Cần thực hiện tốt việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Thời gian gần đây, qua phản ánh của phóng viên trong và ngoài tỉnh Tây Ninh xảy ra tình trạng lãnh đạo một số địa phương, sở, ngành trong tỉnh không phối hợp với cơ quan báo chí, còn né tránh, đùn đẩy trả lời phỏng vấn của phóng viên, ảnh hưởng đến việc thông tin, tuyên truyền.
Nhiều thông tin cần định hướng dư luận kịp thời rất cần có ý kiến chính thức của người có trách nhiệm nhưng lại không được thông tin. Có phóng viên phản ánh “Rất nhiều thông tin cần định hướng dư luận, nhưng từ thời điểm thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ giãn cách xã hội để phòng, chống dịch đến nay, phóng viên liên hệ theo danh sách người phát ngôn không được lãnh đạo phản hồi”.
Hay một vị Chủ tịch phường ở thị xã Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh) từ chối trả lời phỏng vấn với lý do “có huông” – “đang làm gì tốt, thuận lợi, Đài Truyền hình xuống quay là sẽ đổ bể, gặp sự cố ngay”. Vị này còn ví von: “Đó, thấy đang tiêm vaccine tốt vậy đó, chứ giờ tụi bây xuống quay là mai hỏng chừng bị la, bị sự cố hay có F0, F1 gì cho coi”. Ông còn nói “Thôi tui sợ báo đài lắm rồi. Tui có huông…”.
Khi phóng viên đến liên hệ làm việc, tìm hiểu các thông tin tiêu cực với đầy đủ các giấy tờ như: Giấy giới thiệu của cơ quan, thẻ nhà báo, không ít lãnh đạo ngành, địa phương, doanh nghiệp tìm cách né tránh trả lời.
Đề cập đến vấn đề né tránh trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí, PGS, TS nhà báo Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm báo cho biết: “Trong thực tế vẫn còn một số trường hợp lãnh đạo cơ quan, địa phương, doanh nghiệp tìm cách né tránh trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí.
Nguyên nhân trước hết có thể những người có trách nhiệm cung cấp thông tin chưa nghiên cứu kỹ về Luật Báo chí 2016, chưa nắm rõ Nghị định số 09/2017, ngày 9/2/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước. Thứ hai, họ nghĩ rằng, cố gắng né tránh, trả lời báo chí, có nghĩa là thông tin sẽ không được đưa lên công luận.
Nhưng thực tế hiện nay, không chỉ có báo chí tham gia giám sát, phát hiện các vụ việc tiêu cực mà đôi khi có sự tham gia tích cực của người dân. Vì thế, việc né tránh báo chí là cách làm không phù hợp với xã hội đương đại, nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà chúng ta luôn cần thông tin minh bạch, phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện những mặt trái, tiêu cực trong đời sống xã hội”.
Theo Luật Báo chí, ngoài các trường hợp mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Khoản 2, Điều 38 Luật Báo chí thì Khoản 1, Khoản 5 của điều này cũng quy định rõ: Thứ nhất, trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin; Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất, bất thường.
Việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính còn được quy định tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Khoản 3, điều 6 của Nghị định cũng nêu rõ: Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.
Khoản 1 và 2 của Điều 7 cũng nêu: Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể trực tiếp phát ngôn hoặc giao nhiệm vụ cho người phát ngôn của cơ quan hoặc ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1, điểm b Khoản 2, điểm b, Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Nhằm thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, nhất là trong tình hình phòng, chống dịch hiện nay, giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt kịp thời thông tin để chỉ đạo, người dân an tâm chung tay phòng, chống dịch, thiết nghĩ UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh cần thực hiện tốt Luật Báo chí và Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ trong việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm báo điện tử 09.9.2021
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảng viên của Đảng bộ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Quản lý đảng viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả của Đảng trong hệ thống chính trị. Đảng bộ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý đảng viên, bao gồm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa kiểm soát chặt chẽ tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức của một bộ phận đảng viên, công tác sinh hoạt chi bộ chưa đồng đều, và việc phát triển đảng viên mới ở một số khu vực còn gặp khó khăn. Bài viết này phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảng viên tại Đảng bộ huyện Đô Lương, tập trung vào việc tăng cường giáo dục chính trị, đổi mới phương thức sinh hoạt chi bộ, hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đảng viên, và đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới. Những giải pháp này hướng đến mục tiêu xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận