Phụ nữ và môi trường gia đình
Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 618 cho rằng: “Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại và phát triển trong quan hệ với con người và với sinh vật ấy”.
Môi trường gồm: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường gia đình. Dĩ nhiên cũng như mọi sinh vật khác, con người luôn chịu sự tác động của môi trường nhưng con người lại thường xuyên có những tác động hoặc tích cực, hoặc tiêu cực tới sự phát triển của hoàn cảnh. Làm thế nào để phát huy được ảnh hưởng tích cực, hạn chế tối đa những hành vi có hại cho môi trường đó là bài toán nan giải đang đặt ra trước toàn nhân loại.
Những năm gần đây vấn đề môi trường đã trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu, là điều nổi cộm nhất đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới. Lời cảnh báo của thiên nhiên từ những hiện tượng El Nino, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi lạ lùng của thời tiết khí hậu… như nhắc nhở loài người rằng: ngôi nhà chung của nhân loại đang có nguy cơ bị hủy diệt, nếu những chủ nhân của trái đất không quan tâm gìn giữ bầu khí quyển chung. Vì sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, tất cả mọi người dân trên trái đất phải cùng nhau tích cực bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là một vấn đề rất lớn, trong khuôn khổ của một bài báo nhỏ, chúng tôi chỉ tập trung bàn về vai trò tích cực của Phụ nữ trong môi trường gia đình. Bởi vì, theo chúng tôi:
Trước hết, gia đình là bầu sinh quyển mà con người được tiếp xúc sớm nhất, gần gũi nhất; là nơi trú ngụ, là môi sinh quan trọng nhất, trực tiếp ảnh hưởng, tác động tới đời sống từng cá thể.
Thứ hai, gia đình có một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là tổ ấm của mỗi người mà còn là tế bào của xã hội. Gia đình có phát triển tốt thì xã hội mới có thể phồn vinh. Đối với phương Đông gia đình càng có vị trí quan trọng bởi vì nếu phương Tây lấy cá nhân làm nền tảng của xã hội, thì ngược lại sự bền vững của xã hội phương Đông hàng nghìn đời nay thường được dựa trên nền tảng là gia đình.
Thứ ba, phụ nữ trước hết là con người của tổ ấm. Khác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, do đặc điểm giới tính mà trong gia đình người phụ nữ luôn có vai trò hết sức quan trọng. Vì đây chính là môi trường thuận lợi nhất để người phụ nữ, những người mẹ, người vợ, người con gái có điều kiện và ưu thế để thể hiện, khẳng định và phát huy tối đa thiên tính của mình.
Thứ tư, hệ thống gia đình trên thế giới trong thế kỷ XXI đang bị khủng hoảng nặng nề. Riêng trong nước: do ảnh hưởng rất lớn của những cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài, do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, xã hội Việt Nam đang chuyển đổi từ tĩnh sang động, từ lạc hậu sang hiện đại; xu hướng tự do và thực dụng trong hôn nhân đang ngày một gia tăng, dẫn đến tình trạng ly hôn ngày một nhiều, tình cảm trong không ít gia đình có chiều hướng giảm sút, mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng trở nên lỏng lẻo… Những điều ấy đã đặt gia đình của chúng ta trước những sóng gió thử thách thật sự dữ dội và cũng đã gây khó khăn rất lớn tới sự phát triển của toàn xã hội.
Làm thế nào để giữ được môi trường gia đình lành mạnh? Làm thế nào để mọi gia đình Việt Nam đều là những gia đình ấm no, hạnh phúc tiến bộ, bình đẳng và bền vững? Đó chính là một câu hỏi lớn, là vấn đề bức xúc đang đặt ra trước toàn Đảng toàn dân, trước toàn thể xã hội mà trọng trách ấy tất nhiên trước hết thuộc về phụ nữ - những người xây tổ ấm.
Sở dĩ trong gia đình người phụ nữ có một vị trí thật sự quan trọng bởi vì trước hết phụ nữ là con người của gia đình. Nếu ngoài xã hội người đàn ông luôn giữ vị trí số 1 thì phụ nữ lại chính là người trực tiếp gánh vác những công việc cơ bản nhất trong gia đình, là người luôn giữ vị trí chủ chốt để thực hiện các chức năng chủ yếu của gia đình.
Dù trong mỗi thời kỳ lịch sử chức năng của gia đình cũng có những đổi thay nhất định nhưng trong mọi mô hình, gia đình đều có 4 chức năng cơ bản sau đây:
- Chức năng sinh sản
- Chức năng kinh tế
- Chức năng nuôi dưỡng trẻ nhỏ và chăm sóc người già
- Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình
Rõ ràng trong các chức năng cơ bản của gia đình chỉ có chức năng kinh tế là trọng trách thuộc về các đấng mày râu, còn lại có đến 3 chức năng (sinh sản, nuôi dạy con cái và chăm sóc các thành viên, chức năng tình cảm) đều nghiêng về thiên tính nữ, chủ yếu thường rơi vào vai người phụ nữ. Cho nên thật có lý khi nhân loại không khó khăn gì đã sớm phát hiện thấy: phụ nữ là con người gia đình, còn đàn ông trước hết phải là con người xã hội. Mà hình như mọi gia đình hạnh phúc đều phải là những gia đình nề nếp. ở đó vợ ngồi đúng vị trí của vợ còn chồng phải giữ được vị thế của chồng.
Tất nhiên trong xã hội phát triển, mô hình gia đình hiện đại cũng thay đổi, vị trí của các chức năng cũng không còn giữ nguyên như trước nữa.
Nếu như trước đây phổ biến là kiểu gia đình lớn, nhiều thế hệ. Trong các gia đình truyền thống lý tưởng thường là kiểu “tứ đại đồng đường” (bốn thế hệ cùng sống chung một nhà). Do điều kiện sống còn lạc hậu, khó khăn, do con người cá nhân chưa phát triển, nên mọi thành viên cần phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại:
Trẻ cậy cha, già cậy con.
Xuất phát từ quan niệm triết học: thời gian vận động theo một chu kỳ tuần hoàn nên người phương Đông bao giờ cũng uống nước nhớ nguồn và có lối sống thuỷ chung như nhất; luôn tôn trọng người già, đề cao chữ hiếu, coi hiếu thảo là nét đạo đức thiêng liêng nhất trong tư đức của con người. Đó là hạt nhân, là cái gốc là căn cốt giúp cho các gia đình truyền thống dù đông đúc, nhiều thế hệ vẫn yên ấm thuận hoà. Nội dung cốt lõi của chữ hiếu là thái độ yêu kính và hết lòng chăm sóc mẹ cha, nhất nhất vâng lời ông bà cha mẹ. Hiếu là phải sinh lắm con nhiều cái để nối dõi tông đường. Điều đó dẫn đến chức năng hàng đầu của gia đình truyền thống là vấn đề sinh sản chứ không phải là chức năng kinh tế.
ở thời đương đại, vị trí của hệ thống chức năng đã có những thay đổi khá cơ bản. Hiện nay cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, khi đời sống kinh tế ít nhiều đã bớt khó khăn, trong đa số gia đình Việt Nam chức năng nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm của mọi thành viên trong gia đình lại nổi lên hàng đầu. Để thực hiện tốt hai chức năng quan trọng này (chưa kể chức năng sinh sản chỉ chủ yếu là nhiệm vụ của người phụ nữ) thì ưu thế trong gia đình rõ ràng vẫn thuộc về phái nữ. Điều đó cũng đồng nghĩa với nhận định là: hiện nay vai trò của người phụ nữ đối với việc tạo dựng và giữ gìn một môi trường gia đình lành mạnh càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Dù ở thời đại nào thì phụ nữ vẫn là người giữ trọng trách trong nhiệm vụ xây tổ ấm.
- “Đàn ông xây nhà
Đàn bà xây tổ ấm”.
Điều đó nói lên vai trò đặc biệt to lớn của người phụ nữ đối với gia đình.
Trong xã hội cũ, người phụ nữ thường chỉ được đặt trong mối quan hệ với gia đình mà ít được quan tâm tới con người xã hội. Người đàn bà chỉ cần cùng chồng sinh con đẻ cái, quẩn quanh bếp núc, chăm sóc gia đình, lo sao cho trong ấm ngoài êm. Vì vậy trong tứ đức của người đàn bà thì không phải ngẫu nhiên, Nho giáo đã đưa chữ công (Khéo léo: Khéo lo khéo liệu, khéo nữ công gia chánh, khéo ăn, khéo ở, khéo gối chăn, nâng khăn sửa túi cho chồng) lên vị trí hàng đầu của nữ hạnh. Tất nhiên ở Việt Nam những quan niệm hà khắc ấy cũng đã được lựa chọn và trong thực tế, nhất là trong các gia đình bình dân thì mối quan hệ vợ chồng cũng được biểu hiện một cách cởi mở hơn. Nếu quan điểm phong kiến, chỉ là mối quan hệ cứng nhắc một chiều, nghiêng về đạo lý. Người ta chỉ nói đến trách nhiệm của bề tôi đối với vua, của con cái đối với mẹ cha, của em đối với anh, của vợ đối với chồng, thì ngược lại ở Việt Nam trong gia đình không chỉ: Phu xướng phụ tuỳ (Chồng nói, vợ nghe theo) mà: Chồng như cái đó, vợ như cái hom. Hay thậm chí: Lệnh ông không bằng cồng bà…
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ không thể chỉ là con người của gia đình, mà là những công dân bình đẳng nên các chị phải đóng vai trò kép: vừa là con người gia đình, vừa là con người xã hội. Vì vậy có một điều tất yếu sẽ xảy ra ra là: phụ nữ (Và cả đàn ông) ít có thời giờ hơn trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, lo toan bếp núc. Nhiều công việc nội trợ, chăm sóc trẻ nhỏ và người già đã được chuyên môn hoá, giao cho cô giáo, hay người giúp việc. Khi một xã hội vừa thoát ra khỏi đói nghèo, vất vả, con người cũng dễ có xu hướng xả hơi hưởng thụ một chút, nên hoạt động kinh tế có tính chất mũi nhọn ở buổi giao thời thường là mở nhà hàng, khách sạn. Như thế có nhiều tiện lợi, cho phép cha mẹ rảnh rang hơn để lo công tác xã hội và chăm sóc bản thân mình, quan hệ cởi mở hơn, nhưng vấn đề đáng lo ngại cũng nằm ở đây.
Thứ nhất: có không ít cán bộ nhà nước mà nhất là cánh mày râu, đặc biệt những người có địa vị xã hội, rất ít khi ăn cơm nhà, và nhu cầu văn hoá ẩm thực trong xã hội phát triển rất nhanh, trong khi đó người vợ trình độ nấu ăn rất hạn chế, hầu như không đáp ứng được đòi hỏi của chồng con. Thậm chí có một phân số phụ nữ cũng ỷ lại không chịu cố gắng, chi dùng quỹ thời gian không khoa học, đã tiêu tốn nhiều thời gian cho những hoạt động vui chơi giải trí, nhất là vào những thời điểm không thích hợp. Nếu không cố gắng và thiếu phương pháp làm việc thì dễ có tình trạng nhiều chị: giỏi việc nước thì đoảng việc nhà. Ngược lại có không ít chị vì quá đắm đuối vào công việc gia đình nên khó mà hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Cả hai khuynh hướng cực đoan ấy đều bất lợi cho cuộc sống gia đình, bởi cuộc sống thời cơ chế thị trường đang đầy cám dỗ…
Muốn xây dựng được những gia đình hạnh phúc, muốn giữ cho môi trường của các gia đình trong lành, để mỗi thành viên sống trong trong khí quyển tốt đẹp ấy đều yêu mến, gắn bó, tự hào về gia đình thân yêu của mình, tạo thêm khả năng miễn dịch trước những cái xấu, luôn khát khao phấn đấu trở thành những công dân hữu ích, chúng tôi cho rằng:
Trước hết người phụ nữ là cô giáo trong gia đình
Người phụ nữ có nhiệm vụ dạy con và giúp cho tất cả các thành viên trong gia đình có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa to lớn và thiết thực của gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Trọng trách ấy trước hết thuộc về người mẹ, bởi các chị là cô giáo đầu tiên của các con mình, là người quy tụ được tình cảm của mọi thành viên. Cho nên vai trò đầu tiên của người phụ nữ trong gia đình là vai trò kép: Người mẹ - cô giáo. Để đạt được điều này mỗi người phụ nữ cần được nuôi dưỡng tâm tính từ khi còn thơ bé để khi lớn lên họ luôn có nhận thức đúng rằng: hạnh phúc của phụ nữ là được sinh con và nuôi dưỡng con khôn lớn nên người. Cha sinh không tày mẹ dưỡng. Dưỡng ở đây không phải chỉ là chăm sóc bằng vật chất mà bao hàm cả việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Trẻ thơ rất cần dòng sữa ngọt ngào của mẹ để lớn lên về thể xác nhưng quan trọng hơn chúng còn cần đến những khúc hát của tình mẫu tử: hát ru để nuôi dưỡng tâm hồn. Chúng còn cần rất nhiều tình yêu thương và những lời chỉ bảo nghiêm khắc của mẹ cha để trưởng thành bởi: yêu cho vọt, ghét cho chơi.
Với vai trò một cô giáo đặc biệt, người mẹ phải giúp cho mọi thành viên nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi cá nhân và đối với sự phát triển của toàn xã hội. Mỗi người phải thực sự cảm nhận sâu sắc được sự thiêng liêng của hạnh phúc gia đình. Từ tình yêu tổ ấm mỗi thành viên sẽ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình và mong muốn xây dựng cho mình môi trường gia đình văn hoá lành mạnh, một gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng và bền vững. Trong gia đình hạnh phúc ấy mọi thành viên đều thấy tự hào, tự tin và không ngừng phấn đấu để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Việc giáo dục nhận thức cho con cái, ngoài sách vở, trường học, người mẹ phải là lực lượng nòng cốt. Phải giáo dục cho các thành viên trong gia đình hiện đại, không được chối bỏ truyền thống nhưng cũng không phục cổ và phải biết giữ được những truyền thống phong tục tốt đẹp. Đó là:
- Hiếu thảo
- Hiếu học
- Biết giữ phong tục thờ cúng tổ tiên, biết uống nước nhớ nguồn
- Có tình thương yêu sâu nặng giữa các thành viên trong gia đình
- Biết bổn phận và làm tròn bổn phận
- Vợ chồng thuỷ chung
- Hoà thuận, trong ấm ngoài êm
Người phụ nữ còn phải giữ vai trò nội tướng, là người tổ chức gia đình, tay hòm chìa khoá, là người lo chu đáo cái ăn, cái mặc, cái ở cho mỗi thành viên trong gia đình. Dĩ nhiên ở là bao hàm cả việc ứng nhân xử thế không chỉ trong gia đình mà còn trong họ ngoài làng. Phụ nữ phải chủ động cùng chồng lo việc phát triển kinh tế và tạo ra lối sống văn hoá ứng xử đẹp đẽ trong gia đình.
Điều đó đòi hỏi người phụ nữ cần có kiến thức về gia đình. Gồm: những hiểu biết về cuộc sống vợ chồng, cách ứng xử với chồng, với cha mẹ, anh em, họ hàng hai bên nội ngoại. Cách tính toán, lo liệu xếp đặt trong gia đình. Công việc tề gia nội trợ...
Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, từ con nhỏ đến cha mẹ già, người ốm đau bệnh tật… Cái gì lường trước được sẽ không cảm thấy lúng túng. Chúng ta hiện nay rất thiếu những kiến thức về những lĩnh vực này, nhất là vấn đề chăm sóc người già cả, bệnh tật. Các gia đình hiện nay con thường rất ít nên các em luôn được cha mẹ chiều chuộng, quen sống trong hoàn cảnh thuận lợi, đủ đầy dễ sinh tính ích kỷ, ỷ lại và rất kém khả năng thích ứng. Trước khi về làm vợ, làm chồng chúng quen sống dựa vào cha mẹ, lại không được chuẩn bị sẵn cho cuộc sống mới nên rất lúng túng, thậm chí khó thích nghi với cuộc sống mới nên dễ dẫn đến sự đổ vỡ.
Để giữ cho môi trường văn hoá gia đình không bị ô nhiễm, chúng tôi xin có vài kiến nghị như sau:
Các tổ chức cần mở những lớp học, buộc các bạn trẻ trước khi xây dựng gia đình phải được theo học và có chứng chỉ nghiêm túc. Các lớp học này dạy thanh niên những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống vợ chồng. Dạy họ cách làm vợ, làm chồng, làm mẹ, làm cha, làm dâu, làm rể, cách ứng nhân xử thế. Làm thế nào khi mang thai, phải chuẩn bị những gì trước khi sinh con. Cách chăm sóc con trẻ, kỹ năng chăm sóc người già, người bệnh. Rõ ràng việc chăm sóc người già, người bệnh khi ốm khi đau chính là khó khăn nhất hiện nay trong nhiều gia đình, bởi vì khác với việc nuôi trẻ: nuôi trẻ mỗi ngày mỗi lớn, nuôi người già ốm mỗi ngày mỗi mệt mỏi. Nếu gia đình không có khả năng chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau thì điều đó sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội và là nỗi khổ tâm lớn cho người già cả vì các cụ đâu có muốn đến nhà dưỡng lão và cũng đâu có muốn được người ngoài chăm sóc. Muốn làm tốt được điều này thì ngoài tình cảm, thời gian, tiền bạc, con cháu phải có kinh nghiệm, kiến thức nhất định của lĩnh vực này.
Thứ hai: tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bằng nhiều hình thức sinh động như câu lạc bộ, xuất bản những tập sách thiết thực có hình thức đẹp, gia rẻ, dễ mua... để thu hút mọi đối tượng.
Thứ ba: là phải tạo ra một môi trường gia đình thật sự lành mạnh, nơi đầy ắp tình thương yêu; mỗi gia đình trở thành một pháo đài để từng thành viên có thêm khả năng miễn dịch trước sự tấn công của cái xấu và cái ác. Sống trong những gia đình có nếp sống văn hoá tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ không thể có những hành vi không đẹp mắt gây tác hại đến môi trường như: xả rác bừa bãi, bẻ cây chặt cành, hút thuốc lá nơi công cộng… Mỗi con người sẽ biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, biết cách ứng xử một cách đầy nhân văn với mọi người và khi làm một việc gì dễ có thói quen cân nhắc xem việc đó có tác hại gì cho xã hội hay không…
Như vậy môi trường gia đình lành mạnh chính là cái gốc, là cơ sở để có một môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lành mạnh. Môi trường gia đình tốt đẹp chỉ có được khi ông bà cha mẹ thật sự gương mẫu, là tấm gương đầy thuyết phục để con cháu soi vào đó mà tu dưỡng, biết hiếu thảo, ngoan ngoãn, chịu khó học hành và luôn khát khao vươn tới những điều tốt đẹp.
Những gia đình hạnh phúc sẽ cộng lại để tạo nên một xã hội ổn định, yên bình, hạnh phúc. Những gia đình có môi trường lành mạnh sẽ làm cho môi trường xã hội không thể bị ô nhiễm.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4).2005
TS Trần Thị Trâm
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận