Phóng viên có nên xuất hiện trong phóng sự điều tra
Có nên xuất hiện trên truyền hình
Tôi thực sự lo cho sự an toàn của phóng viên?
Phóng viên làm điều tra có nên xuất hiện rõ mặt, rõ tên không? Các ban biên tập, kênh truyền hình có nên cho phóng viên xuất hiện trong phóng sự điều tra? Tôi buộc phải lên tiếng với tư cách một phóng viên đã có nhiều năm công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam. Đáng báo động!
Nhìn lại các tờ báo trong những năm 90 của thế kỷ trước, các bài điều tra thường ghi cuối các bài viết là nhóm phóng viên điều tra của Báo Lao động hay Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ… Điều này rất chính xác khi giữ bí mật và sự an toàn cho phóng viên điều tra. Hiện nay, trên báo in vẫn xuất hiện “Nhóm phóng viên điều tra” sau các phóng sự điều tra.
Còn với truyền hình cùng với sự phát triển quá nóng nên các chương trình, các kênh truyền hình khuyến khích phóng viên dẫn hiện trường. Điều này rất tốt, vì phóng sự sẽ chân thực, dễ hiểu và thuyết phục người xem. Thực chất dẫn hiện trường là một kỹ năng, một thủ pháp tác nghiệp của truyền hình hiện đại.
Tuy nhiên trong phóng sự điều tra thì sao? Các đài truyền hình nên có quy định cho phóng viên điều tra như: Không lộ mặt, không dẫn hiện trường, không tự đọc phóng sự điều tra… để đảm bảo an toàn cho phóng viên của mình.
Một phóng viên có tên tuổi ở VTV trong một phỏng vấn nhân dịp phóng viên lọt top 5 người ấn tượng của VTV Award đã khẳng định: Tôi thích dẫn hiện trường trong phóng sự điều tra dù biết nguy hiểm! Tôi thực sự “cạn lời” với phóng viên ấy! Phóng viên muốn đổi tính mạng và sự an toàn cho sự nổi tiếng? Khi bất chấp sự an toàn của bản thân và sự an tâm của người thân?
Bài học từ những phóng viên quốc tế
Một nhà báo quốc tế khi giảng dạy cho các phóng viên của VTV trong thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 ra biển Đông chia sẻ: “Các bạn là phóng viên đi săn tin tức. Đừng biến mình thành tin tức!”. Chia sẻ đó khiến tất cả phóng viên tham gia khóa học đều tâm đắc và thấm thía!
Nhà báo Sean Walker, Điều phối viên cao cấp “Hậu cần tại Hiện trường” của CNN tại Hongkong chia sẻ, khi nói đến đảm bảo an ninh, an toàn, mọi người thường chỉ nghĩ đến các điểm nóng như chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng bố. Thế nhưng, công tác an toàn tại nơi tác nghiệp còn là ở những nơi như môi trường xa lạ với phóng viên, nơi bệnh tật hoành hành, thiên tai, sự cố hạt nhân. Do phóng viên nhiều khi chỉ mải mê chạy theo tin tức mà quên đi các nguyên tắc an toàn, nên công việc của chuyên gia an ninh là phải luôn sát cánh bên họ.
Đối với một hãng tin tức, các hoạt động sau là không thể thiếu: Đào tạo cơ bản về các kiến thức chăm sóc y tế cho toàn bộ nhân viên, phóng viên, biên tập. CNN thường thuê một số công ty đào tạo khóa học này. Nội dung tập huấn: Chăm sóc y tế ban đầu, các kỹ năng sinh tồn, cách sử dụng mặt nạ khí gas v.v.. Tất cả nhân sự đều phải tham gia khóa đào tạo này, bởi nếu trong ê-kíp hiện trường chỉ có một người đã qua đào tạo sẽ rất rủi ro nếu như đúng người đó bị thương nặng.
Đối với từng địa điểm làm tin cụ thể mà CNN sẽ có khóa huấn luyện riêng, chuyên sâu hơn. Ví dụ, về cách phòng chống bệnh Zika (Brazil, Mexico), Mers (Hàn Quốc), an toàn hạt nhân (Fukushima), v.v.. Các khóa học này có thể do những người đã có kinh nghiệm tại CNN thực hiện hoặc thuê chuyên gia bên ngoài giảng dạy.
Có cơ sở dữ liệu, bao gồm thước đo đánh giá về mức độ rủi ro của các điểm nóng trên thế giới. Trên cơ sở đó, chuyên gia an ninh sẽ đưa ra khuyến nghị là “không” được tiếp cận địa điểm nào, hoặc các khuyến nghị mà ê-kíp sản xuất cần thực hiện để đảm bảo an ninh.
Tôi thấy buộc phải viết bài viết này để cảnh báo về làn sóng dẫn hiện trường trong các phóng sự điều tra từ Đài Truyền hình Việt Nam đến các đài phát thanh truyền hình địa phương.
Trả lời câu hỏi của nhà báo Hải Yến, nhà báo Lê Anh Phương, Trưởng đại diện của Đài Truyền hình Việt Nam tại Trung Đông bày tỏ quan điểm, trước hết, xin khẳng định một điều: Không bao giờ có việc chúng tôi tác nghiệp khi không đảm bảo được mức độ an toàn nhất định cho bản thân. Có một nguyên tắc bất di bất dịch, không chỉ với chúng tôi mà với bất cứ phóng viên nào, khi tác nghiệp tại những điểm nóng, đó là không có tin tức nào quan trọng hơn mạng sống, phóng viên phản ánh tin tức chứ không biến mình thành tin tức./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 07.10.2020
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận