"Niềm vui và nỗi nhớ"
NIỀM VUI VÀ NỖI NHỚ
Chia tay quê mẹ Quảng Bình,
Ra đi mang nặng mối tình vấn vương.
Dạt dào tình cảm thân thương,
Tôi như sống giữa quê hương của mình.
Ôi dòng Nhật Lệ trong lành,
Giang tay ôm chặt bóng hình của tôi.
Xốn xang, xúc động, bồi hồi,
Tưởng như đất, biển, mây trời ngẩn ngơ.
Gặp rồi vẫn tưởng như mơ,
Ba mươi năm ấy bây giờ là đây.
Quên sao được phút giây này,
Ngọt ngào tình cảm tràn đầy mến thân.
Quảng Bình câu hát vang ngân,
Nghe như sống giữa mùa xuân đất trời.
Phong Nha - Động đẹp tuyệt vời,
Anh đưa em đến động trời gặp tiên.
Cảm ơn tạo hóa thiên nhiên,
Phú cho cái đẹp, cái duyên cho đời.
Mênh mông đất, biển, núi đồi,
Quảng Bình ta đó sáng ngời niềm tin.
Nhớ anh, nhớ chị sinh viên,
Nhớ em lớp Báo đầu tiên Quảng Bình.
Thuyên, Linh, Phúc, Bột nhiệt tình,
Bao cô em gái xinh xinh má hồng.
Quên sao hình ảnh Chiêu Phùng,
Em cho anh cả tấm lòng, niềm tin.
Nhớ anh Thế Ái dịu hiền,
Góp công, góp sức tạo nên lớp này.
Dõi theo trên lớp hàng ngày,
Bố con, con bố đủ đầy cả hai.
Giọng ca Nguyệt Ánh ngân dài,
“Nhớ ai, ai nhớ, nhớ ai” bây giờ.
Nghe lòng xao động ngẩn ngơ,
Xa em lại đến bao giờ gặp em?
Nhớ Hưng, Đào, Đệ, Hạnh, Lam,
Hiếu, Hòa, Anh, Quý, Quế, An, Mẫn, Quyền.
Nhớ Huy, Sơn, Hải, Thủy, Hiền,
Nghị, Tân, Tấn, Lý, Tý, Huyền, Thành Tâm.
Giọng ca anh Hữu vang ngân,
Tình yêu dân tộc tràn dâng trong lòng.
Nhớ Thanh, Minh, Thắng, Hương, Hồng,
Thuyết, Hằng, Định, Kễm, Quách Hùng, Hồ Phương.
Nhớ bao đôi má ửng hồng,
Nhớ bao đôi mắt gương trong sáng ngời.
Chép ghi chăm chú từng lời,
Suốt ngày nghe vẫn tiếng cười giòn tan.
Nhớ bao câu chuyện râm ran,
Bữa cơm tâm sự chứa chan nghĩa tình.
Chia tay lớp báo Quảng Bình,
Ghi sâu trong trí bóng hình lớp ta.
Nỗi niềm lưu luyến phải xa,
Nhưng tình quê mẹ chẳng nhòa nhạt phai.
Em ơi quy luật cuộc đời,
Gặp nhau sum họp để rồi chia tay.
Trái đất tròn, trái đất quay,
Xa nhau rồi lại có ngày gặp nhau.
Ghi lòng thề hẹn đôi câu,
Hạnh phúc, thành đạt trước sau vẹn tròn.
Còn trời, còn nước, còn non,
Tình ta năm, tháng vẫn còn bên nhau.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận