Khắc phục hiện tượng ngại học lý luận chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay
1. Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân thế giới đã chứng minh rằng, bất kỳ chính đảng nào muốn lãnh đạo phong trào cách mạng thành công đều phải có một lý luận cách mạng soi đường. Nói cách khác, một chính đảng mạnh bao giờ cũng phải có chủ nghĩa “làm cốt” và nền tảng lý luận khoa học dẫn đường. Nếu không, chính đảng ấy sẽ mất phương hướng, “lúng túng như nhắm mắt mà đi” và tất yếu, cách mạng sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Lý luận cách mạng là điều kiện tiên quyết để hình thành và thúc đẩy phong trào cách mạng. Khẳng định điều này, V.I.Lênin cho rằng: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” và “chỉ có một đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong”(2).
V.I.Lênin còn chỉ rõ sự cần thiết phải học tập lý luận chính trị: “Xem kinh nghiệm của các đảng anh em, thì chúng ta càng thấy sự bức thiết, sự quan trọng của việc tổ chức học tập lý luận cho Đảng, trước hết là cho các cán bộ cốt cán của Đảng”(3). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Đảng ta còn có nhiều nhược điểm mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém... vì trình độ lý luận thấp kém cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạo, Đảng ta không khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm”(4). Người còn chỉ rõ: “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”(5). Do đó, “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình”(6).
Như vậy, có thể khẳng định, việc học tập lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng; là công việc cấp bách, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài. Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị; mang tính đảng, tính giai cấp, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Lý luận chính trị giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,... phù hợp với quy luật khách quan.
Không có lý luận chính trị thì tinh thần và ý chí kém cương quyết, không nhìn xa trông rộng, dễ lạc phương hướng và “mù chính trị”, thậm chí xa rời cách mạng. Với ý nghĩa đó, việc học tập lý luận chính trị không chỉ góp phần để cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị, nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận dụng hiệu quả những tri thức lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, mà còn là cẩm nang để giúp mỗi cán bộ, đảng viên thâm nhập, đi sâu vào quần chúng, gần dân, hiểu dân và trọng dân, xứng đáng là người lãnh đạo gương mẫu, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Học tập lý luận chính trị, bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Đây là yêu cầu thường xuyên, hằng ngày, cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, do đó, nếu nhận thức lơ là hoặc sai lệch về tầm quan trọng của lý luận và việc học tập lý luận chính trị, tất yếu dẫn đến lười học, ngại học, học đối phó. Bởi vậy, cán bộ, đảng viên chẳng những không nắm vững và vận dụng được các nguyên lý khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn không thể hình thành và phát triển tư duy khoa học khách quan. Thực tế cho thấy, học tập lý luận chính trị là vấn đề hệ trọng, có ảnh hưởng lớn; nếu không học tập lý luận có thể kéo theo hàng loạt những vấn đề phức tạp khác, như suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... và từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
2. Biểu hiện lười học, ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được những biểu hiện của bệnh ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên, đó là: “Chỉ biết vùi đầu suốt ngày vào công tác sự vụ, không nhận thấy sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có hiện tượng xem thường học tập hoặc là không kiên quyết tìm biện pháp để điều hòa công tác và học tập;… phàn nàn trước những khó khăn của việc đọc tài liệu, khó khăn đào sâu suy nghĩ”(7). Nhận thấy những nguy hại của căn bệnh lười học, ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta đã chỉ rõ, lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới cũng là biểu hiện của sự suy thoái.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ ra một trong chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(8). Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh, cần “khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên”(9). Việc nhận diện đúng các biểu hiện của căn bệnh này là cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Có thể thấy, bệnh lười học, ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay tập trung ở những biểu hiện sau:
Thứ nhất, không ít cán bộ, đảng viên không nhận thức đầy đủ về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị mà thường tập trung cho học tập chuyên môn, nghiệp vụ; thậm chí có người còn cho rằng đó là việc làm “vô ích” gây lãng phí thời gian, công sức. Đã có không ít người thiếu tự giác, không chủ động tham gia học tập lý luận chính trị, thậm chí tìm mọi lý do để trốn tránh không tham gia học tập.
Thứ hai, một bộ phận cán bộ, đảng viên học tập lý luận chính trị chưa thực sự nghiêm túc, còn thực hiện qua loa, đại khái, hình thức. Vẫn còn tư tưởng học để có đủ bằng cấp, đủ điều kiện để được đề bạt, bổ nhiệm, nên chưa thật sự toàn tâm, toàn ý cho việc nghiên cứu, học tập. Một số người chấp hành kỷ luật học tập không nghiêm, đi học thì “đánh trống ghi tên”, gượng ép, đối phó; vi phạm quy chế học tập, như nhờ đi học, nhờ thi hộ, bỏ học, bỏ thi, sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong lớp học; thiếu tích cực, thiếu chủ động nghiên cứu tài liệu trong học tập; ngại trao đổi, thảo luận, quay cóp khi thi, sao chép khi làm bài thu hoạch.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ, đảng viên không vận dụng tri thức đã học để xem xét giải quyết các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị mình; không sử dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn công việc theo chức trách, nhiệm vụ; học không đi đôi với hành; lý luận chưa gắn với thực tiễn.
3. Một số giải pháp khắc phục
Việc ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay chủ yếu do người học chưa xác định được mục tiêu, động cơ học tập lý luận chính trị; chưa nhận thức được tầm quan trọng của lý luận chính trị và học tập lý luận chính trị. Bên cạnh đó, một số nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, thiếu hấp dẫn, không thiết thực. Hình thức giáo dục, học tập lý luận chính trị một số nơi chưa phong phú, chưa đa dạng; tổ chức học tập chưa phù hợp. Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, nặng về truyền đạt tri thức, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên. Do đó, khắc phục tình trạng lười học, ngại học tập lý luận chính trị ở một bộ phận cán bộ, đảng viên cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cán bộ, đảng viên.
Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa cao là nguyên nhân của tình trạng lười học tập lý luận chính trị. Do đó, cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền để các cấp ủy, tổ chức đảng và nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận là quyền lợi và trách nhiệm của mình; coi đó là nhu cầu tự thân, việc làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ suốt cuộc đời, không bao giờ là đủ. Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị nhận thức rõ vai trò quan trọng của lý luận trong nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp tư duy, năng lực lãnh đạo, để từ đó xây dựng động cơ, ý thức, trách nhiệm trong học tập lý luận chính trị. Cần lựa chọn nội dung, thời gian, hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng cấp, từng đối tượng. Kiên quyết đấu tranh, khắc phục triệt để cách nhìn nhận học lý luận chính trị vì lý do thăng tiến, để được đề bạt, bổ nhiệm.
Hai là, coi trọng hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.
Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên là người trực tiếp tương tác, truyền thụ thông tin, kiến thức, truyền cảm hứng và gợi mở cho cán bộ, đảng viên, học viên. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác này có phẩm chất đạo đức và tài năng, thực sự là tấm gương “tự học và sáng tạo”, am tường lý luận sâu sắc, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực sư phạm tốt, phương pháp truyền đạt hấp dẫn, cuốn hút người học sẽ góp phần khắc phục bệnh lười học, ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên.
Ba là, cấp ủy các cấp duy trì thực hiện nghiêm quy định, chế độ học tập lý luận chính trị hằng năm cho cán bộ, đảng viên.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng yêu cầu: “Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương”(10). Theo đó, cấp ủy các cấp phải duy trì và thực hiện đúng các quy định, chế độ về học tập lý luận chính trị trong Đảng, phải coi đó là nghĩa vụ đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ để mọi người tự giác thực hiện nghiêm túc. Đưa chế độ tự học tập, nghiên cứu lý luận chính trị thành tiêu chí bắt buộc trong hoạt động của cán bộ, đảng viên; phòng, chống triệt để tình trạng lười học, ngại học tập lý luận chính trị. Phát huy vai trò nêu gương học tập lý luận chính trị của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi cán bộ, đảng viên trong tự học tập, tự nghiên cứu lý luận chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”(11). Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời dạy đó của Người, thường xuyên học tập, trau đồi phẩm chất đạo đức chính trị, gắn việc học lý luận với thực tiễn công việc hằng ngày. Mỗi cán bộ, đảng viên cần dành thời gian nghiên cứu, thu hoạch các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Gắn những tri thức thu được vào thực tiễn cuộc sống, vào nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị, tránh lý luận suông. Mỗi cán bộ, đảng viên cần khiêm tốn học hỏi, chống tự cao, tự đại, thỏa mãn với những kiến thức đã có. Trong học tập, nghiên cứu lý luận chính trị cần tránh giáo điều, tiếp thu lý luận một cách máy móc “kinh viện”, không biết vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, phải tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm, coi nhẹ, phủ nhận vai trò của lý luận. Gắn việc tự học, tự nghiên cứu với tích cực, chủ động đấu tranh, phê phán với các quan điểm sai trái, thù địch để làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hiện nay.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá; lấy kết quả học tập lý luận chính trị làm thước đo để đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên.
Các cấp ủy, tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị cần tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng học tập lý luận chính trị, quán triệt triển khai các nghị quyết của Đảng bảo đảm nền nếp, thực chất, hiệu quả thiết thực. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương những tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện nghiêm, chấp hành tốt việc học tập lý luận chính trị. Đồng thời, phê bình, nhắc nhở nghiêm khắc đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có biểu hiện lơ là, chưa nghiêm túc, vi phạm quy chế, kỷ luật, kỷ cương trong học tập lý luận chính trị. Căn cứ vào ý thức, thái độ, trách nhiệm và kết quả học tập lý luận chính trị để đánh giá, xếp loại, phân loại cán bộ, đảng viên và bình xét thi đua khen thưởng hằng năm thực chất, hiệu quả, không hình thức./.
____________________________________________________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, T.5, tr.273 - 274.
(2), (4), (6), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.11, tr.93, 90 - 91, 90, 94.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.5, tr. 274.
(8) Văn kiện Hội nghị lầ̀n thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.28.
(9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, T.II, tr. 236.
(10) Văn kiện Hội nghị lầ̀n thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Sđd, tr.36 - 37.
(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.10, tr.377.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 6.5.2022
Bài liên quan
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
- Về phương pháp luận chuyên ngành Lịch sử Đảng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng, phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan báo Đảng trong tình hình mới, đảm bảo các cơ quan báo Đảng tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn trong Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 được khởi nguồn từ mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ căn nguyên ra đời, đến nội dung và hướng nhận thức, hành động của quần chúng nhân dân đến các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ đó, Đề cương là kết tinh tính nhân văn của Đảng trong thực hiện sứ mệnh lấy văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong từng bước đường lãnh đạo bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tính nhân văn lan tỏa, Đề cương đã, đang và sẽ vẫn là cơ sở, động lực quan trọng về cả lý luận và thực tiễn góp phần tích cực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước vững bền, cũng chính là góp phần không ngừng thúc đấy sự phát triển trường tồn của đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Như trong Kỳ 1 (đăng trên Tạp chí LLCT&TT số tháng 2/2023), tác giả đã dẫn nhập: Thế giới đang bước những bước đi đầu tiên trong việc tiến tới một trật tự toàn cầu mới, điều sẽ định hình lại toàn bộ luật chơi toàn cầu đã được thiết lập trong hơn bảy thập kỷ qua. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới cho nền an ninh quốc gia, trong cách tiếp cận về an ninh và những hình thái mới của chiến tranh… Kỳ 1 đã giới thiệu về “Chiến tranh lai và đòi hỏi về một cách tiếp cận phức hợp cho an ninh quốc gia”. Kỳ 2, tác giả tiếp tục bàn về “Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất khái niệm an ninh phi truyền thống mới”, với các phần nội dung chính: Bối cảnh mới về an ninh quốc gia do tác động của tiến trình chuyển đổi số đặt ra; Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất một khái niệm an ninh phi truyền thống mới.
Bình luận