Hội thảo khoa học “Hợp tác quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2014-2021: Thành tựu, thách thức và triển vọng”
Tham dự hội thảo có ông Dai Lattanaphayvanh, Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. Tham dự Hội thảo về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có PGS, TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và PGS, TS Hoàng Anh, Phó Tổng biên tập Tạp chí Lý luận chính trị.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện.
Dự hội thảo còn có PGS, TS Vũ Đình Hòe, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; cùng các đồng chí nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện các thời kỳ và các đồng chí đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Học viện.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện đã điểm qua một số nét chính trong lịch sử công tác hợp tác quốc tế của Học viện cũng như quá trình trưởng thành của Ban Hợp tác quốc tế. Năm 2014, Phòng Hợp tác quốc tế trực thuộc Ban Giám đốc được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ban Quản lý khoa học. Năm 2018, Phòng Hợp tác quốc tế được nâng cấp thành Ban Hợp tác quốc tế với một số chức năng mở rộng về đào tạo quốc tế.
PGS,TS Phạm Minh Sơn cho rằng, "Trong suốt 60 năm qua, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ và giảng viên Học viện đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vun đắp nền tảng cho công tác hợp tác quốc tế. Mỗi thế hệ lãnh đạo Học viện đều để lại dấu ấn và đóng góp của mình trong nỗ lực thiết lập các quan hệ và triển khai các chương trình hợp tác. Những kết quả đạt được của công tác hợp tác quốc tế trong những năm vừa qua được kiến tạo trên nền tảng và truyền thống vững chắc của 60 năm xây dựng và phát triển của Học viện".
PGS,TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh, "Hoạt động hợp tác quốc tế tại Học viện trong những năm vừa qua có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự phát triển đó gắn liền với sự ủng hộ của Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; quyết sách, chiến lược và sự chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền; sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác quốc tế và sự quyết tâm của các cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác hợp tác quốc tế của Học viện cũng đứng trước những thử thách, cần có định hướng chiến lược và giải pháp phù hợp".
Một trong những thách thức lớn đối với công tác hợp tác quốc tế hiện nay là những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, PGS,TS Phạm Minh Sơn đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo không chỉ nhìn lại chặng đường phát triển mà còn cùng thảo luận, vạch ra chiến lược, đường hướng cho công tác hợp tác quốc tế trong thời gian tới.
Hội thảo đã được nghe PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện trình bày báo cáo tổng kết công tác hợp tác quốc tế giai đoạn 2014-2021. Báo cáo tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm của công tác hợp tác quốc tế: công tác đối ngoại và trao đổi đoàn; hợp tác quốc tế về đào tạo; hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học.
Báo cáo đánh giá, trong những năm vừa qua, công tác hợp tác quốc tế của Học viện đã có những chuyển biến quan trọng. Chuyển biến này thể hiện trước hết ở sự mở rộng và đa dạng hóa các đối tác, đa dạng hóa hình thức hợp tác. Quan hệ với các đối tác quốc tế cũng ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên và tạo điều kiện để sinh viên của Học viện được tiếp xúc với những bài giảng có chất lượng quốc tế.
Với những đóng góp cho sự phát triển của Học viện, Ban Hợp tác quốc tế đã nhận được nhiều giấy khen và bằng khen: danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2017; Tập thể lao động xuất sắc và Cờ thi đua cấp bộ năm 2018; Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019; Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2021 và Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho tập thể có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục (2019 và 2020).
Hội thảo cũng nghe các tham luận của các đại biểu. PGS, TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tham luận "Định hướng hợp tác quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh". TS Vũ Thanh Vân, Trưởng ban Hợp tác quốc tế trình bày tham luận "Quản lý và vận hành chương trình liên kết đào tạo theo chuẩn quốc tế". Ông Dai Lattanaphayvanh trình bày tham luận "Hợp tác đào tạo giữa Lào và Việt Nam". TS Nguyễn Phương Lê, Phó Trưởng ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị khu vực I trình bày tham luận "Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh Lào của Học viện Chính trị khu vực I"
Kết thúc phần trình bày tham luận, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động hợp tác quốc tế, hoạt động quản lý lưu học sinh Lào, triển khai chương trình hợp tác quốc tế của các khoa đào tạo, qua đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế của Học viện trong thời gian tới.
Tổng kết hội thảo, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện đã nêu những định hướng quan trọng cho công tác hợp tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian tới. Thứ nhất, cần tiếp tục duy trì các chương trình liên kết quốc tế, đặc biệt là chương trình đào tạo quốc tế với Đại học Midllesex, đồng thời phát triển các chương trình liên kết đào tạo mới phù hợp với thế mạnh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thứ hai, Học viện cần chú trọng phát triển và thu hút các dự án với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Học viện trong môi trường quốc tế.
Thứ ba, tích cực duy trì các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học quốc tế nhằm tăng cường công bố quốc tế đồng thời thúc đẩy trao đổi giảng viên và sinh viên…
Thứ tư, tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đây là một trong những hoạt động ưu tiên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ trước đến nay. Học viện cần tiếp tục khẳng định được chất lượng đào tạo cho Lào như trong các ngành chính trị học, xây dựng Đảng, báo chí và truyền thông. Học viện đang đào tạo 42 ngành, chuyên ngành khác nhau nên có khả năng tiếp nhận lưu học sinh Lào có các nhu cầu đào tạo đa dạng.
Thứ năm, phát huy hơn nữa vai trò của các đơn vị, đặc biệt là các khoa đào tạo trong mở rộng hợp tác quốc tế. Kinh nghiệm của các khoa Xã hội học và Phát triển, Quan hệ quốc tế, Phát thanh Truyền hình và các khoa khác cho thấy tiềm năng và khả năng hợp tác rất tốt. Đây là lợi thế để phát triển các chương trình hợp tác quốc tế chuyên môn sâu, củng cố quan hệ đã có và mở rộng các quan hệ mới./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
- Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Bình luận