Gặp mặt Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Xuất bản: 55 năm kiến tạo & phát triển
Đến dự buổi Gặp mặt, về phía các cơ quan Trung ương: đồng chí PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; đồng chí PGS,TS Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; đồng chí PGS,TS Đỗ Thị Quyên, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn hoá Hà Nội cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo, lãnh đạo Vụ Báo chí Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Xuất bản - In - Phát hành; Lãnh đạo các nhà xuất bản và công ty xuất bản.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có các đồng chí: PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS Lương Khắc Hiếu, nguyên Quyền Giám đốc Học viện; PGS,TS Phạm Huy Kỳ, nguyên Phó Giám đốc Học viện và các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, BCH Đảng bộ, Hội đồng Trường, BCH Công đoàn Trường.
Về phía Khoa Xuất bản có: TS Vũ Thùy Dương, Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa Xuất bản; Nhà giáo Ngô Sĩ Liên, PGS,TS Trần Văn Hải, TS Phạm Văn Thấu, nguyên Trưởng khoa Xuất bản qua các thời kỳ và các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên; các cán bộ thỉnh giảng của Khoa Xuất bản.
Trải qua hơn 55 năm hình thành và phát triển, Khoa Xuất Bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tự hào là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam đào tạo Xuất bản ở bậc đại học và sau đại học, là trung tâm nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ xuất bản lớn nhất của cả nước. Sự cống hiến, nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt hành trình dài 55 năm qua đã được ghi nhận, khẳng định bằng nhiều thành tích.
Mở đầu chương trình là bộ phim tài liệu Khoa Xuất bản - 55 năm kiến tạo và phát triển. Bộ phim đã tái hiện lại chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Xuất bản, ghi dấu những cảm xúc, lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ của các thế hệ thầy và trò Khoa Xuất bản trong 55 năm qua.
Tại chương trình, TS Vũ Thùy Dương đã trình bày Báo cáo 55 năm xây dựng và phát triển của Khoa Xuất bản, từ đó nêu phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Để đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy trong suốt thời gian qua, Khoa Xuất bản đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo phối hợp của Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng sự hỗ trợ từ các đơn vị, cơ quan, tập thể trong và ngoài Học viện. Nhân dịp kỷ niệm trọng đại này, đại diện lãnh đạo cấp trên - PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện đã tới tặng hoa chúc mừng và phát biểu chỉ đạo, nêu những nhiệm vụ quan trọng của Khoa trong thời gian tới.
Trong buổi gặp mặt, PGS, TS Trần Văn Hải, Nguyên Trưởng Khoa Xuất bản, đại diện cho toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa đã có bài phát biểu cảm tưởng, chia sẻ về truyền thống hào hùng xây dựng và phát triển của Khoa, gợi nhắc lại những câu chuyện đáng nhớ từ quá khứ để làm bệ phóng vững chắc cho ngày hôm nay.
Phía bên ngoài Hội trường, hoạt động check-in, ghi lời chúc mừng trên backdrop cũng diễn ra thật náo nhiệt. Khoảng trắng rất rộng trên backdrop không chỉ ẩn dụ cho trang giấy trắng - biểu tượng tiêu biểu của ngành Xuất bản mà đó còn là nơi lưu lại những chữ ký, những lời chúc của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, nơi để lại những cái tên, những mảnh ghép nhỏ bé làm nên thương hiệu của Khoa suốt 55 năm qua!
Buổi Gặp mặt Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Xuất bản đã thành công tốt đẹp, để lại dư âm không thể quên cho rất nhiều thế hệ giảng viên, sinh viên, học viên của Khoa./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 6 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành công dân của một quốc gia có chủ quyền, độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi vẻ vang mùa thu năm ấy là kết quả tất yếu của truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam được nuôi dưỡng qua hàng ngàn thế kỷ, là thắng lợi của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, tinh thần đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu chương trình Mạch Nguồn số 56 với chủ đề “Dấu ấn về mùa thu lịch sử” để cùng hòa mình vào không khí đầy tự hào của dân tộc 79 năm về trước, thông qua những địa chỉ đỏ còn lưu dấu về sự kiện Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận