Nâng cao kiến thức và kỹ năng làm báo về dân số và phát triển cho sinh viên báo chí
Michael Pertschusk đã có lần nhận xét: "Người làm truyền thông về dân số và phát triển có nhiệm vụ quan trọng là: phải biết được tin hay và biết cách giới thiệu về nó; phải biết biến một sự việc không hấp dẫn thành một tin có giá trị" (Báo cáo dân số, số 42, tháng 11.1995, trang 19). Theo cách hiểu này, mỗi phóng viên sáng tạo ra các tác phẩm báo chí (như: tin, phóng sự, bình luận...), ngoài khả năng thiên bẩm thì còn phải học cách làm báo, học và tích luỹ các kiến thức về dân số và phát triển.
Nhiều năm qua, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa vào chương trình đào tạo cử nhân báo chí môn học Dân số và Phát triển, nhằm trang bị cho các nhà báo tương lai những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Tuy nhiên, với số giờ lên lớp ít ỏi, chưa kịp thẩm thấu để biến thành tri thức, thành máu thịt của mình thì đã bị kiến thức của môn học khác "đè" lên, buộc người học phải "quên ngay" để tiếp thu kiến thức mới. Sẽ là "không may" cho sinh viên nào đó vừa ra trường đã được làm báo chuyên theo dõi về lĩnh vực dân số và phát triển, phải tác nghiệp ngay. Chắc chắn những bài báo ban đầu đó sẽ không tránh khỏi thiếu sót về nội dung hoặc "non nớt" về nghiệp vụ.
Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức và kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí về lĩnh vực dân số và phát triển cho sinh viên báo chí ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến vài khía cạnh nhỏ trong một vấn đề lớn mà không đi sâu vào những vấn đề thuộc về chuyên môn sâu ngoài phạm vi báo chí.
Thứ nhất, việc trang bị những kiến thức dân số và phát triển không chỉ đơn thuần là kiến thức cụ thể như: các biện pháp tránh thai, bình đẳng giới, quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên có hại như thế nào?... Những kiến thức đó rất có ích cho sinh viên trong cuộc sống nhưng cho sáng tạo tác phẩm báo chí thì lại không được là bao. Vấn đề là: họ cần những kiến thức công cụ giúp họ tư duy, sử dụng nó như một "hệ quy chiếu" để "soi" vào thực tiễn, đánh giá thực tiễn và rút ra kết luận trong quá trình tác nghiệp. Họ cần được trang bị một cách có hệ thống ngay từ trong trường học và sẽ được bổ sung dần qua năm tháng. Theo tôi, những kiến thức cần được trang bị kỹ lưỡng đó là:
- Chính sách dân số của Đảng và Nhà nước,
- Chiến lược phát triển dân số, kế hoạch hoá gia đình trong từng giai đoạn,
- Thực trạng dân số và phát triển của nước ta và thế giới qua từng thời kỳ (cả tích cực và tiêu cực),
Những kiến thức này vô cùng quan trọng đối với nhà báo tương lai. Cho dù phương tiện truyền thông nào đi nữa (báo in, phát thanh, truyền hình hay báo mạng điện tử) thì mọi thông điệp về dân số và phát triển đều phải phản ánh mục tiêu của Đảng và Nhà nước và chủ đề tuyên truyền chủ yếu, tổng quát của cơ quan báo chí. Ngoài ra, cũng cần trang bị kiến thức chọn mẫu, nghiên cứu đối tượng, phương pháp tiếp cận đối tượng... giúp cho việc đi thực tế của sinh viên báo chí sau này có hiệu quả hơn.
