Thứ hai, 11:56 22-05-2023

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 11/2021

ThS. Nguyễn Thị Lan, ThS. Thái Hồng Đức

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Mạch Nguồn số 53: TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CẢ CUỘC ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN

13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, một trái tim lớn đã ngừng đập. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo đầy trí tuệ và bản lĩnh, một tấm gương đạo đức mẫu mực, đã mãi mãi rời xa, để lại niềm thương tiếc trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí đã không ngừng nỗ lực, bền bỉ theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn. Đồng chí là biểu tượng của những đức tính cao quý: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư – những phẩm chất của người cộng sản chân chính, một trụ cột vững chắc cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những bài học quý báu, những nguyên tắc vàng trong công tác phòng chống tham nhũng, củng cố Đảng và nâng cao vị thế của đất nước. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số đặc biệt để tưởng nhớ và tri ân nhà lãnh đạo tài ba, chiến sĩ cộng sản chân chính - TBT Nguyễn Phú Trọng, cả cuộc đời vì nước, vì dân!

Các yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội

Các yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội

Dư luận xã hội (DLXH) là một hiện tượng xã hội đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội, tức khách thể của DLXH quy định. Tuy nhiên, các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học và văn hóa, tâm lý,… của chủ thể DLXH cũng như môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi DLXH diễn ra, đều tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của DLXH. Do đó, những nhân tố tác động đến quá trình hình thành DLXH có thể khái quát thành ba nhóm: nhóm yếu tố thuộc về khách thể của DLXH; nhóm yếu tố thuộc về chủ thể của DLXH và nhóm yếu tố thuộc về môi trường xã hội.

Hiệp định Pari - thắng lợi có ý nghĩa chiến lược dẫn đến đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hiệp định Pari - thắng lợi có ý nghĩa chiến lược dẫn đến đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hội nghị Paris là cuộc đụng đầu ngoại giao tay đôi đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kết thúc bằng Hiệp định Paris. Hiệp định Paris đã góp phần tạo nên bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, từng bước đi vào giải pháp, chấm dứt chiến tranh và can thiệp ở Việt Nam. Việc Mỹ buộc phải “cút” khỏi miền Nam đã mở ra cục diện chính trị và chiến trường thuận lợi để quân và dân ta tiến tới “đánh cho ngụy nhào” mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hoàn thiện thể chế văn hóa công vụ tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Hoàn thiện thể chế văn hóa công vụ tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thể chế văn hóa công vụ tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là cơ sở để viên chức, giảng viên nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Trên cơ sở những quy định của pháp luật về văn hóa công vụ, người học cũng nhận biết, đánh giá được chất lượng, hiệu quả của nền công vụ thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ viên chức, giảng viên. Qua khảo sát ở 07 trường, bài viết làm rõ thực trạng xây dựng, ban hành và việc tuân thủ các quy chế liên quan đến văn hóa công vụ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế văn hóa công vụ tại các trường.

Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên là nội dung, biện pháp quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để gắn kết dạy “chữ” với dạy “người”, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng”, “vừa chuyên” cho đất nước. Bài viết làm rõ vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên; thực tiễn giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên với những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân; đồng thời, đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong thời gian tới.

XEM THÊM TIN