Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
1.Nét đặc trưng của hệ thống chính trị trong lịch sử
Khi xem xét hệ thống chính trị trong diễn biến lịch sử không đứt đoạn, cần phải đưa ra một khái niệm bao trùm, chứa đựng được tất cả các giai đoạn phát triển của nó. Trong bài viết, khái niệm hệ thống chính trị được hiểu là một chỉnh hợp bao gồm một thiết chế quyền lực với một bệ đỡ tư tưởng xác định và những chế định đảm bảo cho sự tồn tại và vận hành của nó. Đồng thời, còn bao gồm cả những ứng xử chính trị (những mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành quyền lực và giữa chúng với những người tiếp nhận sự thống trị). Trong hệ thống chính trị, chính quyền nhà nước là yếu tố có vị trí đặc biệt quan trọng. Tất cả các yếu tố khác của thiết chế quyền lực và công chúng, mối quan hệ trong hệ thống chính trị đều hoạt động xoay quanh nó.
Trong hệ thống chính trị, nhà nước là công cụ thực hiện mục đích và bảo vệ quyền lợi của giai cấp (hay tập đoàn) nắm quyền thống trị xã hội nên bao giờ cũng mang một bản chất giai cấp nhất định. Nhà nước luôn gắn liền với xã hội có giai cấp, một khi nhà nước còn tồn tại thì bản chất giai cấp luôn là một thuộc tính của nó. Việt Nam không nằm ngoài những quy luật phổ biến của tiến trình lịch sử nhân loại, nhưng do đặc điểm của điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử, vấn đề dân tộc luôn là yếu tố chi phối đặc trưng của các thiết chế chính trị. Đặc trưng này hình thành ngay từ thời lập quốc, Văn Lang - Âu lạc là nhà nước kiểu “đại diện công xã” như vậy tồn tại chưa bao lâu thì đất nước mất độc lập. Thực chất của chính quyền đô hộ phương Bắc là nô dịch dân tộc, tồn tại và vận hành vì quyền lợi của người Hán.
Trong suốt hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc, chính quyền được xem là vấn đề chủ quyền quốc gia. Khi ở trong tay ngoại bang nó là công cụ nô dịch, áp bức dân tộc. Trong bối cảnh ấy, người Việt hình thành một cách nhìn nhận về chính quyền theo kiểu rất riêng: hoặc đó là của ta, hoặc đó là của địch (chính quyền nằm trong tay ngoại bang). Họ ít có điều kiện để ý thức rằng chính quyền chỉ là của một giai cấp. Đó là thực tế lịch sử. Ý thức dân tộc của người Việt được hình thành sớm và được biểu hiện rất mạnh mẽ một phần cũng chính do hoàn cảnh lịch sử trên đây tạo ra truyền thống chính trị ấy đã nhập thân vào các nhà nước phong kiến độc lập trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Là một quốc gia nhỏ tồn tại bên cạnh đế chế Trung Hoa to lớn với những triều đại phong kiến đầy tham vọng bành trướng, nước Việt Nam không thể tồn tại nếu không có sự cố kết nội bộ chặt chẽ. Muốn vậy, những người cầm quyền phải vì lợi ích dân tộc, phải đề cao dân tộc lên trên hết. Và trên thực tế, trừ một số trường hợp cá biệt, các chính quyền phong kiến Việt Nam thời kỳ đang lên đã từng là người đại diện xứng đáng cho dân tộc.
Thiết chế trung ương tập quyền có điều tiết là hình thức tổ chức nhà nước phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Do phải thường xuyên đối phó với thiên tai và địch họa, người Việt phải sáng tạo ra một kiểu tổ chức nhà nước đủ sức huy động sức mạnh toàn dân. Dưới thời phong kiến đó là hình thức nhà nước trung ương tập quyền. Những nét đặc sắc của thể chế tập quyền ở Việt Nam là nhà nước trung ương duy trì quyền lực chủ yếu không phải bằng các biện pháp chuyên chế cực đoan, mà trái lại, bằng các chính sách cai trị “khoan thư sức dân” và luôn tìm cách điều tiết, hạn chế quyền lực của mình. Thực tế lịch sử chỉ ra rằng, những người cầm quyền không quan tâm đúng mức đến việc xây dựng chính quyền trung ương vững mạnh hoặc chỉ biết chăm lo củng cố và sử dụng tối đa quyền lực của mình đều đi tới kết cục bại vong.
Thể chế chính trị, với truyền thống dân chủ làng xã, mọi người dân đều có nhu cầu được biết công việc của cộng đồng và sẵn sàng gánh vác việc chung. Đây chính là cái “van hãm” hạn chế những biểu hiện vi phạm dân chủ. Tính năng động của thiết chế xã hội truyền thống biểu hiện ở năng lực tự quản của mọi cấp cộng đồng. Có rất nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp có thể giải quyết theo tập quán, trên nền tảng những đạo lý truyền thống. Nhưng mặt khác, ảnh hưởng của thiết chế xã hội truyền thống cũng đặt ra không ít những vấn đề phải giải quyết. Thói quen trọng tục lệ hơn pháp luật (phép vua thua lệ làng) là một rào cản lớn cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Tính cộng đồng cao luôn đồng hành với khuynh hướng cục bộ, địa phương và gia đình chủ nghĩa. Tập quán dân chủ làng xã dựa trên nguyên tắc hoà đồng thường đi đôi với chủ nghĩa bình quân, cào bằng và nếu không được điều tiết cũng tiềm ẩn nguy cơ tự do, vô chính phủ.
Thiết chế, thể chế chính trị không chỉ có cấu trúc và chức năng của các cơ quan quyền lực mà còn bao gồm cả những triết lý chính trị làm bệ đỡ tư tưởng cho toàn bộ hệ thống đó. Bệ đỡ tư tưởng của các thiết chế chính trị trong lịch sử Việt Nam luôn có sự kết hợp giữa yếu tố ngoại nhập và sức mạnh nội sinh. Các yếu tố ngoại sinh thường được dùng như công cụ thích hợp để thống nhất tư tưởng, phục vụ yêu cầu xây dựng một chính thể trung ương tập quyền mạnh. Chính vì vậy, việc vận dụng các học thuyết ngoại lai đòi hỏi sự sáng tạo phi thường. Trong lĩnh vực này, lịch sử cũng để lại cho chúng ta bài học xương máu của các vua cuối triều Nguyễn. Vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn thống trị, đã sùng bái, rập khuôn Nho giáo một cách giáo điều, đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng trầm trọng vào nửa sau thế kỷ XIX dẫn tới kết cục là dân tộc không còn đủ sức đề kháng trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Cuối thế kỷ XIX nước ta rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Chính quyền đô hộ là thực thể đối lập với lợi ích toàn thể dân tộc Việt Nam, là thiết chế chính trị phản dân tộc. Vấn đề dân tộc trở thành tiêu chí xét đoán thái độ của mọi tầng lớp đối với chính quyền thực dân. Trên con đường đi tìm đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, nhờ đó mà cách mạng Việt Nam có được thắng lợi như ngày nay.
2. Phát triển “Hệ thống chính trị” ở nước ta thời kỳ đổi mới
Ở Việt Nam, khái niệm hệ thống chính trị được chính thức sử dụng trong các văn kiện Đảng từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) để thay thế cho khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản vẫn được dùng trước đây.
Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó Đảng giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước đóng vai trò quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Mô hình tổng thể hệ thống chính trị của xã hội ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 5 đoàn thể nhân dân vừa tồn tại độc lập, vừa là các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Và “mô hình tổ chức này được thành lập giống nhau ở 4 cấp tương ứng với các cấp hành chính địa phương.
Hệ thống chính trị nước ta hiện nay là hệ thống chính trị quá độ lên chủ nghĩa xã hội chứ không phải là hệ thống chuyên chính vô sản trước đây, cũng chưa phải là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở hạ tầng của nó. Hệ thống chính trị quá độ này là bộ phận cơ bản của kiến trúc thương tầng nước ta có mục đích xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa với các mục tiêu cơ bản là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hệ thống đó được xây dựng trên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, pháp lý. Tương ứng với nền tảng tư tưởng về chính trị và pháp lý ấy là các thiết chế Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp của nhân dân. Các thiết chế này liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống tạo nên sức mạnh của sự thống nhất.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trước hết khẳng định nền tảng tư tưởng của Hệ thống chính trị ở nước ta chính là học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù đã trải qua nhiều biến đổi sâu sắc, đặc trưng về nền tảng tư tưởng vẫn không nằm ngoài chi phối quy luật của lịch sử chính trị Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh, những thành tựu to lớn mà Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và dân tộc ta đã giành được hơn 94 năm qua đều gắn chặt với nhiệm vụ dân tộc. Từ đặc điểm lịch sử có tính quy luật nêu trên, bên cạnh tính chất là đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng khẳng định, Đảng đại diện cho lợi ích dân tộc cần được coi là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới Hệ thống chính trị.
Cùng với đó, khi đất nước bước vào kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới, phải coi việc sáng tạo và phát triển lý luận về nhà nước không phải là yêu cầu thông thường mà có ý nghĩa sống còn ở bất kỳ thời kỳ nào. Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là trung tâm của đổi mới Hệ thống chính trị ở nước ta.Vấn đề phân công phối hợp trong thực hiện quyền lực, giám sát quyền lực đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết, mang tính nguyên tắc của nhà nước XHCN.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thiết chế chính trị tập hợp đông đảo các cơ cấu chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong Hệ thống chính trị góp phần khẳng định trong việc tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vũng chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Công tác tổ chức cán bộ, trong đó có việc sử dụng nhân tài luôn có ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và xây dựng chiến lược nhân tài phải là một khâu then chốt trong quá trình tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Nhìn lại, thời kỳ trước đổi mới, việc lựa chọn cán bộ chủ yếu dựa vào nguồn gốc xuất thân và lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng mà chưa thực sự chú ý đến năng lực làm việc. Đối tượng tuyển chọn thường dựa vào những người nổi lên từ phong trào, chưa có một quy hoạch cán bộ tổng thể và chiến lược nhân tài hoàn chỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu cán bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế và bất cập nêu trên, cần phải có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, trong đó đặc biệt là xây dựng chiến lược nhân tài. Sự thành công của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế. Đã đến lúc chúng ta cần nhân tài với số lượng lớn và chất lượng cao. Muốn vậy, không thể thụ động chờ đợi sự xuất hiện tự phát mà phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và mạnh dạn sử dụng để khuyến khích sự xuất lộ tài năng. Chiến lược này nên bắt đầu từ việc xây dựng một quy trình khoa học đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần thấy hết những khó khăn trong công việc này. Đó là lực cản từ tâm lý bình quân cào bằng vốn rất phổ biến trong xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của các quan hệ làng xã và thói quen rất khó thay đổi trong công tác tổ chức cán bộ của các thời kỳ trước đây.
Xuất phát từ yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với toàn bộ hệ thống chính trị nên trong giai đoạn trước đổi mới, chúng ta đã thiết kế một hệ thống lãnh đạo của Đảng từ trung ương xuống địa phương mô phỏng tổ chức nhà nước. Nghĩa là có các Ban tương ứng với chức năng hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hệ thống này đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong các giai đoạn lịch sử trước đây, đặc biệt là trong thời chiến, nhưng bắt đầu từ khi tiến hành đổi mới, hệ thống đó bộc lộ những hạn chế và bất cập. Do mối quan hệ lãnh đạo và quản lý giữa Đảng và Nhà nước mới chỉ có những nguyên tắc chung, chưa có những cơ chế hoạt động cụ thể rõ ràng nên dễ dẫn tới tình trạng bao biện làm thay hoặc trông chờ ỷ lại. Kết cục là sự kém hiệu quả trong quản lý và điều hành.
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì đổi mới trong vấn đề này trước hết phải bắt đầu từ nhận thức đúng về vai trò lãnh đạo và vị trí chiến lược của Đảng trong hệ thống chính trị. Theo đó cần sớm khắc phục tình trạng “nhà nước hoá” các cơ quan đảng. Ngoài những lĩnh vực Đảng dứt khoát phải nắm như tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, bảo vệ nội bộ, cần phải có những cơ quan chuyên trách (các Ban) làm nhiệm vụ chỉ đạo thường xuyên, việc lãnh đạo các lĩnh vực khác nên thông qua các đồng chí cấp uỷ và tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước.
Thay vì cần phải có nhiều Ban phân theo lĩnh vực, thường là nắm không sâu các vấn đề như các cơ quan nhà nước, Đảng cần tập trung xây dựng một cơ quan nghiên cứu chiến lược. Đó có thể là một Viện nghiên cứu trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương, được tạo những điều kiện tốt nhất để tập trung nghiên cứu các vấn đề có tính chiến lược đồng thời nghiên cứu các vấn đề phục vụ trực tiếp cho sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương. Cho đến nay, vẫn còn hậu quả của cơ chế tập trung, quan liêu - bao cấp và phương thức điều hành theo mệnh lệnh. Vì vậy tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị không phải chỉ là tìm tòi để đưa ra những thiết kế mới mà còn là sự nhận diện đầy đủ, khoa học để khắc phục những hạn chế vốn có.
Trước tiên đó là sự phình to của biên chế trong các cơ quan nhà nước, thủ tục giấy tờ phiền hà và thiếu nhất quán trong hệ thống. Việc cải cách hành chính không thể tách rời đổi mới toàn diện hệ thống chính trị. Trong khi đó chúng ta đang còn thiếu một thiết kế tổng thể cho hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với đầy đủ cơ cấu hợp lý và chức năng hoàn chỉnh cho từng bộ phận. Do đó, trong quá trình vận hành khó tránh khỏi tình trạng chồng chéo và hoạt động kém hiệu quả của mỗi cơ quan.
Lãnh đạo tập thể là vấn đề có tính nguyên tắc nhưng do chưa chú ý đúng mức đến trách nhiệm cá nhân nên nhiều quyết định còn mang tính hình thức và không truy cứu được trách nhiệm cá nhân. Trong quá trình tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị cần tăng cường những cơ chế và quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng. Chúng ta cũng chưa có một chương trình đào tạo và cơ chế tuyển chọn cán bộ hợp lý cho hệ thống chính trị, do đó việc tuyển dụng nhiều khi còn tuỳ tiện. Đào tạo cán bộ còn nặng về chính trị, tư tưởng, chưa chú ý đúng mức đến những tri thức và kỹ thuật quản lý cụ thể. cần sớm xây dựng một quy trình tuyển chọn cán bộ khoa học và thiết kế một chương trình đào tạo cán bộ theo hướng tăng cường kỹ năng quản lý.
Điều hành đất nước trong cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập vào đời sống quốc tế, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh là công cụ tối cần thiết. Sự lỏng lẻo, thiếu hụt về luật pháp là kẽ hở cho những biểu hiện tiêu cực và nạn tham nhũng phát sinh và phát triển. Trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cần đặc biệt chú ý tới việc giáo dục và xây dựng lối sống theo pháp luật của một xã hội công dân.
Trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, bên cạnh những biện pháp nâng cao năng lực, tăng cường sức mạnh của hệ thống, cần có những giải pháp mở rộng hơn nữa sự tham gia của nhân dân vào quá trình chính trị, có những chế tài đảm bảo tính thực chất của phản biện xã hội, giảm thiểu đến mức thấp nhất sự chi phối của khuynh hướng cực quyền.
Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới, nhưng sự phát triển của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của hệ thống chính trị. Trong thời đại ngày nay, không thể nào trông chờ vào một mô hình sẵn có để học theo mà phải biết bình tĩnh và sáng suốt để xem xét tất cả những cái ta có, nghiên cứu những kinh nghiệm hay của các nước khác, từ đó mới có thể xây dựng được một mô hình hệ thống chính trị tối ưu. Mô hình đó phải phù hợp với đặc điểm dân tộc, đủ khả năng phát huy được sức mạnh tiềm tàng của dân tộc và có thể tranh thủ được các thờicơ quốc tế, đưa đất nước đi lên. Chắc chắn chúng ta phải xây dựng được một hệ thống chính trị như thế./.
___________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Văn Thông (1999), Suy ngẫm về những giá trị trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, Tạp chí Thông tin Chính trị học, số 1 (4-6), tr. 18.
2. Lê Văn Quán (2006), Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ tiền sử đến thời kỳ dựng nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Minh Quân (Chủ biên) (2009), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, H.,
4.Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, XII,XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
5. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám, chín, mười BCHTƯ Đảng khóa XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2023
6. Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên) (2010), Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới; phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số; chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng*
- Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 3 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 4 Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- 5 Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- 6 Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Thời gian qua, đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang phát triển nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, tỉnh cần có những giải pháp hiệu quả, khả thi nhằm xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong giai đoạn mới.
Tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới; phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số; chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng*
Tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới; phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số; chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng*
Ngày 1-12-2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển bằng hình thức trực tiếp tại điểm cầu Trung ương tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, kết hợp với trực tuyến tới các điểm cầu của các cơ quan Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu cấp xã. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tạp chí trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại hội nghị:
Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Sinh viên là nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội tương lai của đất nước. Do đặc điểm của tuổi trẻ, đang trong thời gian học tập, rèn luyện nên ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với định hướng phấn đấu của sinh viên. Bài viết tập trung nhận diện các biểu hiện ý thức chính trị của sinh viên, từ đó đưa ra những yêu cầu nâng cao ý thức chính trị, để sinh viên trở thành những công dân có trách nhiệm với bản lĩnh chính trị vững vàng và tinh thần sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Bình luận