Bài học lớn từ câu chuyện nhỏ về chữ nghĩa
Cách đây 17 năm, khi đang là phóng viên Báo Quân khu 2, vì rất ưa thích mục “Sinh hoạt tư tưởng” trên Tạp chí Cộng sản, tôi đã viết bài gửi tới Tạp chí. Đầu tháng 5.2003, nhận được bài viết, anh Vũ Cân ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí điện cho tôi, nói: “Bài viết của đồng chí có nội dung sát, khái quát hoá vấn đề, chúng tôi sẽ chỉnh sửa một số câu từ và chuyển tít bài thành “Công thức 3T”, đồng chí có nhất trí không?”. Tôi đồng ý và đề nghị các anh cứ biên tập cho đúng với ý định tuyên truyền của Tạp chí.
Đến tháng 6.2003, bài “Công thức 3T” của được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 16 năm 2003. Trong bài viết, tôi đã tổng hợp thành “công thức” 6 loại cán bộ, trong đó có 3 loại cán bộ tốt và 3 loại cán bộ kém. Khi đăng lên, Tạp chí Cộng sản, “lược” bớt, để lại còn 5 loại cán bộ. Tôi nghĩ đơn giản là do bài dài nên Ban biên tập cắt bớt cho vừa khuôn trang.
Mấy ngày sau, anh Vũ Cân điện thoại cho tôi biết, trước khi bài viết được đăng, đã qua Ban thư ký xem xét và đồng chí Hà Đăng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đã đọc, duyệt và cắt bớt một loại “cán bộ kém” đi. Đồng chí Hà Đăng có nói là, viết bài về công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ là vấn đề hết sức nhạy cảm, hệ trọng, vì đây là nhân tố then chốt quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Do đó, nếu để 3 loại “cán bộ tốt” đi cùng 3 loại “cán bộ kém” như bản thảo, thì người đọc dễ suy luận là trong thực tế cuộc sống hiện nay, số “cán bộ tốt” và “cán bộ kém” là bằng nhau, như vậy làm sao thúc đẩy được xã hội phát triển tiến bộ. Còn giữ nguyên 3 loại “cán bộ tốt” và chỉ để 2 loại “cán bộ kém”, thì rõ ràng số “cán bộ tốt” nhiều hơn “cán bộ kém”, vì thế mới tạo nền tảng cho đất nước ổn định, phát triển. Một khi cái tốt nhiều hơn cái kém; tích cực, tiến bộ lấn át và chi phối tiêu cực, lạc hậu thì xã hội mới phát triển lành mạnh. “Tầm tư tưởng, tính định hướng” của bài viết chính là ở chỗ đó.
Nghe anh Vũ Cân thuật lại về lý giải của đồng chí Hà Đăng một cách chặt chẽ, khúc triết như vậy, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, bài viết của mình tuy được đánh giá là có tính phát hiện, biết khai thác và lập luận vấn đề, song chưa có sự tinh ý trong chuyển tải nội dung. Việc cắt bớt một loại “cán bộ kém” để cho bài viết có được “tầm tư tưởng, tính định hướng”, không chỉ thể hiện sự nhạy cảm sâu sắc của đồng chí Hà Đăng, mà còn biểu lộ rõ cái nhìn tinh tế, tư duy mẫn tiệp của một nhà báo lão thành. Qua câu chuyện nhỏ này, tôi học được tính chuẩn xác, nhạy bén, tinh ý trong viết báo, nhất là những bài viết về đề tài xây dựng Đảng.
Cách đây hơn ba tháng, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của nhà báo lão thành Hà Đăng. Giọng ân cần, bác động viên: “Hôm nay bác gọi điện để chúc mừng cháu vừa ra cuốn sách “Góp phần xây dựng đạo đức, văn hóa trong Đảng”. Bác biết thông tin này từ đọc bài giới thiệu sách của tác giả Hồng Hải đăng trên Báo Quân đội nhân dân cuối tuần...”. Sau đó, bác Hà Đăng có nhắc: “Theo bài giới thiệu sách, trong bài “Con ma” bệnh giả dối đục thấu, khoét vào cốt tử con người” của cháu có trích câu: “Thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt/ Luồn lọt, lươn lẹo lại lên lương” là chưa đúng nguyên bản. Câu này chính xác phải là: “Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt/ Lèo lá, lừa lọc lại lên lương”. Tuy bản chất vấn đề hai câu là không thay đổi, nhưng khi viết trên sách báo bảo đảm chuẩn xác thì vẫn ý nghĩa hơn, cháu ạ”. Rồi bác Hà Đăng nói thêm xuất xứ hai câu này được phát ra từ một cán bộ cấp cao cách đây hơn hai chục năm, sau đó nó như một “câu cửa miệng” nên có khá nhiều dị bản trong xã hội. Trước khi kết thúc cuộc điện thoại, bác Hà Đăng có trao đổi thêm một vấn đề - dù rất nhỏ - nhưng tôi coi đó là một bài học lớn cho bản thân. Đó là: việc đưa những “câu cửa miệng” “phát ngôn đời thường” vào tác phẩm báo chí để tăng tính sinh động và làm “mềm hóa” nội dung bài viết là cần thiết. Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng và có sự cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là những bài báo chính luận, có liên quan đến công tác cán bộ, xây dựng Đảng. Bởi có những “câu cửa miệng” sẽ làm phản giá trị của “tầm tư tưởng, tính định hướng” trong tác phẩm...
Tôi rất xúc động trước tình cảm chân thành và sự góp ý tinh tế của bác Hà Đăng. Sau ngót 20 năm, câu chuyện nhỏ từ bác lại cho tôi bài học lớn về nghề.
Kể lại hai câu chuyện tuy cách xa nhau gần hai chục năm, tôi cảm thấy thật may mắn khi có những nhà báo đi trước luôn ân cần góp ý, giúp đỡ những nhà báo đi sau bằng một tình cảm đồng nghiệp chân thành, tinh tế. Đó cũng là một bài học quý nhắc nhớ tôi cần phải luôn đề cao ý thức thận trọng, viết đúng từng câu từ, chữ nghĩa để bảo đảm văn phong chuẩn xác, lô gích đồng thời chuyển tải được ý nghĩa của tác phẩm báo chí. Có những chi tiết tưởng là rất nhỏ nhưng lại chứa đựng cả một thông điệp lớn mà người làm báo nói riêng, làm công tác tuyên giáo nói chung phải luôn “nằm lòng”./.
_____________________
Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 08.8.2020
Đại tá Nguyễn Văn Hải
Trưởng phòng Biên tập, Văn hóa, Thể thao, Báo Quân đội nhân dân
Nguồn: http://www.tuyengiao.vn/
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận