Giảng viên lịch sử Đảng phải là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng
Đó là yêu cầu của GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Lịch sử Đảng (1962-2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì diễn ra ngày 28.10 tại Hà Nội.
Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng Nguyễn Danh Tiên cho biết, nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng, ngày 24.1.1962, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 41-NQ/TW thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Trung ương Đảng và chỉ định đồng chí Trường - Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị làm Trưởng ban. Sự kiện quan trọng này đánh dấu sự ra đời và phát triển của một chuyên ngành khoa học mới ở Việt Nam - chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, với những thành tựu trong nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng, ngành Lịch sử Đảng đã và đang đóng góp xứng đáng vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng; góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng; khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Phát biểu tại buổi lễ, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương ghi nhận, trên chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, của Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; của các cấp uỷ Đảng và sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, với trọng trách cao cả và trách nhiệm lớn lao của những người “phụ trách với cả quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ trách trước Đảng và nhân dân” - như lời đồng chí Trường Chinh, ngành Lịch sử Đảng đã không ngừng phát triển, từng bước khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng và nền khoa học nước nhà. Trong thời kỳ đổi mới, ngành Lịch sử Đảng tiếp tục thực hiện chỉ dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “Trách nhiệm - Trung thực - Trí tuệ - Sáng tạo vì sự nghiệp cách mạng của Đảng”, làm cho lịch sử của Đảng thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
Để làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu thời gian tới, toàn ngành Lịch sử Đảng, trong đó có Viện Lịch sử Đảng tiếp tục nâng cao và thống nhất nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác lịch sử Đảng đối với công tác tư tưởng, lý luận và công tác xây dựng Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính trị - tư tưởng.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng tập trung nghiên cứu làm rõ các “khoảng trống” cần bổ sung trong lịch sử toàn Đảng và lịch sử các đảng bộ địa phương; làm sâu sắc hơn lịch sử các ban, bộ, ngành, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hoàn thiện tổng thể các công trình lịch sử Đảng. Trong đó, cần đặc biệt tập trung vào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kịp thời đúc kết những bài học kinh nghiệm, góp phần tiếp tục tổng kết những vấn đề lý luận – thực tiễn mới để bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới, hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn lịch sử Đảng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên hệ trung, cao cấp và sinh viên các trường cao đẳng, đại học đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương trong các trường phổ thông nhằm giáo dục truyền thống, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu các cơ sở đào tạo lịch sử Đảng - hạt nhân là Viện Lịch sử Đảng, không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; đẩy mạnh việc áp dụng sâu rộng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng và đưa kết quả nghiên cứu mới về khoa học lý luận chính trị nói chung và khoa học lịch sử Đảng nói riêng vào giảng dạy để có những bài giảng thực sự chất lượng, mang hơi thở của cuộc sống.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, bao gồm cả lịch sử toàn Đảng và lịch sử các đảng bộ địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, rộng khắp, phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy tác dụng của các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, đưa lịch sử Đảng đi vào cuộc sống, góp phần vào xây dựng, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Gắn công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng với nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kịp thời phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, những luận điệu phản động, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ sáu, 28.10.2022
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận