Không thể quên một địa chỉ đỏ ở Hà Nội
LTS: Trạm phát tín Bạch Mai và ngôi biệt thự cổ tại số 128C phố Đại La (Hà Nội) - nơi được chính quyền Cách mạng sử dụng làm trạm phát sóng phát thanh cho Đài Phát thanh Quốc gia sau Cách mạng Tháng Tám 1945, sẽ bị tháo dỡ do nằm trong quy hoạch dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở. Nhưng không phải vì thế mà có thể xóa bỏ di tích lịch sử. Trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Trần Đức Nuôi - nguyên Trưởng ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam về hai sự kiện lịch sử gắn liền với địa danh này.
Cuối năm 1970, lần đầu bước chân đến 128C Đại La, đập vào mắt tôi là 4 cột ăng-ten cao ngất nghểu, một tòa nhà vuông vắn, tường dày cộp, màu trắng, thường gọi là “nhà trắng”, gần cổng sắt là ngôi biệt thự Tây khá đẹp, mái ngói rêu phong.
Hơn chục năm sau, tìm tư liệu về lịch sử của Đài TNVN, tôi mới biết đây là Đài Phát tín Bạch Mai, người Pháp xây vào năm 1912 để liên lạc từ chính quyền thực dân ở Hà Nội với cả nước, toàn Đông Dương và Paris - thủ đô nước Pháp. Ở đây đã ghi dấu hai sự kiện lịch sử của đất nước, không thể nào quên.
Hình ảnh Trạm vô tuyến điện báo với 4 cột sóng lớn lên tem bưu chính Đông Dương - Ảnh tư liệu do KTS Trần Huy Ánh cung cấp.
1. Lần đầu tiên phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, công bố với đồng bào chiến sĩ cả nước và nhân dân thế giới một nước Việt Nam mới chào đời, đánh dấu một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh
11h30 ngày 7/9/1945 tại studio Đài TNVN đặt ở số 4 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội phát đi chương trình đầu tiên của Đài phát thanh Quốc gia mà nội dung trên hết, chủ đạo là 2 phát thanh viên Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Nhất thay nhau đĩnh đạc đọc toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập, được truyền theo đường dây cáp về Đài Bạch Mai phát lên không trung, lan tỏa mọi miền đất nước, vượt qua biên giới “không cần hộ chiếu” đến với nhân dân thế giới. Thế giới biết được một nước Việt Nam độc lập, đứng về phe Đồng minh, chống phát xít, đã có tên trên bản đồ quốc tế qua làn sóng Đài TNVN phát đi từ Điện đài Bạch Mai. Thính giả trong nước và thế giới biết đến một đài phát thanh Quốc gia, tờ báo nói đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương cất cao “Tiếng nói Việt Nam”, đài phát thanh bằng tiếng Việt đầu tiên trên thế giới. Thấu hiểu giá trị lịch sử và ý nghĩa của khu Điện đài Bạch Mai nên sau trận bom hủy diệt của B52 Mỹ xuống các cơ sở của Đài TNVN, ông Trần Lâm, giám đốc đầu tiên của Đài Quốc gia đã báo cáo vắn tắt với Thủ tướng Phạm Văn Đồng là: “may quá, còn sót lại cột ăng - ten, “nhà trắng”, biệt thự ở 128C Đại La”.
2. Nơi phát đi hiệu lệnh “Toàn quốc kháng chiến”
Trưa 19/12/1946, bà Dương Thị Ngân, phát thanh viên đầu tiên của Đài TNVN đang cùng tổ biên tập làm việc ở phố Cambetta (phố Trần Hưng Đạo ngày nay) thì được lệnh khẩn cấp, tuyệt mật chuyển về 128C Đại La. Cũng chiều hôm ấy Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam Võ Nguyên Giáp lệnh cho toàn thể lực lượng vũ trang. Nội dung mật lệnh: “Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21/12. Hàng mang mã hiệu A + 2, B - 2. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ”. Ta quy ước “chuyến hàng sẽ đến”, nghĩa là tổng tiến công bắt đầu. A + 2, B - 2, là giờ cộng thêm 2, ngày trừ đi hai, tức là Tổng tiến công bắt đầu từ 20 giờ, ngày 19/12. Kèm theo đó, Tổng chỉ huy quy ước khi Đài TNVN phát đi câu “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu!”. Đó là tín hiệu cho các mặt trận tiến công.
Ngôi biệt thự cổ này là nơi phát sóng bản Tuyên ngôn Độc lập lần đầu tiên ra cả nước và thế giới và trưa 7/9/1975, và hiệu lệnh "toàn quốc kháng chiến" vào tối 19/12/1946.
Người trong cuộc với nhóm công tác đặc biệt Dương Thị Ngân lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Tân, đội trưởng đội tự vệ quyết tử gồm 11 người thuộc trung đội thành Hoàng Diệu. Đội của ông có 2 nhiệm vụ tuyệt mật là bảo vệ tổ công tác Đài Phát thanh và phá hủy Điện đài Bạch Mai, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Chập tối ngày 19/12, ông Nguyễn Văn Tân nhận được mật lệnh của Ủy ban Kháng chiến Hà Nội “Phá Đài trước khi rút lui”. Ông Tân kể lại: “Tối hôm ấy Hà Nội lạnh lắm, nhưng người tôi nóng rực. Tôi thổi hồi còi hiệu lệnh thứ hai thì điện thành phố vụt tắt, tiếng đại bác vang rền từ pháo đài Láng, chỉ còn ánh điện chạy bằng máy nổ ở phòng phát thanh. Bà Dương Thị Ngân kể lại: “Lúc ấy đầu tôi ong lên, tim đập mạnh, tay bấm mạnh nút đọc. Trấn tĩnh giây lát, tôi đọc mạnh, dứt khoát: “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Tiếng súng đại bác đã nổ ở Hà Nội. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Sau đây là mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng:
Tổ quốc lâm nguy!
Giờ chiến đấu đã đến!
Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy tôi ra lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung - Nam - Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước.
Buổi phát thanh phải ngừng ở đây. Xin mời đồng bào đón nghe vào sáng mai như thường lệ”.
Điện trong phòng phát thanh đặt trong tầng trệt ngôi biệt thự gần cổng vụt tắt. Khu điện đài nổ tung, quầng lửa sáng rực hình con tàu giữa biển đen. Tổ công tác bà Dương Thị Ngân chạy nhanh ra đường, lên xe “con voi” xuôi Hà Đông, lên Chùa Trầm kịp 6 giờ sáng hôm sau, ngày 20/12/1946, như đã hẹn với thính giả phát đi chương trình phát thanh đặc biệt, đọc toàn văn Lời kêu gọi Toàn Quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu chuyện lịch sử cảm động này do ông Nguyễn Văn Tân và bà Dương Thị Ngân kể lại. Lúc bấy giờ ông Tân đã ngoài 80. Tôi thưa là cụ cứ ở nhà C4 tập thể Kim Liên, chúng cháu sẽ đến ghi chép lại, nhưng cụ không nghe. Cụ bảo: “Không hiểu sao cứ đến Điện đài Bạch Mai ở 128C Đại La, hay lên 58 Quán Sứ tôi mới nhớ hết mọi chuyện”. Bà Dương Thị Ngân có lần bảo tôi: “Run rủi thế nào, năm 1977, Đài lại phân phối cho gia đình vợ chồng tôi ở ngay ngôi biệt thự mà tối 19/12/1946, tôi đọc bản tin đặc biệt của Đài làm hiệu lệnh cho “Toàn quốc kháng chiến”.
Cùng ở ngôi biệt thự này là gia đình nhà báo, nhà ngoại giao lão thành Lý Văn Sáu, người có công lớn không chỉ với ngành PT-TH Việt Nam mà còn đóng góp lớn cho ngành ngoại giao nước nhà.
Giờ đây các ông Trần Lâm, Lý Văn Sáu, Nguyễn Văn Nhất, Dương Thị Ngân, Nguyễn Văn Tân đã về với tổ tiên, với Bác Hồ, nhưng công tích còn đó, in dấu trong từng lối ngõ, căn phòng ngôi biệt thự rêu phong này.
Vì sự phát triển của thành phố Hà Nội, cụm ăng-ten, “nhà trắng” sót lại sau trận bom hủy diệt của B52 nay không còn nữa, chỉ để lại ngôi biệt thự mang dấu ấn lịch sử cho cả khu Điện đài Bạch Mai ở tuổi 107.
Nay mở rộng đường vành đai 2, xây đường trên cao cũng vì sự phát triển của Thủ đô, cũng vì cuộc sống ngày một tốt hơn lên, nên ngôi biệt thự này có nguy cơ bị phá bỏ. Thế nhưng không phải vì thế mà xóa bỏ đi một di tích lịch sử mà trong đó không chỉ là dấu ấn của Đài Phát thanh Quốc gia mà còn là chiến công của Thủ đô Hà Nội, là địa chỉ đỏ của chiến tranh Vệ quốc.
Trong những ngày xao xuyến phải rời khỏi ngôi nhà thân thương, anh Nguyễn Hồng Dương, con trai của ông bà Nguyễn Văn Nhất, Dương Thị Ngân có bài thơ dài đẫm nước mắt với câu kết “Nếu như ước một điều thôi /Ta sẽ ước ngôi nhà xưa yêu dấu”.
Xin chia sẻ cùng anh! ./.
Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Đề nghị dựng biển di tích
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ TP.HCM, ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN cho biết, những dịp kỷ niệm 50 năm (năm 1999) và 60 năm (năm 2009) thành lập Đài TNVN, Đài có gửi văn bản đề nghị lên UBND TP. Hà Nội có biện pháp bảo tồn các di tích lịch sử của Đài, trong đó có Trạm phát sóng Bạch Mai, nhưng việc này chưa nhận được sự quan tâm của thành phố. Đài rất khó làm gì bởi các công trình thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai đã thuộc sở hữu của tư nhân hoặc cơ quan khác. Vì vậy, khi nghe thông tin căn biệt thự Pháp cổ và công trình nhà một tầng do người Pháp xây dựng thuộc Trạm Bạch Mai sẽ bị dỡ bỏ để làm đường trên cao, dù rất tiếc nuối nhưng Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phải “đồng ý với thành phố”. Ông Kỷ cũng cho biết, trụ sở chính của Đài hiện nay ở 58 Quán Sứ hơn chục năm trước đã không giữ được các biệt thự Pháp cổ (vốn là Đài Con Nhạn của Pháp) vì xây trụ sở mới. Thế nên, những dấu tích lịch sử về những ngày đầu thành lập của Đài Phát thanh Quốc gia đến nay chỉ còn lại mấy công trình ở Trạm Bạch Mai nhưng cũng không thể giữ. Hiện, Đài đang đề nghị TP. Hà Nội dựng biển di tích ghi lại lịch sử của trạm phát sóng này. Nếu thực hiện được việc này thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
Theo: Nhà báo Trần Đức Nuôi/VOV.VN
Nguồn: http://hoinhabaovietnam.vn/Khong-the-quen-mot-dia-chi-do-o-Ha-Noi_n58010.html
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận