Cây - hoa - trái trên ban thờ ngày Tết
Mỗi gia đình Việt Nam ta đều có ban thờ đặt trang trọng ở gian giữa trong nhà. Ban thờ là nơi thiêng liêng nhất dành để thờ cúng Tổ tiên và thờ cúng Thổ công. Nhìn vào ban thờ ngày Tết, không biết tự bao giờ, người Việt đã đưa rất nhiều những cây những hoa những trái lên dâng cúng. Cả một đời sống thiên nhiên thảo mộc quây quần trên mâm thờ ngày Tết. Hoá ra cha ông ta đã gửi vào đó bao nhiêu suy ngẫm, triết lý nhân sinh và vũ trụ thật ý vị, sâu sắc.
Trước hết nói về cây. Ngoài những cây đào, cây mai hay chậu quất đặt bên dưới cạnh ban thờ chủ yếu để chơi, để ngắm, thì trên mâm thờ thường đặt loài cây phất lộc để cho ban thờ có màu xanh thảo mộc. Các cụ ta thường chọn loài cây này nuôi trên ban thờ vì nó dễ sống, chỉ cần cắm trong bình nước là thân mọc rễ trắng muốt, tươi tốt quanh năm. Phất lộc (có nơi còn gọi là cây bồng bồng, cũng khác với cây thiết mộc lan trông tương tự nhưng được trồng trong chậu đất) có lá dài hình lưỡi mác, mềm mại, mọc đều trên thân và ngả đều ra chung quanh. Đây là loài cây sống trong nước sạch nên có một đời sống thanh tịnh, hợp với nơi thờ cúng.
Vào thời điểm trước lúc giao thừa, người ta hay đi lễ chùa hoặc đi chơi. Khi trở về, thường thì ai cũng hái một cành lộc nào đó mang về cắm trên ban thờ, coi như là lộc đầu năm mới. Cành lộc có thể là một cành cây xanh bất kỳ nào nhưng phải được coi là sạch sẽ, thanh nhã. Có người thay vì hái lộc, đã sắm đôi cây mía thật đẹp, lá còn tươi tốt, cũng coi như là cành lộc mang về dựng hai bên ban thờ để “cúng các cụ”. Dân gian giải thích: Hai cây mía đó là để cho các cụ làm gậy chống khi “ra Tết”, tức là khi làm lễ tiễn Tết, các cụ từ biệt con cháu để về cõi âm.
Bên cạnh việc chọn cây, có một số loài hoa cũng được dân gian chọn để thờ cúng. Đối với người ngoài Bắc, trong các loài hoa ngày Tết thì hoa đào được xếp vào hàng thượng đẳng. Nên nhà nào nhà nấy ngoài việc chơi một đào cây hay một đào cành thì bao giờ trên ban thờ cũng có một nắm đào nhánh cắm vào bình nhỏ để thờ. Ban đầu mới cắm, nụ hoa còn li ti, nhu nhú. Qua vài ba tuần hương, nhờ hơi ấm, các nụ đào dần mở cánh. Nhìn lên ban thờ, trong nghi ngút khói hương, bên cạnh những đốm hương cháy đỏ, điểm thêm những cánh hồng đào, tự nhiên mâm thờ ấm cúng, tươi tắn hẳn lên, bớt đi cái lạnh của khí đông tàn còn rớt lại. Ngoài hoa đào, thấy có gia đình dùng cả hoa hải đường để thờ. Loài hoa này cũng màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Sắc hải đường đỏ sậm, tươi bền, lâu héo, khi hoa mở cánh lộ ra nhuỵ vàng sang quý, nên được ưa dùng. Cũng lại thấy thêm, trong mâm cỗ cúng giao thừa, người sắp mâm thờ thường để nguyên con gà luộc, miệng ngậm một bông hồng quế- loài hồng chuyên để thờ cúng (khác với hồng nhung, hồng đại dùng để cắm chơi). Con gà thờ trong tư thế ngồi chân thu lại, cổ nghển lên, mỏ ngậm bông hồng quế trông rất đẹp mắt.
Có một điều thật thú vị là: Hình như dân gian muốn thể hiện ý niệm về quá trình sinh trưởng của sự sống chăng (đã có cây thì phải có hoa, và đã có hoa ắt phải có quả), nên mâm thờ ngày Tết bao giờ cũng có mâm ngũ quả. Thường thì trên mâm ngũ quả hay bầy các loại quả như bưởi, chuối, cam, phật thủ, quýt, hoặc có khi cả quả ớt đỏ, quả trứng gà…nữa. Tuỳ vào sự tiện lợi và ý thích riêng mà mỗi gia đình chọn thứ trái cây phù hợp, nhưng cứ nhất thiết phải đủ năm loại quả. Tại sao lại con số 5? Số 5 trong quan niệm dân gian là tượng trưng cho 5 yếu tố vận hành của vũ trụ tạo nên sự sống là Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ; và tương ứng lần lượt với chúng là năm màu: Trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Năm yếu tố này lại do lưỡng nghi âm - dương sinh ra, mà âm - dương chính là cặp khởi nguyên của sự sống. Hoá ra thờ mâm ngũ quả là thờ sự sống sinh sôi và trường cửu của Tạo hoá. Lại nữa, dân gian toàn chọn các thứ trái cây, tức là những thứ sản phẩm thuần của văn minh nông nghiệp. Người dân nông nghiệp đã tạ ơn trời đất bằng chính cái thành quả lao động do mình làm ra. ý nghĩa sâu xa là thế.
Người miền Nam tạo mâm ngũ quả có hơi khác một chút. Họ căn cứ vào quy luật liên tưởng ngữ âm, nên thường chọn các thứ quả có tên gọi gợi lên một ao ước ít nhiều có tính quan niệm trong đó: Mãng cầu- sung- dừa- đu đủ- xoài, nghĩa là “Cầu - sung -vừa - đủ - xài”. Vâng, cầu sung sướng, sung mãn, tiền của, vận “hên” vừa đủ thôi, đừng tham lam quá kẻo thần tài giận quở mà ngoảnh mặt đi…ý tứ của đồng bào Nam Bộ là vậy. Tuy nhiên, cũng không thể chệch khỏi con số 5 ngũ hành nguyên thuỷ đầy ý nghĩa như đã nói ở trên.
Điều phiền lòng nhất là tục hái lộc bây giờ. Không ít các em nhỏ, kể cả các đôi nam thanh nữ tú khi đi chơi giao thừa đã “góp phần” tàn phá cây xanh, nhất là ở các vùng đô thị. Họ không chỉ bẻ cành của những cây đã lớn, mà tiện tay họ còn đang tâm bẻ cụt ngọn những cây non mới trồng cao chưa quá đầu người. Đó là một hành động rất gần với sự… ác độc. Tình trạng này năm nào cũng diễn ra, có khi rất trầm trọng. Để từng bước khắc phục tình trạng này, các đoàn thể, nhất là các trường học phải giáo dục, nhắc nhở các em ý thức gìn giữ cây xanh, và nên hiểu đúng vẻ đẹp của tục hái lộc, đừng để một tập tục rất đẹp lại trở thành việc huỷ hoại cây xanh thì thật đáng trách.
Người xưa tục hái lộc khác bây giờ. Họ thường chỉ hái dăm bẩy chiếc lá đa xanh đem về giắt lên mái hiên trước cửa nhà xem như là cầu cho phúc lộc đến tươi tốt quanh năm. Vậy thôi, chứ đâu có bẻ cành bẻ ngọn một cách tai ác như bây giờ! Rất tiếc mỹ tục dễ thương này không còn giữ được nữa.
Có một làng ven sông Đà mé tả mang tên Thượng Lộc thuộc huyện Thanh Thuỷ- Phú Thọ đã từ lâu duy trì một tục hái lộc rất chuẩn mực. Để chuẩn bị cho việc hái lộc vào đêm giao thừa, người dân nơi đây năm nào cũng vậy, đã trồng trong vườn chùa cả một vườn cây lộc. Vườn cây lộc này chỉ trồng hai loại: Cây mào gà và cây táo xanh- một cây có hoa màu đỏ tuợng trưng cho sự may mắn, một cây màu xanh tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi. Trước lúc giao thừa, dân làng ra chùa thắp hương cầu Phật, sau đó ra vườn hái ít nhất hai cành lộc, mỗi loại cây một cành mang về cắm chung vào một lọ đặt lên ban thờ như là thắp lên một niềm tin, niềm hy vọng về một năm mới tốt lành “Nảy tài sai lộc”. Tết xong, họ hạ những cành lộc này xuống đem ra vườn trồng. Sau khi ra Tết, dân làng lại tổ chức trồng mới vườn cây lộc để chuẩn bị cho Tết tới. Cứ thế, chẳng biết tự bao giờ, người dân làng Thượng Lộc trong vùng không gian đất Tổ lại có được một mỹ tục quý giá đến vậy. Một khi đã có một vườn cây lộc như thế, đương nhiên người ta không còn lo nạn bẻ cây, tàn sát cây xanh vô tội nữa. Giá như mô hình này có thể nhân rộng ra nhiều nơi thì tốt biết mấy. Vừa rồi các phương tiện truyền thông đưa tin: Nhân dịp lễ Noen, nạn bẻ phá cây thông rất nghiêm trọng. Ví dụ, riêng một huyện ở Hà Tĩnh, theo thống kê sơ bộ, đã có trên 2000 cây thông non bị bẻ cành. Vì một lý do vui vẻ cho ngày lễ hội mà phải trả giá đắt đến thế ư?
Trở lại với mâm thờ ngày Tết. Người Việt Nam ta đã đưa cả thiên nhiên hoa trái vào nhà. Trước hết, đó là kết quả của một tâm thức rất sâu trong đời sống của người Việt chúng ta: Gắn bó và yêu mến thiên nhiên, hoa cỏ, coi thiên nhiên hoa cỏ là bầu bạn, hoà mình với nó chứ không đứng tách riêng hoặc đứng cao hơn nó. Sau nữa, tập tục này còn thể hiện niềm tôn vinh, biết ơn của cư dân nông nghiệp người Việt đối với hoa trái, thảo mộc đã nuôi nấng con người, dung dưỡng sự lành tính cho con người. Sự sống nhân văn cao đẹp bao giờ cũng là ước nguyện thường hằng của dân tộc Việt Nam./.
____________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
1. Theo bản tin trưa của ĐTHVN ngày 25.12.2004.
2. Theo như ý kiến của các nhà dinh dưỡng học hiện đại, họ đều nhất trí cho rằng con người càng ăn nhiều thức ăn là thảo mộc thì tâm tính càng lành hiền; ngược lại càng ăn nhiều thịt các loài động vật thì tâm tính càng hung dữ.
Văn Giá
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận