Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 24/10/2023

Đặc điểm hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội của thế hệ Z tại Việt Nam

Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng trở thành kênh tiếp cận thông tin phổ biến, nghiên cứu này tập trung phân tích hành vi tiêu thụ tin tức của thế hệ Z tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ một cuộc khảo sát do tác giả thực hiện vào tháng 8/2024, trong khuôn khổ thực hiện luận án Tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội của thế hệ Z tại Việt Nam”. Khảo sát được tiến hành với 1.224 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 21. Kết quả cho thấy, 97,2% người tham gia lựa chọn mạng xã hội là nguồn tin tức chính. Trong đó, các nền tảng được sử dụng phổ biến nhất gồm Facebook, TikTok và YouTube. Các chủ đề tin tức thu hút sự quan tâm nhiều nhất là giải trí, xã hội và kinh tế. Hơn 68% người được hỏi tích cực tham gia các hành vi tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội như đọc, chia sẻ và thảo luận; khoảng 61% chủ động kiểm tra nguồn tin khi tiêu thụ. Đáng chú ý, 80% số người tham gia nhận thức được rằng mạng xã hội sử dụng thuật toán để cá nhân hóa nội dung, nhưng phần lớn (68,9%) có đánh giá tiêu cực, đặc biệt là lo ngại về quyền riêng tư và thiên lệch nội dung dẫn đến nguy cơ tạo thành "bong bóng thông tin". Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ nhận thức và hành vi tiêu thụ tin tức có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Các kết quả đã gợi mở về nhu cầu giáo dục kiến thức truyền thông số cho nhóm công chúng này và đặt ra vấn đề về trách nhiệm của nền tảng trong điều chỉnh thuật toán nhằm tạo môi trường truyền thông tin tức hiệu quả và bền vững.

Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.

Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.

XEM THÊM TIN