Báo chí trước thách thức từ mạng xã hội
Tại hội thảo, ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, mạng xã hội đang ngày càng phát triển, sử dụng phổ biến tạo nên những tác động lớn đối với báo chí ở cả hai khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực, tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức.
Hội thảo là dịp để những người làm báo Đảng địa phương gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động báo chí; đồng thời, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, cách làm hay để làm tốt hơn nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ tuyên truyền, phản bác lại các thông tin sai trái trên mạng xã hội.
Tại hội thảo, ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, mạng xã hội đang ngày càng phát triển, sử dụng phổ biến tạo nên những tác động lớn đối với báo chí ở cả hai khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực, tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức. Nhiều đơn vị báo chí hiện nay xem mạng xã hội như là công cụ hỗ trợ đắc lực để khai thác nguồn tin, truyền tải thông tin đến độc giả… Tuy nhiên, nếu không thận trọng, tỉnh táo thì rất dễ bị những thông tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội; hoặc trở thành công cụ sản xuất nội dung cho mạng xã hội, đánh mất bạn đọc…
Theo Phó Tổng biên tập phụ trách Báo Tây Ninh Huỳnh Thanh Nam: Sự "bắt tay" của báo chí và mạng xã hội góp phần giúp cơ quan báo chí tiếp cận được nhiều nguồn thông tin; tạo ra cú nhảy vọt, làm thay đổi hoàn toàn cách thức truyền tải thông tin, tương tác với bạn đọc. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng tạo ra nhiều nguy cơ nếu không tỉnh táo, báo chí có thể đánh mất mình để trở thành công cụ sản xuất nội dung cho các nền tảng mạng xã hội khi mà người đọc tìm đến nguồn tin chính trên mạng xã hội, không cần quan tâm nguồn tin đó từ đâu, ai là người viết. Hoặc mạng xã hội cũng tạo ra những “phóng viên salon” chuyên tiếp nhận nguồn tin chưa qua kiểm chứng để xử lý thành sản phẩm báo chí. Do đó, các cơ quan báo chí cần có những sự thay đổi nhanh nhạy, nắm bắt xu thế để tận dụng những lợi thế do mạng xã hội mang lại. Đồng thời phải xác định rõ ràng báo chí hoạt động dựa trên nền tảng của đạo đức và luật pháp yêu cầu người làm báo phải chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội, khai thác lợi thế từ mạng xã hội để phục vụ công việc…
Nêu ý kiến tại hội thảo, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng Nguyễn Khắc Văn cho rằng: Báo chí và mạng xã hội hiện đang tồn tại song song, tòa soạn báo chí chuyên nghiệp đưa thông tin theo kiểu của báo, còn công chúng đưa thông tin lên mạng xã hội theo kiểu của họ. Do đó, tạo ra tính cạnh tranh khá mạng mẽ về thông tin. Tuy nhiên, dù mạng xã hội có số lượng thông tin cực kỳ lớn, phù hợp nhu cầu tiếp nhận của nhiều người nhưng hầu hết chưa được kiểm chứng, thiếu độ tin cậy. Trong khi đó, báo chí có lợi thế là những thông tin chính thống và độ tin cậy cao. Do đó, báo chí cần phát huy tối đa lợi thế này thông qua việc nâng cao chất lượng thông tin, cách thức truyền tải để tạo niềm tin đối với công chúng, bạn đọc...
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng tham gia ý kiến tập trung vào các vấn đề như: Thông tin chính thống và mạng xã hội; mạng xã hội đặt ra những thách thức gì cho báo chí hiện nay; báo chí trong môi trường cạnh tranh thông tin; khai thác mạng xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí; sử dụng mạng xã hội để tương tác, kết nối, xây dựng nguồn tin; ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội với tư cách là người đại diện của các cơ quan báo chí; sử dụng mạng xã hội để kinh doanh báo chí và làm gì trước thách thức từ mạng xã hội…
Tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập cũng như đối mặt và vượt qua những thách thức, khó khăn, hơn lúc nào hết, báo chí, nhất là các cơ quan báo Đảng phải có lập trường chính trị vững vàng, không ngừng đổi mới, xác định rõ nhân tố quyết định là con người, là trí tuệ, tài năng, đạo đức và sự nỗ lực của người làm báo. Đồng thời, báo chí phải góp phần đắc lực vào việc hình thành dư luận xã hội lành mạnh; xây dựng bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, khí phách con người Việt Nam trong thời kỳ mới, cổ vũ và tạo ra sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đồng thuận xã hội./.
Nguồn: http://dangcongsan.vn
Bài liên quan
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
- Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
- Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất chương trình truyền hình đang trở nên ngày càng được quan tâm. Công nghệ AI tăng khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành báo chí, truyền hình. Các đơn vị sản xuất truyền hình hiện nay đang phải nhanh chóng thích ứng với môi trường số, chuyển từ sản xuất truyền thống sang các quy trình hiện đại và hiệu quả hơn. Công nghệ AI không chỉ mang lại tốc độ và hiệu quả trong sản xuất chương trình truyền hình mà còn mở ra cơ hội sáng tạo và thách thức, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ người làm báo chí.
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản là một ngành đặc thù khi tính chính trị, văn hóa tư tưởng, truyền thông đại chúng đan xen với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Người làm xuất bản vừa phải đáp ứng mục tiêu chính trị, vừa giải quyết các bài toán về kinh tế. Trong giai đoạn phát triển cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự thay đổi nhu cầu của thị trường cũng khiến cho ngành xuất bản xuất hiện những xu thế mới mà người dạy và học ngành xuất bản cần nhìn nhận và có những thay đổi thích hợp trong hoạt động đào tạo.
Bình luận