Người phóng viên dũng cảm, nhanh nhạy của Thông tấn xã giải phóng

Ông Võ Công Thu, sinh năm 1946, trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Phú An, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Là con cả trong gia đình có 5 anh em (3 trai, 2 gái), nên ngay từ nhỏ, ngoài giờ học, Võ Công Thu luôn phụ giúp ba mẹ chăm sóc, nuôi dạy các em ăn học. Khi 15 tuổi (năm 1961), với giọng hát hay, Võ Công Thu tham gia vào Đoàn văn công tỉnh Quảng Đà để phục vụ quân và dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Sau đó, Võ Công Thu được điều động về Ban Tuyên huấn tỉnh Quảng Đà, làm điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam). Trong thời gian làm ở Thông tấn xã giải phóng, với sự gan dạ, dũng cảm, yêu quê hương, đồng bào của người con xứ Quảng, mặc dù sống và chiến đấu trong chiến trường Khu V ác liệt, dưới mưa bom bão đạn, cái chết luôn cận kề bên mình nhưng tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nhân dân, Võ Công Thu đã linh hoạt, nhanh nhạy chuyển tải kịp thời nhiều tin, bài, hình ảnh phản ánh sự tàn ác, dã man của Mỹ - Ngụy đối người dân vô tội, hình ảnh kiên trung của quân và dân Việt Nam đánh địch, bảo vệ Tổ quốc ra toàn thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng trong, ngoài nước.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, trong suốt thời gian từ năm 1960-1975, sống và chiến đấu trên chiến trường vô cùng ác liệt, Võ Công Thu cùng các phóng viên, kỹ thuật viên của Thông tấn xã Giải phóng ở Khu V đã kiên cường bám trụ để viết tin, bài, chụp ảnh, ghi lại những hình ảnh, sự kiện nóng hổi, chân thật chiến trường ở Quảng Nam - Đà Nẵng và miền Trung - Tây Nguyên. Để có được những hình ảnh, dòng tin chính xác về chiến trường khốc liệt, các phóng viên Thông tấn xã giải phóng tại Khu V đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát, thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng.
Vào rạng sáng 22.5.1972, một loạt bom B52 kinh hoàng của đế quốc Mỹ thả xuống trúng phía trước của Ban Tuyên huấn Đặc khu ủy Quảng Đà. Mười đồng chí đã hy sinh, trong đó có 2 phóng viên của Thông tấn xã giải phóng là Võ Công Thu và Hoàng Quốc Thắng đang tác nghiệp tại đây.
Để ghi nhớ công lao to lớn và sự hy sinh anh dũng của các thế hệ Thông tấn xã giải phóng, hàng năm, vào các dịp lễ, Tết, Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên đều tổ chức dâng hương, dâng hoa trước anh linh của các liệt sỹ, thăm hỏi, tặng quà thân nhân các liệt sỹ tại nhà riêng.
Ông Ngô Anh Văn, nguyên Giám đốc Cơ quan đại diện Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cho biết: Năm 2005, cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã xây dựng Bia kỷ niệm Thông tấn xã giải phóng Trung Trung Bộ cao 3,6 m, rộng 2,45 m, dày 15 cm bằng đá cẩm thạch có hình tượng các phóng viên, kỹ thuật viên Thông tấn xã Giải phóng đang tác nghiệp, trong quần thể khuôn viên Di tích căn cứ Khu ủy V tại xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Ông Võ Công Sáu, em trai của liệt sỹ Võ Công Thu đang sống tại thôn Phú An, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, chia sẻ: Sinh sau 12 năm nên khi anh Thu thoát ly, tham gia cách mạng (năm 1961) ông Sáu lúc đó mới 3 tuổi. Sau này, mỗi năm, ông Sáu chỉ gặp được anh mình từ 1 đến 2 lần khi anh đi công tác, tranh thủ về thăm nhà. Mỗi lần về nhà, anh Thu luôn quan tâm tới từng thành viên trong gia đình, căn dặn các em phải chăm lo rèn luyện, học tập để trở thành người tốt, công dân có ích cho gia đình, đất nước. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, chính quyền, các Hội, đoàn thể đều đến thắp hương tưởng nhớ anh, động viên gia đình. Đó là niềm vinh dự của gia đình chúng tôi. Anh chính là tấm gương để các thành viên trong gia đình noi theo, sống và cống hiến cho đất nước./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 18.7.2022
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học nhiệm kỳ 2025-2027
Chiều 06/03/2025, tại phòng họp 1101, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận