Kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và ra mắt Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Dự buổi gặp mặt có các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng, viện chuyên ngành, các tạp chí, bản tin, trang tin điện tử trực thuộc Học viện. Tại các điểm cầu trực tuyến (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV), dự buổi gặp mặt có các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện, đại diện lãnh đạo các khoa và cán bộ làm công tác thông tin, báo chí trong đơn vị.
Thay mặt cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực thông tin, báo chí toàn hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, báo cáo tại buổi gặp mặt, đồng chí Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Trong năm qua, công tác báo chí, xuất bản của Học viện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Học viện, nhất là việc nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, góp phần xây dựng hệ thống lý luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.


Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc, Đảng ủy Học viện, các tạp chí, bản tin, cổng thông tin điện tử, nhà xuất bản của Học viện đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích: góp phần phản ánh sinh động thành tựu mọi mặt của sự nghiệp đổi mới đất nước; kết quả của hoạt động tư tưởng, lý luận của Đảng, kết quả nghiên cứu khoa học chính trị, những kinh nghiệm hay, những điển hình sáng tạo; tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thực hiện chức năng ngôn luận, diễn đàn khoa học, các tạp chí, bản tin, trang tin điện tử đã đăng tải nhiều bài viết lý luận về đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về công tác phòng chống tham nhũng, kỷ luật Đảng, chống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”; các tạp chí của Học viện đã bắt kịp dòng sự kiện chính trị - thời sự của Đảng, Nhà nước; thực tiễn đổi mới đất nước và những sự kiện, diễn biến chính trị trong khu vực và trên thế giới.... Trên các tạp chí đều có những nghiên cứu, trao đổi lý luận chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về CHXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ; về khoa học chính trị, khoa lãnh đạo, quản lý, giáo dục lý luận chính trị và truyền thông, pháp luật về quyền con người v,v... Tích cực đa dạng hóa nội dung, tuyên truyền kịp thời quan điểm, đường lối của Đảng, những kết quả nghiên cứu lý luận trên nhiều cấp độ, gắn với các sự kiện trọng đại của đất nước. Trong đó nổi bật là dòng tin bài kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam; Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9; kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 80 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, v.v..
Trân trọng ghi nhận và biểu dương các kết quả công việc mà tập thể đội ngũ phóng viên, biên tập viên và những người làm việc trong lĩnh vực thông tin, báo chí Học viện đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại Lễ kỷ niệm, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam – nền báo chí do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Gần một thế kỷ qua, trải qua các thời kỳ cách mạng đầy hy sinh gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo sâu sát và thường xuyên của Đảng, hệ thống các cơ quan báo chí cách mạng của nước ta đã không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp quan trọng vào hoạt động lãnh đạo của Đảng ta và vào những thành tựu vĩ đại của dân tộc.
Nhân dịp này, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng trân trọng gửi lời chúc toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên các đơn vị báo chí trong Học viện luôn vững vàng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gặt hái nhiều thành công trong công tác chuyên môn, góp phần xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo chí của Học viện nói riêng.



Nhấn mạnh những thành tích đạt được trong công tác thông tin, báo chí, xuất bản của Học viện, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, trong những năm qua, hệ thống báo chí, xuất bản của Học viện đã có bước phát triển mới, thể hiện rõ trên các mặt sau: hình thành nhận thức mới về vị trí, vai trò của công tác báo chí và đề cao tính thống nhất trong lãnh đạo, quản lý báo chí trong toàn Học viện; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn các đơn vị đối với công tác quản lý báo chí; một số tạp chí đã thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ báo chí được tăng cường; nguồn lực cho báo chí được bổ sung; tiếp tục đa dạng hóa các xuất bản phẩm, có thêm các bản tiếng Anh, điện tử, ra số chuyên đề: v.v..
Các tạp chí, bản tin, trang tin điện tử Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, phục vụ tốt các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tham mưu tư vấn chính sách của Học viện. Qua đó, trực tiếp tham gia vào các nhiệm vụ trọng tâm của Học viện, nhất là đã có chuyên mục đóng góp vào quá trình soạn thảo các văn kiện và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; công bố các kết quả nghiên cứu mới của Học viện, kịp thời chắt lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, góp phần đưa các kết quả nghiên cứu của Học viện vào thực tiễn, v.v.. Đặc biệt, các tạp chí, bản tin, trang tin điện tử đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị bằng việc mở chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch” để đăng tải nhiều bài trên các mục diễn đàn, trao đổi, trong đó có nhiều bài đấu tranh trực diện, sâu sắc với các quan điểm sai trái, xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ sự thật lịch sử.
Tuy nhiên, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cũng cho rằng, cùng với những thành tích đáng tự hào, đội ngũ những người làm công tác thông tin, báo chí Học viện đang đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực công việc.
Đồng chí yêu cầu, trong thời gian tới, công tác thông tin, báo chí phải bám sát hơn nữa nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của Học viện, phục vụ tốt cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách. Đặc biệt, phải đi đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn kiện của Đại hội XIII của Đảng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm và chủ trương mới, tạo lập sự thống nhất ý chí và hành động, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội; tăng cường các bài viết trên diễn đàn đấu tranh chính trị, tư tưởng, phản bác lại các luận điểm sai trái, lệch lạc với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; qua đó góp phần tuyên truyền, vận động và định hướng dư luận xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu các đơn vị báo chí Học viện cần định hướng phát triển theo hướng từng bước chuyên nghiệp và hiện đại hóa. Đối với đội ngũ người làm báo phải chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức, tư cách, phẩm giá người làm báo.
Cũng tại buổi gặp mặt, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam cũng công bố quyết định thành lập Liên chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và ra mắt Ban chấp hành lâm thời gồm 07 đồng chí.
* Tại điểm cầu Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc điều hành Học viện đã tặng hoa chúc mừng Viện Báo chí, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Cổng Thông tin điện tử Học viện nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nguồn: Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
Hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế là yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ngày càng được nâng cao đã mang lại những kết quả tích cực trong bức tranh phát triển của tỉnh. Bài viết phác họa thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay, chỉ ra một số hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận