Quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử Việt Nam
Truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội
Truyền thông chính sách BHXH là quá trình chia sẻ, tương tác xã hội để thông tin chính sách BHXH từ chủ thể hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách BHXH đến các chủ thể chính sách khác nhằm tăng cường sự hiểu biết, nhận thức và thay đổi hành vi của các chủ thể chính sách để đạt mục tiêu đề ra.
Việc quản lý truyền thông chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong một xã hội xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như của Việt Nam hiện nay. Một xã hội mà nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì mọi chính sách mà Nhà nước ban hành người dân đều phải biết và tuân thủ. Vì vậy, quản lý truyền thông chính sách BHXH là điều đương nhiên và gắn liền với xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật.
Quản lý thông điệp truyền thông về chính sách BHXH trên báo chí góp phần tuyên truyền và phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành BHXH một cách rộng rãi nhất và nhanh nhất có thể. Việc phổ biến tuyên truyền chính sách BHXH không chỉ dành cho nhân dân trong nước mà kiều bào ta ở nước ngoài cũng có thể tiếp cận được; không chỉ dành cho người Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến. Với lợi thế là tích hợp (chữ viết, hình ảnh, video, đồ họa...), thông điệp trên báo mạng điện tử khá hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn các loại hình báo chí khác.
Quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH giúp nắm rõ được chất lượng của thông điệp. Nếu xây dựng được những thông điệp có chất lượng tốt, hấp dẫn, khả năng tương tác cao, các cơ quan báo mạng điện tử sẽ thu hút được lượng công chúng đông đảo, từ đó nâng cao nguồn thu tài chính, phát triển hiệu quả hơn trong hoạt động báo chí.
Ngoài ra, quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử còn có vai trò chỉ dẫn, tác động đến nhận thức xã hội. Mỗi thông điệp về các chính sách tác động trực tiếp tới hệ thống giáo dục của xã hội, định hướng tư tưởng trong đời sống của người dân. Mỗi một thông điệp là một định hướng, chỉ dẫn cho người dân biết mình có những quyền lợi và nghĩa vụ gì từ chính sách đó.
Từ đó, giúp mỗi người đều có những định hướng mục tiêu trong hoạt động của mình. Với những ưu điểm vượt trội của mình, quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội đặc biệt là quá trình thực thi chính sách.
Vấn đề quản lý thông điệp
Thời gian qua, mặc dù vấn đề quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử đã đạt được những thành công cơ bản, trong đó một phần xuất phát từ việc đưa ra phương thức, công cụ quản lý phù hợp với đặc thù của đề tài và hoàn cảnh tác nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều phải chỉnh trong quy trình quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử.
Qua khảo sát việc quản lý thông điệp truyền thông chính sách Bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử Việt Nam đặc biệt là ba báo mạng điện tử: nhandan.org.vn, laodong.vn, baobaohiemxahoi.vn, có thể thấy truyền thông chính sách BHXH tập chung vào 4 nhóm nội dung như: Quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như chủ trương của ngành BHXH; Thông điệp nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH; Thông điệp về giám sát việc thực thi chính sách pháp luật về BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi BHXH cho người tham gia BHXH; Thông điệp kiến nghị đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách pháp luật BHXH.
Đây đều là những nhóm nội dung thông tin nổi bật, liên quan trực tiếp đến thông điệp truyền thông chính sách BHXH. Về cơ bản, các nội dung thông tin và thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên các báo được khảo sát khá phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của công chúng với thông tin tổng hợp về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung, ngành BHXH nói riêng, phản ánh thực tế quá trình thực thi chính sách ảnh hưởng đến người dân.
Hiện nay, báo chí nước ta đề cập nhiều chính sách BHXH, tuy nhiên công tác quản lý truyền thông chính sách BHXH vẫn chưa được coi trọng. Có thể nói, hiện nay nhận thức của đội ngũ cán bộ trong quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của lãnh đạo trong một số cơ quan, báo chí truyền thông về quản lý thông điệp truyền thông BHXH còn hạn chế nên chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức về mảng này.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Internet, báo chí điện tử, mạng xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới, tác động bất lợi, khó lường, thậm chí là khởi nguồn của sự cố, khủng hoảng truyền thông; đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, từ nhận thức, trách nhiệm, tổ chức, bộ máy, cách thức, phương pháp thực hiện; yêu cầu đặt ra phải có lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, gắn kết chặt chẽ, liên thông giữa công tác tư tưởng, chính trị và công tác hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống nhất, bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
Vậy làm thế nào để thông điệp truyền thông chính sách BHXH đáp ứng mạnh mẽ sự phát triển của khoa học, công nghệ; đáp ứng với xu thế phát triển của báo chí hiện đại cũng như yêu cầu thông tin của bạn đọc? Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý báo chí truyền thông.
Nhận thức về gắn kết, phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, tổ chức Đảng với chính quyền trong hệ thống BHXH cũng như cơ quan báo chí còn chưa chặt chẽ, do đó thông tin truyền thông chính sách BHXH chưa có tính thời sự, chưa sâu, chậm đổi mới hình thức tổ chức thông tin tuyên truyền... Việc tổ chức, xây dựng lực lượng về quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH đang còn nhiều hạn chế và thiếu sót.
Ngoài ra, cần đổi mới nội dung, phương thức đưa thông điệp truyền thông về chính sách BHXH trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị phần thông tin của báo chí chính thống, báo chí càng cần có hình thức thông tin hấp dẫn, đảm bảo tính chính xác, khách quan, chân thật, kịp thời của mình, tránh tình trạng tin đồn thất thiệt trôi nổi trên mạng xã hội.
Thực tế, xu hướng của người đọc, nhất là giới trẻ hiện nay là đọc báo, lướt tin qua mạng xã hội. Vì thế, ba tờ báo mạng điện tử Nhân Dân, Báo Lao động, Báo Bảo hiểm xã hội đang ngày càng chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển fanpage trên Facebook để tăng sự tương tác với người đọc, công chúng thông qua mạng xã hội.
Giải pháp nâng cao chất lượng
Xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cấp, các ngành luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, đồng thời ban hành và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách về BHXH nhằm quản lý công tác này, cũng như công tác thông tin tuyên truyền đến từng người dân. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính chiến lược, có thể khái quát như sau:
Một là, cần nâng cao nhận thức về quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH. Các báo cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc phối hợp hoạt động của tất cả cơ quan, lực lượng tham gia vào công tác truyền thông về BHXH.
Đồng thời kiểm tra việc thực hiện, phân tích hiệu quả truyền thông về chính sách BHXH của các đơn vị, cơ quan nói trên. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cần thể hiện trong việc tăng cường, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác truyền thông về BHXH, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ truyền thông về BHXH.
Hai là, cần đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH. Cần xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh các chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa ban lãnh đạo tòa soạn và các phòng ban cũng như đội ngũ cộng tác viên.
Ngoài ra, các tờ báo cần xây dựng quy định mới và cụ thể hơn để tổ chức lại đội ngũ trực tiếp sản xuất thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo chí cũng như nâng cao vai trò phối hợp giữa các đội tham gia vào quy trình sản xuất tại mỗi tòa soạn.
Ba là, triển khai các phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý hiện đại vào quản lý nhân lực. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu trình độ, trình độ có hạn, đầu việc nhiều thì đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý báo chí là việc làm cấp bách. Điều đó vừa tinh giản được biên chế theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước hiện nay vừa quán xuyến được công việc một cách hiệu quả.
Thời gian tới, Ban lãnh đạo các tờ báo cần xây dựng phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực này phải được quản lý và phát triển theo định hướng từng bước phù hợp với nguyên tắc và quy luật của thị trường lao động, đồng thời cũng cần chú trọng đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ nhân viên.
Bốn là, cần đổi mới phương thức truyền tải thông điệp truyền thông chính sách BHXH. Sau khi đã cập nhật các nền tảng, hạ tầng công nghệ làm báo hiện đại, các cơ quan báo chí cũng cần lưu ý các cách thức, phương thức truyền thông chính sách BHXH sinh động, hấp dẫn người đọc. Như tăng cường sử dụng thông tin đồ họa (Infographic) trong truyền thông chính sách BHXH. Sử dụng đa dạng hình thức tác phẩm báo chí đa phương tiện như gói tin tức đa phương tiện.
Ngoài những cách thức trên, có thể sử dụng các cách thức đưa thông tin có tính tương tác với công chúng cao như tin theo dòng sự kiện (tin Timeline), những câu hỏi trắc nghiệm cung cấp thông tin...
Nhìn chung, những cách thức đưa thông tin này đều thể hiện thế mạnh của báo mạng điện tử trong việc vận dụng cung cấp thông tin nhiều cửa một cách linh hoạt. Ngoài ra, cần tăng cường văn hóa tiếp nhận và phản hồi thông tin để truyền thông chính sách về BHXH đạt hiệu quả./.
____________________
Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo ngày 14.7.2020
Nam Nguyễn
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Phát triển nội dung số của cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay
- Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
- Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Xem nhiều
- 1 Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
- 2 Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
- 3 Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- 4 Phương thức kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
- 5 Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
- 6 Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Ngày 08/10/2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng và tiêu cực là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ tài chính, tài sản công của Nhà nước. Các phương thức kiểm soát quyền lực nhằm ngăn ngừa các hành vi lạm dụng quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực không chỉ giúp bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản công mà còn góp phần xây dựng một nền hành chính công trong sạch, liêm chính và hiệu quả.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số là xu thế khách quan và là con đường tất yếu đối với các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có các tạp chí khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, trong thời gian qua, các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quy trình hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển đổi số của các tạp chí Học viện, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số các tạp chí trong thời gian tới.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Phát triển nội dung số của cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay
Phát triển nội dung số của cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội hiện nay, các tổ chức, cá nhân đã dịch chuyển nhiều hoạt động lên không gian mạng, trong đó có cả hoạt động tiếp nhận và truyền bá thông tin. Nắm bắt xu thế này, các cơ quan báo chí cũng đã đưa sản phẩm lên mạng xã hội, với việc sản xuất và phân phối nội dung số. Tuy nhiên, do những thách thức chủ quan lẫn khách quan, nội dung số của cơ quan báo chí vẫn gặp nhiều rào cản, cần được tháo gỡ để phát triển.
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Bình luận