Ký ức phóng sự
Chết hụt giữa rừng Lào
Năm 2017, biết tin Đội quy tập mộ liệt sĩ thuộc Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An chuẩn bị sang thượng Lào quy tập 8 ngôi mộ của liệt sĩ hy sinh đã 47 năm ở điểm cao 1570 nay thuộc nghĩa trang Xẩm Thông, huyện Loong Chẹng, tỉnh Xiêng Khoảng.
Khác với nhiều đợt quy tập khác, đợt này phải cắt rừng sâu đi qua một bản cũ của phỉ nên khó lường trước mọi nguy hiểm từ tàn quân phỉ. Trung tá Phạm Quang Tám, chính trị viên Đội quy tập kiêm mũi trưởng mũi số 1 Loong Chẹng (thủ phủ cũ của Vua phỉ Vàng Pao) chỉ huy. Cùng đi có lực lượng tăng cường của bộ đội Lào, đặc biệt có bốn cựu chiến binh quê ở bốn tỉnh phía Bắc là thân nhân của 4 trong 8 liệt sĩ.
Tôi tiếp cận ngay thông tin này và chờ ngày lên đường để viết một phóng sự hiếm khi gặp. Bởi không chỉ câu chuyện li kì của 4 cựu chiến binh ở 4 tỉnh khác nhau lại phát hiện được các liệt sĩ cùng nằm chung một hàng mộ mà đây là đợt quy tập dự báo có tình tiết phức tạp.
Trước khi sang Lào, trung tá Tám vẫn chưa dám chắc cho tôi đi cùng vì không chỉ trèo đèo, lội suối hai ngày trời mới có thể đến khu vực tìm mộ mà còn ẩn chứa những nguy hiểm rập rình không thể đoán trước. Cuối cùng, tôi cũng thuyết phục được trung tá Tám để anh báo cáo Bộ chỉ huy.
Đúng hẹn, tôi cùng trung tá Tám và hơn 20 lính quy tập ngồi trên thùng chiếc xe Gaz 66 cũ kĩ rời Loong Chẹng đi thêm 20 km nữa để vượt đỉnh rừng cao hơn 1.000m. Từ đỉnh rừng đi xuống đường hẹp, cua gấp khúc liên tục.
Đi được hai giờ, chúng tôi rời xe, mở bản đồ, cắt rừng đi về hướng có tiếng suối rì rầm. Đó là những nẻo rừng già sên vắt, có khi phải bám vào vách đá trèo lên, có khi đu cây “bay” qua vách rừng cheo leo, khi thì lội suối xiết chảy ngang bụng. Đi một ngày ròng rã thì trời đổ mưa. Chúng tôi “hạ trại” trên một đỉnh đồi giữa hai ngả suối bao quanh. Người kê đá nấu cơm, người mắc tăng võng, người cầm súng AK đứng gác.
Đêm ập xuống với những cơn giông và côn trùng bay rát mặt. Ngày hôm sau trời vẫn đổ mưa, nhưng lính quy tập vẫn đi thêm ba giờ nữa để đến tọa độ có nghĩa trang Xẩm Thông. Ngày thứ ba, thứ tư trời vẫn mưa như trút khiến lính quy tập không thể nào tìm được hàng mộ đang nằm đâu dưới bạt ngàn lau cỏ tốt lút đầu người. Trung tá Tám ra lệnh rút quân.
Lội suối, lội rừng bở hơi tai mới ra lại nơi chiếc Gaz 66 đang nằm chờ. Nỗi buồn “không tìm thấy mộ liệt sĩ” chưa kịp vơi đi trên từng gương mặt thì chúng tôi gặp một tình huống cận kề cái chết. Đó là khi chiếc Gaz 66 lộ rõ sự hỏng hóc sau 53 năm sử dụng (chủ yếu để kéo pháo) đang bò lên đỉnh dốc để ra khỏi cửa rừng.
Tôi nhìn thấy một lúc có ba người cùng điều khiển chiếc Gaz 66. Đó là tài xế đang cầm vô lăng trong cabin. Khoảng giữa cabin và thùng xe có hai người khác đang ghì tay vào một cần sắt được nối với bộ phận ga và côn của xe bởi cả dây thép lẫn dây dù.
Khi nghe tài xế hô “cài số 1” thì hai người ngồi sau ráng sức bật cần sắt lên và giữ chặt. Đã vượt qua nhiều dốc cua nên ai cũng hi vọng sắp ra khỏi cửa rừng. Bỗng từ số 1 cần số của xe bật về số mo do sức tải của xe bằng không. Thế là xe trôi lùi xuống dốc.
Ngay lúc đó một tốp lính quy tập nhảy ra khỏi thùng xe và chạy thục mạng để tránh xe đang trôi xuống phía họ. Một người ngã giữa đường may mắn được đồng đội kéo dậy. Tôi cũng đứng dậy nhưng đó là khoảnh khắc bình tĩnh đến lạ lùng. Tôi quan sát hướng xe trôi, hai bàn tay ôm chặt máy ảnh. Nếu xe lùi thẳng thì sẽ rơi xuống vực, lúc đó tôi sẽ nhảy qua thùng xe. Rất may, tài xế điều khiển chiếc xe lùi vào bờ ta-luy dương bên vách núi.
Trên đường về lại quê Việt và cả khi ngồi viết phóng sự “Người anh đi tìm em” (đăng trên Lao Động cuối tuần) và phóng sự ảnh đăng trên Nhà báo & Công luận tôi vẫn rùng mình vì suýt nữa bỏ mạng dưới vực sâu hy hút trời mưa của rừng Lào.
Bám theo đề tài bên kia biên giới
Năm 2005, từ một bản tin thời sự về nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới trên VTV1, tôi tìm hiểu về đề tài này. Thấy không chỉ những cô gái trẻ ở các tỉnh phía Bắc mà nhiều nạn nhân ở Nghệ An cũng bị lừa bán sang bên kia biên giới. Tôi báo cáo đề tài và Tòa soạn Tuổi Trẻ cuối tuần (nay là Tuổi Trẻ chủ nhật) đồng ý làm phóng sự.
Tôi chọn địa bàn thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) để tác nghiệp. Đó là một buổi sáng, khi đang ngồi chuyện trò với “nguồn tin” bên bờ sông Bắc Luân (nối hai bờ biên giới Việt - Trung, chảy qua địa phận thị xã Móng Cái) thì thấy một chiếc thuyền từ bờ sông bên kia hướng về phía thị xã Móng Cái. Đúng như “nguồn tin” báo trước “có một cô gái Việt vừa thoát khỏi bọn buôn người đang trở về trên chiếc thuyền máy”.
Khi thuyền vừa cập bến, chúng tôi tiếp cận nạn nhân ngay. Đó là cô gái 20 tuổi, quê huyện Diễn Châu (Nghệ An) quần ống cao, ống thấp đang sải những bước chân mệt mỏi trên cát, hai bàn tay ôm kín mặt khóc tức tưởi vì bị lừa bán sang “động quỷ” bên kia biên giới.
Tôi gọi điện về Tòa soạn báo tin vừa tiếp xúc với một cô gái trẻ bị lừa bán sang bên kia biên giới mới thoát thân trở về. Cảm động trước thân phận của cô gái trẻ và thấy vấn nạn đang phổ biến dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, tôi nêu ý định sẽ điều tra tại các tỉnh dọc biên giới để mở rộng đề tài. Tòa soạn đồng ý ngay và dặn “thâm nhập kĩ, nhiều tư liệu để làm chuyên đề về vấn nạn này”.
Rời “nguồn tin” tôi ngồi xe đò liên tỉnh đi sang Lạng Sơn. Làm xong việc với Công an Lạng Sơn tôi đi tiếp sang Cao Bằng. Tại đây, tôi đến trình giấy giới thiệu, thẻ nhà báo với Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng để tìm hiểu về đề tài đang theo đuổi, nhưng tình thế không dễ dàng lắm.
Loay hoay nơi đất khách quê người, nếu không xoay trở tốt thì đề tài dễ bị “hụt hơi”, có thể làm hỏng chuyên đề. Tôi mở điện thoại liên hệ với người thân ở Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng...
Đêm hôm đó, cuốn sổ ghi chép của tôi dày thêm những trang tư liệu. Trong đó, tôi chú ý đến thông tin một số cô gái Việt bị lừa bán sang bên kia biên giới phải cam tâm làm nghề mại dâm. Tôi xin Đồn biên phòng tạo điều kiện cho qua cửa khẩu, đi thêm khoảng 200 km đến địa điểm có các cô gái nêu trên.
Tại đây, trong dãy nhà nhỏ của một thị trấn sầm uất, khi biết tôi là người Việt mới sang, hai cô gái tự giới thiệu quê Hải Phòng chào khách và “ôm eo” khách vào nhà ngay. Đó là một gian nhà chỉ có mỗi chiếc chiếu dựng nơi góc tường. Cô gái chỉ vào chiếc chiếu, mời mọc. Tôi bàn với người dẫn đường đặt một bữa cơm trưa để mời được nhiều cô gái đến “tâm sự” với kinh nghiệm là sẽ thu thập được nhiều thông tin về cảnh đời thiếu nữ bị lừa bán sang đây.
Sau chuyến đi đó, tôi về Hà Nội tiếp xúc với ông Tăng Huệ - Tư lệnh Bộ đội biên phòng. Dịp đó, báo Tuổi Trẻ cuối tuần đăng chuyên đề “Buôn bán phụ nữ qua biên giới” dài 5 trang.
“Chủ trại bò”
Trước chuyến đi này, năm 2003 tôi lên xã miền núi Lượng Minh, huyện Tương Dương. Đây là xã “ma túy” số một tại Nghệ An với nhiều câu chuyện bi ai. Là xã không có đàn ông do nghiện ngập và vào rừng vận chuyển ma túy.
Xã trẻ em thất học, phụ nữ cũng nghiện và làm nghề cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân buôn ma túy trên đỉnh Pù Lôm. Xã mà bất cứ người lạ vào là người dân ngồi trong nhà nhìn qua liếp nứa xung quanh là biết ngay. Vấn đề “nóng”, nhức nhối đến nỗi quân đội, công an tổ chức nhiều đợt truy quét vùng rừng quanh đỉnh Pù Lôm nhưng khi lực lượng truy quét rút thì ma túy lại hoành hành.
Nhận thấy vấn đề đang thời sự, tôi ngược rừng ấp ủ đề tài phóng sự “Đột nhập thung lũng ma túy Pù Lôm”. Hôm ấy, đến xã đã chiều, tôi trao đổi công việc với ông Cụt Xuân Ninh - Phó Chủ tịch HĐND xã (hiện ông là Bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐND xã) xong thì ông Ninh nhận lời dẫn tôi đi.
Để an toàn, ông dẫn tôi về nhà, lấy bộ quần áo của ông thường đi rẫy để tôi mặc. Ông còn đưa cho tôi cái dỏ mây mang chéo qua vai y như dân bản đi làm rẫy. Tôi mang vào và bỏ cái máy ảnh du lịch vào dưới lớp lá.
Lên đến nửa dốc Pù Lôm, ông ghé tai tôi, dặn “Giờ không nói tiếng kinh nữa. Biết tiếng dân tộc Thái thì nói, không thì thôi. Lên đây, gặp “dân” ma túy không được chụp ảnh. Chụp là nó bắn ngay”.
Trời sẩm tối, chúng tôi vừa lên tới đỉnh Pù Lôm thì gặp một thanh niên người dân tộc lưng mang ba lô. Ông Ninh và người này nói chuyện với nhau. Đến khi người này soi đèn pin vào tôi rồi hỏi ông Ninh. Ông Ninh bảo tôi là người Nam Định, chủ trại bò dưới xã. Mấy hôm gió bão, bò chạy tán loạn, nay nhờ dẫn đi tìm. Người này không tin, đoán tôi là cán bộ dưới xuôi lên.
Ông Ninh phải giải thích mãi mới được. Sau đó, người này mang ba lô biến mất. Ông Ninh dẫn tôi đến một số hang hốc mà “dân” buôn ma túy ăn nghỉ. Hang nào cũng lăn lóc vỏ bia, tàn thuốc lá. Tôi lấy máy chụp nhanh rồi giấu biệt.
Trên đường về ông Ninh bảo: “Người mới gặp là “dân” buôn ma túy đấy. Súng ngắn nó dắt trong người. Ba lô nó mang bao giờ cũng có lựu đạn. Nó nghi anh là công an dưới tỉnh lên vì anh mặc áo chật, lòi cái bụng trắng ra. Tôi phải nói mãi anh là chủ trại bò, nó mới tin”.
Vừa rồi Tuổi Trẻ cuối tuần đăng phóng sự “Đột nhập thung lũng ma túy Pù Lôm” hai trang nối liền nhau. Cái tít bài nằm trong mũi tên màu đỏ chếch lên, xuyên qua hai trang báo./.
_____________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo số ra ngày 20.8.2018
Vũ Toàn
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận