Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học
1. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục - đào tạo, các bộ môn lý luận Mác - Lênin đã mang tinh thần hơi thở của không khí đổi mới. Việc dạy và học các môn khoa học này đã có những khởi sắc đáng kể ở các trường đại học. Các môn lý luận Mác - Lênin ngày càng khẳng định được vị trí của một khoa học độc lập, được giảng dạy với một chương trình đầy đủ, sâu rộng, khoa học hơn trước. Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình được cải tiến từng bước và đang được chuẩn hoá. Nội dung được điều chỉnh thích hợp hơn. Đặc biệt là, trong kết cấu nội dung học phần theo chương trình cải cách giáo dục, một thời lượng đáng kể dành cho xêmina đã được đặt ra, giúp người đọc tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động hơn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều tới đội ngũ giảng viên Mác - Lênin. Năng lực, trình độ, phương pháp giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo không ngừng được nâng cao thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo dài hạn. Số giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số giảng viên đại học. Do vậy, việc giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin gần đây có những biến đổi đáng kể về chất lượng.
Tuy nhiên, nhìn vào phương pháp giảng dạy và cách tổ chức dạy học hiện nay chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề cần phải tiếp tục suy nghĩ, giải quyết.
Cũng như nhiều môn học khác, các môn lý luận Mác -Lênin được áp dụng cách dạy truyền thống là thuyết trình, thầy diễn giảng trên lớp, sinh viên ngồi nghe và ghi chép. Người thầy chỉ đóng vai trò như là một cuốn sách, truyền đạt lại một cách trực tiếp kiến thức và sinh viên phải ở trong tâm thế tiếp thu một cách thụ động nội dung bài giảng. Sinh viên chỉ biết lĩnh hội mà ít cần sự suy nghĩ, tìm tòi và như vậy sẽ hạn chế khả năng tiếp thu tri thức một cách sáng tạo của họ. Điều đáng nói ở đây là: để thực hiện được quy trình nói - nghe ấy chúng ta phải quan tâm những điều kiện đảm bảo cho nó. Việc tổ chức lớp học nhiều khi làm chưa tốt, thiếu tính toán một cách khoa học, lớp học quá lớn, khó duy trì được mối liên hệ giữa thầy và trò, cũng như nề nếp, trật tự học tập. Thực tế cho thấy lớp học lớn với những điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất không đảm bảo đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập của sinh viên.
Để hiểu rõ thực trạng dạy, học các bộ môn lý luận Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra đối tượng sinh viên ở Trường Đại học Vinh. Kết quả thu được cho thấy:
- 80% trong tổng số sinh viên được hỏi cho rằng các môn lý luận Mác - Lênin là những môn học hấp dẫn, rất cần thiết đối với chuyên môn của họ, giúp họ hiểu hơn về thực tiễn xã hội. 20% chưa thực sự yêu thích các môn lý luận Mác - Lênin. Những sinh viên này cho rằng, đối với các môn học này thì học cũng được, không học cũng chẳng sao và chúng không thực sự gắn với chuyên môn của họ.
- 15% trong tổng số sinh viên được hỏi thích cách dạy bám sát giáo trình, nói đúng, nói đủ những điều đã trình bày trong sách; bài giảng ngắn gọn dễ ghi chép.
- 85% cho rằng cách dạy của giáo viên đem lại hứng thú và có ý nghĩa hơn cho việc học của họ nhờ có sự mở rộng, liên hệ với những vấn đề cụ thể, nêu được những tình huống để suy nghĩ; bài giảng sinh động với những kiến thức phong phú.
- 70% trong diện điều tra trả lời rằng: để đem lại hứng thú trong học tập, môn Triết học cần gắn với khoa học chuyên ngành, liên hệ sát với chuyên môn, môn Kinh tế chính trị phải gắn với sự phát triển của nền kinh tế đất nước; tránh trình bày các nguyên lý, các quy luật một cách chung chung, trừu tượng.
Những con số trên đem lại cho chúng ta những trăn trở, suy nghĩ về việc dạy và học các môn lý luận Mác - Lênin hiện nay. Thực tế cho thấy, hứng thú học tập như là cửa mở cho sự đi vào các tri thức. Ngược lại, không tiếp nhận được kiến thức lại làm giảm hứng thú học tập. Hứng thú trong học tập nghiên cứu bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức của con người. Nhu cầu này chỉ hình thành trên cơ sở của tính tích cực năng động của tư duy. Cho nên sinh viên càng hiểu bài giảng càng tích cực, năng động sẽ càng có hứng thú học tập hơn. Như vậy, sự hứng thú trong học tập có lý do cả từ phía người dạy lẫn người học.
2. Để khẳng định vai trò, vị trí của các môn lý luận Mác - Lênin ở trường đại học, cần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học này theo các hướng chủ yếu sau:
a. Tăng cường cải tiến phương pháp giảng dạy
Cải tiến phương pháp giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin cần quán triệt những yêu cầu nhất định như phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên, rèn luyện cho họ có khả năng vận dụng kiến thức, biến tri thức thành phương pháp, gắn kết học tập với nghiên cứu khoa học. Bài giảng của giáo viên phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức cho sinh viên mới tạo nên hứng thú học tập, qua đó mới có thể khơi dậy, bồi dưỡng, phát triển những tiềm năng hết sức phong phú, vô tận của người học. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng người thầy có vai trò, ảnh hưởng rất lớn. Đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu tất yếu đối với bất kỳ một giáo viên nào. Dạy theo phương pháp mới có ý nghĩa là dạy những gì mà người học cần chứ không phải là dạy những gì mà người thầy có.
b. Gắn lý luận Mác - Lênin với khoa học chuyên ngành
Lâu nay chúng ta vẫn nói rất nhiều rằng dạy lý luận Mác - Lênin là nhằm trang bị cho sinh viên những lý luận và phương pháp luận cần thiết để học các môn khoa học khác. Thế nhưng trên thực tế ít người quan tâm đến việc phải gắn lý luận Mác - Lênin với môn khoa học cụ thể như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Chúng ta vẫn thường dạy lý luận Mác - Lênin như một môn khoa học riêng biệt, ít liên quan đến khoa học chuyên ngành. Biểu hiện ở chỗ: hầu như không có nơi nào chúng ta quan tâm một cách cụ thể là dạy Triết học hay Kinh tế chính trị cho khoa Văn phải khác với dạy cho khoa Toán, khoa Kinh tế... Thậm chí có trường còn ghép sinh viên nhiều khoa khác nhau để cùng học chung các môn lý luận Mác - Lênin.
Nếu giảng viên các môn lý luận Mác - Lênin muốn thực hiện được mục đích giúp cho sinh viên tiến sâu vào khoa học cơ bản thì không có lý gì chúng ta lại không dạy nó trong mối quan hệ chặt chẽ với khoa học đó. Có thể nói rằng các môn lý luận Mác - Lênin phải đạt tới mục tiêu soi sáng nguyên lý chung đến tận các lĩnh vực cụ thể thì mới thực sự có ý nghĩa.
c. Gắn lý luận Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn là sự phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, có nắm được tư tưởng Hồ Chí Minh mới hiểu thấu đáo đường lối cách mạng Việt Nam. Đối với Đảng và cách mạng nước ta, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc số một. Vì vậy, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin không thể tách rời việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, việc giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin phải gắn liền với việc phân tích làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiện nay, khi môn tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành môn học chính thức trong các trường đại học, chúng ta cần chú trọng hơn việc nghiên cứu và quán triệt, vận dụng tư tưởng của Người trong giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin.
Bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt được đặt ra trong bản thân các môn lý luận Mác - Lênin. Đó là yêu cầu cần thiết đối với việc tiếp cận nội dung tri thức của môn học này. Nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn được thể hiện rất đậm nét trong nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng ta. Thực tiễn mà ta đề cập ở đây mang một nội dung hết sức phong phú nhưng có thể hiểu đó là thực tiễn của đời sống xã hội đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức, trong trạng thái hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ, phức tạp. Đó là thực tiễn của đất nước đang diễn ra với sự lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong không khí đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
d. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất cho việc dạy và học
Đội ngũ giảng viên đại học nói chung và giảng viên Mác - Lênin nói riêng có vai trò trọng yếu trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vai trò của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin thể hiện trên các mặt: đổi mới phương pháp giảng dạy; hướng dẫn sinh viên sử dụng các phương pháp tư duy khoa học; tổ chức, hướng dẫn xêmina, hội thảo khoa học để rèn luyện phương pháp tư duy cho sinh viên; tạo ra môi trường học tập buộc sinh viên phải suy nghĩ độc lập; rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho họ thông qua khâu ra đề thi, kiểm tra... Muốn nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo thì một trong những yếu tố có tính quyết định là đội ngũ giảng viên Mác - Lênin phải có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn và phương pháp tốt. Do vậy, đội ngũ đó cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nhịp điệu phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức thì yêu cầu đó càng trở nên cấp bách. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn giảng viên Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nội dung và phương pháp giảng dạy. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cho các trường đại học.
Cùng với công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, các trường đại học cần chú trọng đúng mức tới việc tăng cường điều kiện, phương tiện dạy và học cần thiết như phòng học, thư viện, tích cực ứng dụng thiết bị hiện đại vào dạy học như sử dụng chương trình power point, đèn chiếu, cầu truyền hình... ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học là xu thế tất yếu hiện nay, vì thế giảng viên Mác - Lênin phải biết sử dụng nó một cách thành thạo nhằm kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống và hiện đại trong dạy học.
Trên đây là một vài suy nghĩ của người trực tiếp làm công tác giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin trong trường đại học nước ta hiện nay. Hy vọng rằng, các môn học này sẽ ngày càng khẳng định được vị trí đích thực của mình ở các trường đại học./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Quản trị nhà nước tốt gắn liền với thể chế dân chủ ổn định và phát triển
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang hiện nay
- Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
- Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học các môn lý luận chính trị nói riêng là xu thế tất yếu trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy. trong những năm gần đây, các trường đại học trên cả nước đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song trên thực tế, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng quá trình đổi mới phương pháp dạy và học các môn học lý luận chính trị ở các trường đại học, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học các môn học này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học
Quản trị nhà nước tốt gắn liền với thể chế dân chủ ổn định và phát triển
Quản trị nhà nước tốt gắn liền với thể chế dân chủ ổn định và phát triển
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số, các quốc gia ngày càng nhận thức rõ rằng hiệu quả quản trị nhà nước không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn là kết quả của một thể chế chính trị phù hợp. Trong đó, thể chế dân chủ với các nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân được xem là nền tảng quan trọng để xây dựng một nhà nước hiện đại, pháp quyền và phát triển bền vững.
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Trong bối cảnh tỉnh Tuyên Quang đang tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao và đẩy mạnh cải cách hành chính, yêu cầu đặt ra là phải có một đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực sự vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định về chất lượng, cơ cấu, trình độ và năng lực điều hành của cán bộ chủ chốt ở cấp xã, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và lòng tin của nhân dân. Việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn tới.
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực thực hiện chức năng tham gia công tác xây dựng chính quyền cùng cấp, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và sự phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng. Bài viết bàn về một số vấn đề lý luận về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay về nguyên tắc, nội dung, phương thức; từ đó, chỉ rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp.
Bình luận