Thứ hai, kỹ năng tác nghiệp báo chí về dân số và phát triển:
Hầu hết các học phần về sáng tạo tác phẩm báo chí theo thể loại (như tin, phóng sự, điều tra, bình luận...) đều đã được giảng dạy lồng ghép nội dung dân số và phát triển. Mặt khác, các dự án của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày hoặc dài ngày nhằm nâng cao sự hiểu biết của sinh viên báo chí về lĩnh vực này. Tuy nhiên, nội dung đào tạo vẫn mang tính chất dàn trải, chưa thực sự hiệu quả. Có lẽ, do chưa có một chương trình thống nhất để thực hiện giảng dạy lồng ghép về dân số và phát triển cho các khoa Báo chí và Phát thanh - Truyền hình. Hơn nữa, khi giảng dạy chuyên đề Báo chí với dân số và phát triển thì chỉ chú trọng Báo chí với trẻ em chứ chưa bao quát những nội dung khác và cũng chưa thực sự chú trọng đến kỹ năng riêng biệt khó thực hiện loại đề tài này. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có một chương trình thống nhất, quy chuẩn, có giáo trình và các loại sách tham khảo tương ứng. Mặt khác, các kỹ năng tác nghiệp cũng chỉ nên tập trung vào các khâu cơ bản như: chọn thông điệp; khai thác nguồn tin; kỹ năng thể hiện. Những gì sinh viên có thể tự đào tạo được thì không cần phải giảng dạy trên lớp. Phương pháp vẫn là sinh viên thực hành theo nhóm dưới sự chỉ đạo của giảng viên. Xin tạm nêu một vài nét chính là:
+ Chọn thông điệp cho tác phẩm báo chí:
Ngày nay, công chúng báo chí luôn phải lựa chọn giữa rất nhiều thông tin, các hình thức giải trí khác nhau. Vì lý do này mà một tin về dân số có thể mất vị trí trên trang nhất của tờ báo. Nếu muốn thu hút được công chúng nhiều nhất thì phải có được câu chuyện hấp dẫn. Như vậy, một thông điệp như thế nào được coi là thú vị và hấp dẫn? Các giờ học trên lớp, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên thực hành tìm tòi trong cuộc sống thực tiễn những thông điệp hấp dẫn theo những tiêu chí cơ bản đã được các nhà báo đúc kết qua nhiều thời gian. Theo M.Lyle Spencer (Nguyên trưởng khoa báo chí, đại học Oa Sinh Tơn) đã đưa ra một khái niệm: "Thông điệp tốt là bất kỳ một sự kiện, ý tưởng hoặc quan điểm nào đúng lúc, hấp dẫn hay ảnh hưởng tới một số đông người trong cộng đồng và công chúng có thể hiểu". Trên thực tế, những tin tức được coi là hấp dẫn thường bao gồm ít nhất hoặc một vài, trong số những yếu tố sau: mới; nóng hổi; quan trọng; thú vị và chúng thường liên quan tới các xu hướng chính trị của một quốc gia, tới các nhân vật quan trọng, tới các xung đột, tới những gì không bình thường, bất ổn, bất ngờ và đầy kịch tính.
Ví dụ: "Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi còn nhiều bất cập" là một thông điệp vừa mang tính nóng hổi, vừa chứa đựng những kịch tính bên trong, vừa gần gũi với mọi gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi nên được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
+ Kỹ năng khai thác thông tin:
Cách tốt nhất để thu thập thông tin cho bài báo về dân số của mình là sinh viên hãy đọc, xem, nghe tất cả những gì có liên quan đến thông điệp đã chọn.
- Sưu tập và phân tích tất cả các bài báo: Bằng cách thường xuyên cắt báo để lấy thông tin trong một khoảng thời gian nhiều tháng, ta sẽ có một bộ sưu tập về chủ đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, về sức khỏe cộng đồng hoặc những chủ đề hấp dẫn khác. Bằng việc phân tích những bài báo đã được cắt ra này, ta có thể biết: ai đưa tin về kế hoạch hoá gia đình, những đề tài nào xuất hiện nhiều nhất, tầm quan trọng của mỗi bài báo, tại sao chúng lại xuất hiện. Trải qua năm tháng, những thông điệp đó sẽ giúp cho ta có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Lập danh sách những người cần phải gặp gỡ để hỏi, phỏng vấn chính thức cho thông điệp của mình đang theo đuổi. Một danh sách các địa chỉ, số điện thoại của các mối liên lạc chủ yếu, cách thức liên lạc, ảnh chân dung cá nhân, các văn bản khác ...
Đây là cách tốt nhất để chuẩn bị cho bài báo của mình và cũng là cách nạp thêm kiến thức cho mình hàng ngày. Khoảng 3 tháng hoặc 6 tháng nên kiểm tra lại các đầu mối thông tin xem có thay đổi gì không. Sinh viên cần tạo được thói quen này khi còn ở trường.
+ Kỹ năng thể hiện: Dù tin bài về dân số hay về bất cứ chủ đề nào thì cách viết cũng phải bảo đảm được các yếu tố của một tin, bài hấp dẫn sau đây: ngắn gọn; chứa đựng các đoạn văn ngắn; sắp xếp các chi tiết hợp lý; câu văn không dài dòng; từ ngữ thông dụng, dễ hiểu. Tuy nhiên, có được mọi yếu tố nhưng thiếu đi tính nóng hổi thì cũng không thể làm cho sự kiện nào đó có giá trị thông tin. Dù có sáng tạo đến đâu chăng nữa thì tin, bài đó cũng phải đưa ra một bức tranh khách quan về dân số và phát triển của đất nước ta, không tô vẽ những gì đã xảy ra, không phản ánh sự thiên vị cá nhân của phóng viên và cố gắng hết mức để trả lời những câu hỏi mà người đọc báo muốn được trả lời.
Chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết, luyện tập vững vàng những kỹ năng này lúc còn trên ghế nhà trường, chắc chắn sinh viên sẽ không quá bỡ ngỡ khi bước vào cuộc đời của một người làm báo thực thụ.../.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại, tấm gương sáng ngời để chúng ta thường xuyên học tập và noi theo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ truyền thông, báo mạng điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, báo chí truyền thống đứng trước cơ hội và thách lớn. Báo chí nước ta là vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng phẩm chất nghề nghiệp người làm báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Đảng, đáp ứng yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận