ngữ nói, là "tự sướng". Hiện nay, việc "chụp ảnh tự sướng" đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tính năng cho các nền tảng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Về mặt tâm lý, những bức ảnh selfie đẹp giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn và mang lại niềm vui khi chia sẻ với bạn bè. Hành vi này không chỉ phản ánh nhu cầu mới của người dùng mà còn có thể tác động đến các nhà phát triển ứng dụng, trở thành một yếu tố tham khảo quan trọng trong việc phát triển sản phẩm công nghệ.
Bình luận