Từ khoá : mối quan hệ
19 bài viết
Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Trong 15 năm qua kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008 - 2023), quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển theo hướng thực chất, hiệu quả với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội. Trung Quốc là nước đầu tiên mà Việt Nam xây dựng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, còn Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập khuôn khổ quan hệ này. Đây là những động lực thúc đẩy quan hệ hai nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, hướng tới tương lai.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở nước ta
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở nước ta
Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tương hỗ, là động lực của nhau. Bởi kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển; văn hóa phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, ngược lại, nếu môi trường văn hóa bị “ô nhiễm” sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển bền vững, cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, cùng với nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa.
Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong tình hình mới
Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong tình hình mới
“Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”(1) là chủ trương lớn của Đảng. Trong tình hình mới, để tạo sức mạnh, động lực đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Kỳ I)
Nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Kỳ I)
Các mối quan hệ lớn là những vấn đề lý luận cốt lõi, phản ánh những quy luật mang tính biện chứng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là những mối liên hệ bản chất, tất yếu; những vấn đề lớn, hệ trọng, được đúc kết ở chiều sâu nhận thức lý luận, mang tính dẫn dắt đối với cách mạng nước ta, vận dụng trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn. Mười mối quan hệ lớn được Đảng ta nhận thức, khái quát hóa thành lý luận có giá trị và ý nghĩa to lớn, quan trọng, gắn với hệ mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội, các đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa, các phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo thành hệ thống quan điểm căn cốt nhất về lý luận đổi mới Việt Nam, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mang bản sắc, đặc trưng Việt Nam.
Mối quan hệ giữa báo chí và văn hóa
Mối quan hệ giữa báo chí và văn hóa
(LLCT&TT) Văn hoá là lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ mà Đảng đã vạch rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, có vai trò quan trọng của báo chí. Báo chí vừa là bộ phận cấu thành văn hoá, được dưỡng sinh và phát triển trên mảnh đất văn hoá màu mỡ, vừa là nhân tố sáng tạo và có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá đương đại. Bài viết tập trung và phân tích rõ mối quan hệ giữa báo chí và văn hoá.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
(LLCT&TT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, của dân tộc và là một trong những điều kiện tiên quyết để Đảng có thể giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. Để nhân dân tin Đảng, hết lòng ủng hộ Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, quyền lợi của nhân dân lên trên hết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Gắn bó “máu thịt” với nhân dân là vấn đề thuộc bản chất cách mạng của Đảng ta vì sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nhân dân cần Đảng dẫn đường, lãnh đạo. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn đang chỉ dẫn cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị
Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị
Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng: Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật. Ấy vậy mà, một số người, nhóm người vẫn cố tình đi ngược lại quy luật khách quan đó.
Mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo những quan niệm chung nhất, văn hóa là tổng thể những hành động của con người được kết tinh và đặc trưng bởi hệ thống giá trị phù hợp với mỗi dân tộc và thời đại.
Nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng trong các doanh nghiệp Việt Nam
Nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng trong các doanh nghiệp Việt Nam
Quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng (QHCC) và nhà báo có ảnh hưởng lớn tới hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, chính vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà báo luôn được các nhân viên QHCC của doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Mối quan hệ giữa địa chính trị và địa kinh tế: Lý luận và thực tiễn
Mối quan hệ giữa địa chính trị và địa kinh tế: Lý luận và thực tiễn
Địa kinh tế và địa chính trị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi nhân tố địa kinh tế ngày càng gia tăng sức nặng và tầm quan trọng trong chính trị quốc tế thì ngược lại, biến động và đảo lộn địa chính trị sẽ tác động đến địa kinh tế. Nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa địa kinh tế và địa chính trị, vận dụng, xử lý hiệu quả các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế trong hoạch định và thực thi chiến lược phát triển quốc gia, nhất là chiến lược đối ngoại và hội nhập quốc tế là chìa khóa quan trọng để đưa đất nước đi tới sự ổn định và thịnh vượng.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp luật bảo đảm dân chủ ở Việt Nam
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp luật bảo đảm dân chủ ở Việt Nam
Dân chủ là nhu cầu tất yếu của con người khi xã hội ngày càng phát triển. Trong học thuyết Mác - Lênin, vấn đề dân chủ luôn được đề cập và phân tích sâu sắc, là mục tiêu quan trọng hướng đến việc xây dựng một nền dân chủ đầy đủ nhất - dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, từ khi đất nước độc lập, xây dựng Nhà nước Việt Nam XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát huy dân chủ và xây dựng thể chế nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Điều đó thể hiện trước hết ở việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua việc ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật của Quốc hội, của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân qua gần 35 năm đổi mới. Bài viết tập trung làm rõ sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp luật đảm bảo dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
Nhận diện mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay
Nhận diện mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay
Để có thể phát triển nhanh, bền vững đất nước, quản lý phát triển xã hội một cách hợp lý, có hiệu quả, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương nhận diện rõ và xây dựng cơ chế phù hợp, bảo đảm xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Trong quá trình ấy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay, cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cần nghiên cứu một cách có hệ thống, nhận diện rõ mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay, tạo cơ sở khoa học cho những biện pháp xử lý hài hòa, phát huy được những mặt tích cực của mối quan hệ này và phòng, tránh được những hệ lụy tiêu cực phái sinh.
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị