Bước đầu tìm hiểu khái niệm “tha hóa” trong triết học
Tha hoá là khái niệm được đề cập nhiều trong lịch sử triết học.
Nguồn gốc tư tưởng về tha hoá có thể tìm thấy ở những đại diện của triết học Pháp và Đức thời cận đại như Rút-xô, Gớt, Sin-lơ.
Trong triết học của Rút-xô (1712 - 1778), nhà triết học nổi tiếng của phong trào Khai sáng Pháp, tha hoá là sự chuyển hoá những mối quan hệ xã hội, những hiện tượng xã hội thành cái đối lập với bản chất tự nhiên của nó. Khi nghiên cứu vấn đề con người và quá trình phát triển của xã hội, Rút-xô khẳng định bản chất con người là tự do - con người sinh ra vốn được tự do, tuy thế, trong các xã hội từ trước tới giờ, luôn tồn tại sự bất công, mất dân chủ giữa người và người, tự do của con người luôn bị kìm hãm. Ông đi tìm nguồn gốc của tình trạng đó ở bản thân sự phát triển kinh tế và các hình thái sở hữu của xã hội.
Bằng tư duy biện chứng, Rút-xô phân tích, “trạng thái tự nhiên” là giai đoạn tồn tại đầu tiên của xã hội loài người, trong thời kỳ này, các mối quan hệ xã hội còn thuần khiết, mọi người sinh ra ai cũng như nhau, chưa có sự khác nhau rõ rệt về địa vị xã hội, về kinh tế, đẳng cấp, mọi người đều bình đẳng và tự do. “Trạng thái công dân” ra đời với sự xuất hiện sở hữu tư nhân phá vỡ trạng thái tự nhiên của xã hội. Xã hội phân chia thành kẻ giàu người nghèo, đầy rẫy những bất công và áp bức, chiến tranh và mọi tệ nạn xã hội khác xuất hiện. Những đạo luật trong xã hội công dân đều là những xiềng xích trói buộc kẻ yếu, đem lại sinh lực cho kẻ mạnh, huỷ hoại không thương tiếc tự do cá nhân. Các mối quan hệ xã hội hoàn toàn bị biến chất đối lập với bản chất tự nhiên của con người. Đây là tình trạng xã hội bị tha hoá, đối lập với bản chất tự nhiên của nó. Cùng với sự tha hoá các mối quan hệ xã hội, nhà nước cũng bị tha hoá bản chất của mình. Sự tha hoá của bộ máy nhà nước được hiểu: nhà nước (xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội) đáng lẽ phải đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân trong xã hội, nhưng trong “trạng thái công dân” nó trở thành công cụ đàn áp nhân dân, trở thành phương tiện hợp pháp hoá sở hữu tư nhân cũng như mọi bất công trong xã hội. Rút-xô cho rằng cần phải thông qua cách mạng đưa xã hội trở về “trạng thái tự nhiên” ban đầu của nó, nhưng trên cơ sở cao hơn, khôi phục tự do và bình đẳng xã hội, xoá bỏ mọi bất công và tệ nạn, lập lại kỷ cương.
Những tư tưởng nhân văn của Rút-xô trở thành phương châm hành động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794.
Đến triết học của Hêghen, phạm trù tha hoá được xem như một trong những đặc trưng trong hệ thống triết học đồ sộ của ông.
Tha hoá, như Hêghen giải thích, tức là biến thành cái khác nó nhưng chính là nó ở trạng thái khác và hình thái khác. ý niệm tuyệt đối trong sự phát triển biện chứng của nó, sau khi đạt tới sự phát triển đầy đủ trong thế giới tinh thần thuần tuý, đã tha hoá thành giới tự nhiên để tiếp tục tự nhận thức chính mình. Theo đó, quá trình phát triển của giới tự nhiên từ vật chất vô cơ đến vật chất hữu cơ, từ vô sinh đến hữu sinh, xuất hiện sự sống và sự phát triển của chính sự sống chẳng qua chỉ là sự biểu hiện bên ngoài của các phạm trù lôgic. Quá trình phát triển từ thấp đến cao đó của giới tự nhiên cũng chính là quá trình ý niệm tuyệt đối vượt bỏ sự tha hoá của mình, trở thành cái tồn tại cho bản thân mình, tiếp tục phát triển với tư cách tự ý thức của loài người trong toàn bộ tiến trình lịch sử thế giới.
Như vậy, giới tự nhiên chính là do ý niệm tuyệt đối tha hoá thành. Giới tự nhiên chỉ là tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối, là kết quả của sự vận động của ý niệm tuyệt đối, là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. ý niệm tuyệt đối, được hiểu như một lực lượng siêu nhiên là thực thể cao nhất, sáng tạo ra toàn bộ thế giới hiện thực. Quan niệm của Hêghen điển hình cho lập trường duy tâm trong triết học.
Khái niệm tha hoá với nghĩa đã phân tích (sự chuyển hoá một hiện tượng, mối quan hệ, đặc tính... sang cái khác với bản thân nó) được Phơ-bach sử dụng khi phân tích bản chất của tôn giáo.
Nếu như Hêghen nói đến sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối thì Phơ-bách nói đến sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận: bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện, hướng tới cái gì tốt đẹp nhất; nhưng trong thực tế con người không đạt được những điều đó nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế. Như thế, không phải Thượng đế sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra Thượng đế. Con người đã tưởng tượng ra Thượng đế bằng cách trừu tượng hoá bản chất của mình, gán cho Thượng đế những bản chất ấy. Với hình tượng Chúa con người đã tuyệt đối hoá, thần thánh hoá những đặc tính của mình. Phơ-bách đã viết: tư tưởng, dụng ý của con người như thế nào thì Chúa của con người như thế.
Bản chất của tôn giáo, theo đó, chính là sự tha hoá các đặc tính của con người. Con người dường như nhân đôi mình, ngắm nhìn mình trong gương mặt của Thượng đế.
Khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, Phơ bách cũng chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy tâm chính là sự tha hoá của lý tính. Vấn đề cơ bản của triết học được Phơ-bách quan niệm như sau, quan hệ thực sự của tư duy đối với tồn tại là: tồn tại, chủ thể; tư duy, thuộc tính. Nguồn gốc của tư duy, của lý tính là ở cảm giác, trong đó ông hiểu cảm giác là sự phản ánh các vật thể của thế giới vật chất. Theo ông, lý tính bao giờ cũng phải đứng nguyên trên cơ sở thế giới vật chất và của tính cảm giác. Chủ nghĩa duy tâm đã đặt một tinh thần siêu tự nhiên đứng trên giới tự nhiên, sinh ra giới tự nhiên, như vậy thì lý tính không phải là lý tính của con người mà là cơ sở ban đầu, khởi nguyên của thế giới - đó là sự tha hoá của lý tính.
Sự phê phán của Phơ bách đối với tôn giáo, với chủ nghĩa duy tâm như đã phân tích là hoàn toàn hợp lý. Điểm hạn chế của ông là ở chỗ, khi chỉ đề cập đến sự tha hoá trong lĩnh vực tinh thần, ý thức, ông đã không tìm được những con đường hiện thực để thủ tiêu nó.
Quan điểm của Mác về tha hoá đối lập với quan điểm của Hêghen và khác căn bản với quan điểm của Phơ-bách. Mác không quy sự tha hoá thành những hiện tượng của ý thức mà xem xét nó trong chính đời sống hiện thực và hoạt động thực tiễn của con người. Xuất phát từ chỗ cho rằng tha hoá biểu hiện những mâu thuẫn của một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, nó do sự phân công lao động có tính chất đối kháng đẻ ra và gắn liền với chế độ tư hữu. Trong những điều kiện đó, các mối quan hệ xã hội được hình thành một cách tự phát và vượt khỏi sự kiểm soát của con người, còn những kết quả và sản phẩm của hoạt động thì bị tha hoá khỏi các cá nhân và các tập đoàn xã hội.
Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” Mác đã chỉ ra sự tha hoá của hiện tượng cơ bản của đời sống xã hội - hiện tượng lao động. Sự tha hoá của lao động là kết quả của tất yếu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong điều kiện của chế độ bóc lột tư bản, sự tha hoá lao động của người công nhân được Mác phân tích trên 3 phương diện:
- Người công nhân bị tha hoá trong sản phẩm: Sản phẩm lao động là kết quả của quá trình lao động, trong quá trình đó, người công nhân đã chuyển đời sống của anh ta vào sản phẩm, tự phát tiết trong lao động để sáng tạo ra sản phẩm. Sản phẩm lao động là kết quả sáng tạo của người công nhân, là biểu hiện năng lực lao động của anh ta, gắn bó với anh ta, thuộc về anh ta. Nhưng những sản phẩm lao động của anh ta đều bị nhà tư bản tước đoạt. Việc chiếm hữu sản phẩm biểu hiện ra là một sự tha hoá đến nỗi người công nhân sản xuất ra càng nhiều sản phẩm bao nhiêu thì lại càng nghèo đi bấy nhiêu, người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hoá thì anh ta lại trở thành một hàng hoá rẻ mạt, thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới nhân loại càng mất giá trị. Như vậy người công nhân bị chính sản phẩm của mình, tức tư bản thống trị. Do đó người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình như đối với một vật xa lạ. Sự tha hoá của công nhân trong sản phẩm được hiểu là mối quan hệ của công nhân với sản phẩm của lao động như với một vật xa lạ và thống trị anh ta.
- Người công nhân bị tha hoá trong lao động: sự tha hoá của công nhân trong sản phẩm lao động dẫn tới sự tha hoá trong hoạt động lao động của anh ta. Mác phân tích, lao động là hoạt động bản chất của con người, thông qua lao động, con người tự khẳng định mình, có được trạng thái sung sướng, thoải mái; lao động giúp con người phát huy hoạt động thể xác tự do và hoạt động tinh thần tự do; hoạt động lao động do đó là một nhu cầu của con người, con người tự nguyện lao động và cảm thấy mình là chính mình trong quá trình lao động.
Song điều đó không xảy ra ở quá trình lao động trong chủ nghĩa tư bản, do sản phẩm của lao động là sự tha hoá nên bản thân lao động cũng là một sự tha hoá, đó là sự tha hoá bằng hành động, sự tha hoá của hoạt động. Sự tha hoá đó biểu hiện ở chỗ: hoạt động lao động không còn là của người công nhân, không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác; bản thân anh ta trong quá trình lao động không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác. Vì vậy lao động của người công nhân không phải để tự khẳng định mà lại phủ định anh ta, anh ta cảm thấy khổ sở, bị hành hạ trong lao động; lao động làm kiệt quệ thân thể của anh ta và huỷ hoại tinh thần của anh ta; lao động trở thành sự cưỡng bức đối với công nhân, tồn tại bên ngoài anh ta, trở thành xa lạ với anh ta, người công nhân đi đến chỗ trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch.
- Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người. Lao động tha hoá làm cho giới tự nhiên (thân thể vô cơ của con người) bị biến thành một bản chất xa lạ với con người. Nó cũng làm cho bản thân con người, chức năng hoạt động của bản thân con người, hoạt động sinh sống của con người trở thành xa lạ với chính họ.
Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người được hiểu là: “lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người trở thành xa lạ với con người”(1).
Tiếp tục phân tích kết quả của lao động bị tha hoá, Mác chứng minh mối quan hệ có tính chất quy luật giữa chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá: Sở hữu tư nhân là cơ sở, nguyên nhân của lao động bị tha hoá, nhưng mặt khác nó lại là “phương tiện nhờ đó lao động tự tha hoá, nó là sự thực hiện sự tha hoá ấy”(2). Mối quan hệ trên là đặc trưng của hệ thống các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa, sự tha hoá của lao động là cơ sở của mọi hình thái tha hoá khác, kể cả sự tha hoá về tư tưởng. Từ đó, theo Mác “còn có thể kết luận thêm rằng, sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân... khỏi sự nô dịch, trở thành hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, vả lại vấn đề ở đây không chỉ là sự giải phóng của họ, vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn thể loài người”(3).
Thủ tiêu sự tha hoá chỉ có thể bằng sự giải phóng giai cấp công nhân, cải tạo lại xã hội theo chủ nghĩa cộng sản nhằm giải phóng toàn diện con người.
Tóm lại, trong lịch sử triết học, khái niệm “tha hoá” được hiểu như sau:
Một là, quá trình và những kết quả chuyển hoá của các sản phẩm hoạt động của con người cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị con người.
Hai là, sự chuyển hoá của những hoạt động và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với bản thân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con người những quan hệ sinh sống hiện thực của họ.
Với nghĩa như vậy, tha hoá là một hiện tượng phổ biến trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội cho đến ngày nay. Trong xã hội chúng ta, xã hội ở trạng thái quá độ, còn tồn tại nhiều mâu thuẫn về lợi ích, thậm chí những mâu thuẫn có tính chất đối kháng, có thể thấy sự hiện diện của tha hoá trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều thời điểm.
Sự biến chất của không ít cán bộ công chức trong kinh tế thị trường, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận dân cư, sự phai nhạt lý tưởng sống của một bộ phận thanh niên, sự hình thức hoá trong thực hiện cơ chế dân chủ, sự dễ dãi trong sinh hoạt Đảng, sự lạm dụng quyền lực để trục lợi... chính là những biểu hiện của tha hoá trong xã hội chúng ta.
Sự tha hoá đó được hiểu như thế nào? Xin phân tích một ví dụ: Nhà nước CHXHCN Việt Nam xét về bản chất là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong nhà nước ta, nhân dân lao động là chủ thể tối cao của quyền lực. Cơ chế thực hiện quyền lực là: bằng quyền bầu cử, nhân dân lao động gián tiếp lập ra bộ máy hành chính các cấp, bộ máy đó sẽ thay mặt nhân dân triển khai và thực hiện quyền lực của họ. Nói cách khác, nhân dân đã trao cho các cán bộ công chức nhà nước - các “công bộc” của mình quyền lực chính trị. Như vậy, quyền lực trong tay các vị công bộc là quyền lực để phục vụ nhân dân. Nhưng trong thực tế, không ít vị công bộc đã biến quyền lực phục vụ đó thành quyền lực thống trị nhân dân. Điều đó thể hiện rõ rệt ở sự quan liêu, cửa quyền của bộ máy hành chính mặc dù chúng ta đã ra sức cải cách; thể hiện ở sự xa dân, vô cảm với dân của rất nhiều cán bộ công chức; thể hiện ở sự lợi dụng chức quyền tước đoạt số lượng lớn của cải của nhà nước, của nhân dân trong các vụ tham nhũng liên tiếp bị phát hiện gần đây; thể hiện ở sự lãng phí đến mức đáng báo động trong nếp làm ăn, sinh hoạt của cán bộ công chức đối với những tài sản công...
Quyền lực phục vụ nhân dân biến thành quyền lực thống trị nhân dân, đó là sự tha hoá quyền lực và đó là lực cản của sự phát triển.
Quá trình phát triển xã hội đòi hỏi phải khắc phục bằng được những hiện tượng tha hoá , trả lại bản chất đích thực, tốt đẹp, vốn có của các quan hệ xã hội, các hiện tượng xã hội... Quá trình khắc phục không thể diễn ra trong thời gian ngắn, cũng không hề dễ dàng. Nhưng có một điều chắc chắn là: quá trình đó trước tiên đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, thành viên của xã hội tự rèn luyện cho mình một nếp sống trung thực, trong sạch, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao với ý thức trách nhiệm cao nhất./.
_________________
(1) Mác - Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb. Sự thật, T.1, tr.138.
(2) sđd, tr.142.
(3) sđd, tr143.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 6.2006
Bài liên quan
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
- Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
- Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
- Lịch sử hình thành khái niệm văn hóa đại chúng ở phương Tây
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
Một trật tự toàn cầu mới đang được định hình, điều đó cũng đồng nghĩa với một sự đòi hỏi về cách tiếp cận an ninh mới do những luật chơi mới định hình. Chiến tranh lai cùng với tiến trình chuyển đổi số đang đặt ra một sự tác động đồng thời, thay đổi bản chất sức mạnh của mỗi quốc gia. Bối cảnh mới này đòi hỏi phải có một tư duy mới về an ninh, tư duy phức hợp, để có thể đồng lúc nhìn thấy từ nhiều chiều kích khác nhau, những tác động an ninh trong một tương quan tổng thể. Thay vì tập trung vào các danh mục của các mối đe dọa, ngăn chặn và phòng ngừa, vấn đề an ninh quốc gia hiện nay được chuyển hướng vào một mục tiêu duy nhất đó là an ninh quốc gia tổng thể, việc ngăn chặn và phòng ngừa cũng phải chuyển hướng sang thích ứng và phản ứng linh hoạt hiệu quả trước mọi tình huống, bằng mọi biện pháp và từ mọi điểm tiếp cận. Các trọng tâm chiến lược cho an ninh quốc gia cũng chuyển từ các mục tiêu cụ thể theo thứ bậc ưu tiên, sang việc dịch chuyển liên tục các mục tiêu theo hướng tấn công vào bất kỳ điểm tiếp cận nào có thể làm suy yếu theo hiệu ứng mạng lưới một cách nhanh nhất sức mạnh quốc gia. Những thách thức mới này, do vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận phức hợp về an ninh và hình thành nên một khái niệm an ninh phi truyền thống mới - trong đó an ninh truyền thống và các vấn đề phi truyền thống hòa nhập thành một tổng thể.
Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son chói lọi, vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
(LLCT&TT) Đặc điểm lịch sử nổi bật của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân đó là sự lớn mạnh của phong trào quần chúng nhân dân trong mọi cuộc vận động xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp vô sản. Bản thân sự ra đời và phát triển của nền văn hoá văn nghệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn cuộc cách mạng dân chủ nhân dân gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nền văn hoá văn nghệ mới, gắn với những cuộc đấu tranh cách mạng có chiều hướng tiến bộ lịch sử đã tạo điều kiện cho nền văn nghệ nhân dân phát triển hợp qui luật.
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của con người, sự phát triển về mặt tự nhiên và xã hội trong con người có sự thống nhất chặt chẽ, không tách rời. Hai mặt này làm tiền đề cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp con người không ngừng hoàn thiện cả thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, thúc đẩy sự phát triển.
Bình luận