Quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo điện tử Việt Nam
Trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo, các tờ báo cũng thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội mà có trường hợp chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, thậm chí bịa đặt..., Do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí.
Quy trình quản lý
Qua khảo sát một số trường hợp, có thể rút ra quy trình chung của các báo đang thực hiện nhằm quản lý thông tin điều tra theo đơn thư của bạn đọc như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị;
Giai đoạn 2: Thiết lập và điều hành nhóm điều tra và bộ phận phối hợp;
Giai đoạn 3: Thu thập, phân tích, kiểm chứng thông tin và tìm bằng chứng để chứng minh giả thiết;
Giai đoạn 4: Biên tập, thẩm định, duyệt xuất bản;
Giai đoạn 5: Nghiên cứu phản hồi, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất phương án tiếp theo;
Nguyên tắc bảo đảm các quy định, yêu cầu đối với quy trình tổ chức, thực hiện tuyến bài điều tra của tòa soạn báo
Mỗi tòa soạn báo có những quy tắc, quy định, yêu cầu riêng. Nguyên tắc này bảo đảm tất cả tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan báo chí đều phải thực hiện. Kết quả thực hiện nguyên tắc được hiện thực hóa bằng quá trình tổ chức, bằng sản phẩm và bằng việc khen thưởng, kỷ luật đối với mỗi trường hợp cụ thể.
Nguyên tắc bảo vệ nhà báo điều tra, nguồn tin; kiểm soát cộng tác viên và bảo mật dữ liệu báo chí điều tra
Ngoài những quy định của luật pháp, bảo vệ nguồn tin còn là trách nhiệm, đạo đức, nguyên tắc nghề. Nhiều tờ báo ở Việt Nam đã có chế độ trả thù lao cho nguồn tin cung cấp, cho nên, không lý gì nhà báo lại không có trách nhiệm bảo vệ nguồn tin của mình.
Nuôi dưỡng và giữ được quan hệ mật thiết với nguồn tin (ở đây được hiểu là cung cấp thông tin vì sự phát triển chung của xã hội, không vụ lợi...), nhà báo sẽ được khẳng định uy tín, danh dự và trách nhiệm của chính người đi thực hiện điều tra. Điều này sẽ giúp người cung cấp tin tưởng và được tôn trọng hơn. Chính vì thế, mỗi tòa soạn cần xây dựng nguyên tắc bảo vệ nhà báo, bảo vệ nguồn tin, kiểm soát cộng tác viên và dữ liệu điều tra một cách chi tiết, cụ thể nhất.
Nguyên tắc bảo đảm cơ chế giám sát hoạt động báo chí điều tra
Cơ chế giám sát hoạt động báo chí điều tra có vai trò quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề phát sinh mới, kịp thời giải quyết. Giám sát, còn thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể, có sự tương tác và mọi hoạt động đều nằm trong tầm kiểm soát.
Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, tính logic, tính thực tế của quy trình và các quy định trong tòa soạn
Cần có sự thống nhất, logic gắn với thực tế tình hình cụ thể của từng tòa soạn để thực hiện nguyên tắc này.
Vấn đề đang đặt ra
Hầu hết các báo đều có quy trình chung, với 5 giai đoạn ở các mức độ khác nhau. Các chủ thể có vai trò và sự tham gia tích cực trong quy trình: Vai trò được thể hiện trong nhận thức, quá trình tham gia của các chủ thể. Các chủ thể từ lãnh đạo cao nhất đến phóng viên, các bộ phận liên quan thể hiện sự tham gia tích cực, chủ động.
Bên cạnh đó, dù đã xây dựng quy trình chính thức hay không, về cơ bản các tòa soạn đều chú trọng đến yếu tố tập thể trong quy trình điều tra. Việc thực thi, giám sát cơ bản được các tòa soạn thực hiện chặt chẽ, yêu cầu đối với phóng viên viết điều tra hay nhóm phóng viên tham gia tuyến bài cao hơn nhiều so với các thể loại khác.
Ngoài ra, nguồn lực hỗ trợ cho phóng viên điều tra đã có sự chú trọng, cơ chế cao hơn khi viết thể loại khác. Những nguồn lực như tài chính, phương tiện tác nghiệp, kĩ thuật công nghệ... cơ bản đều có cơ chế ưu tiên hơn đối với phóng viên thực hiện tuyến bài điều tra, tùy theo điều kiện, khả năng của các tòa soạn báo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cơ quan báo chí chưa có quy trình riêng chuẩn bằng văn bản, mang tính chuyên nghiệp cao. Một số tòa soạn đều giữ bí mật quy trình, mặc dù trên thực tế đây là nguyên tắc không được công khai, chỉ lưu hành nội bộ, tránh lộ bí mật.
Nhưng điều này cũng dẫn đến vấn đề xây dựng quy trình vốn khó khăn, nên các báo không thể tham khảo được từ những báo đã có quy trình chuẩn hoặc tương đối chuẩn để tạo ra sự chuẩn hóa quy trình trong các tòa soạn tại Việt Nam.
Mặt khác, khả năng tham gia của các chủ thể còn một số hạn chế: khả năng quản lý của lãnh đạo, vấn đề nghiệp vụ điều tra của phóng viên, sự tham gia của các bộ phận khác chưa đạt hiệu quả...
Tất cả những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc các tòa soạn báo không có quy trình cụ thể hoặc có quy trình nhưng không chặt chẽ. Điều đó kéo theo vấn đề xây dựng, thực thi, giám sát trên thực tiễn không có cơ sở vững chắc, đồng thời có thể tạo ra những hạn chế về khả năng quản lý của lãnh đạo, vấn đề nghiệp vụ điều tra của phóng viên, sự tham gia của các bộ phận khác chưa đạt hiệu quả...
Một số giải pháp góp phần tăng cường quản lý
Xây dựng cụ thể về nội dung, phương thức cho quy trình tổ chức, thực hiện các tuyến bài điều tra ở tòa soạn. Có thể khẳng định rằng, nhà báo điều tra luôn phải làm việc trong sự gắn kết với tập thể cơ quan báo chí và ban lãnh đạo báo chí.
Do đó, để thực hiện tác phẩm báo chí điều tra và nhất là những tuyến bài điều tra dài kỳ, cần có sự tham gia của nhà báo điều tra và nhiều chủ thể sáng tạo tác phẩm báo chí khác, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng trong tổ chức và phối hợp thực hiện của cơ quan báo chí. Chính vì thế, muốn kế hoạch thực hiện bài điều tra hay tuyến bài điều tra thành công, cần phải lập kế hoạch điều tra, cần có một quy trình tổ chức thực hiện chặt chẽ phù hợp để thực hiện.
Xây dựng quy trình áp dụng phù hợp cho mỗi tòa soạn báo
Do còn nhiều yếu tố tác động đi kèm, nên mỗi tòa soạn báo sẽ cần tự xây dựng một hệ thống những nguyên tắc về quy trình tổ chức thực hiện tuyến bài điều tra sao cho phù hợp với tòa soạn mình, tự bổ sung sau quá trình thực hiện các tuyến bài điều tra của mình, để làm sao có một bộ nguyên tắc chặt chẽ, phù hợp nhất.
Những rào cản lớn của việc vận hành quá trình tổ chức thực hiện các tuyến bài điều tra ở nước ta có nguyên nhân quan trọng chính là bởi sự thiếu chuyên nghiệp trong việc xây dựng, thực thi và giám sát quy trình tổ chức, thực hiện các tuyến bài điều tra tại các tòa soạn hiện nay.
Chính vì thế, mỗi cơ quan báo chí cần chuẩn hóa quy trình tổ chức, thực hiện báo chí điều tra, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho cơ quan báo chí, nâng cao chất lượng báo chí điều tra và bảo đảm yêu cầu pháp lý, nghiệp vụ, đạo đức cho nhà báo. Ngoài việc tuân thủ các thao tác trong quy trình chung và chịu sự chi phối của đặc trưng loại hình báo chí khi sáng tạo tác phẩm, quy trình thực hiện tuyến bài điều tra có những yêu cầu đặc thù, ở từng khâu công việc cụ thể.
Nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà báo điều tra ở các cơ quan báo chí
Nhà báo cần tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng điều tra chuyên nghiệp. Mặt khác, cần nâng cao năng lực, hiểu biết pháp luật của nhà báo nói chung và nhà báo điều tra nói riêng. Trong bối cảnh của cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo, đặc biệt là đối với những người viết điều tra cần được chú trọng nhiều hơn.
Liên kết các nhà báo điều tra. Các nhà báo điều tra đơn lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Vì vậy, trong khả năng và mối quan hệ của mình, nhà báo điều tra trong cùng tòa soạn và các tòa soạn báo khác nhau có thể tạo khối liên kết để xây dựng một hệ sinh thái bảo vệ, phát triển nghề nghiệp./.
________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 28.8.2020
Hoàng Văn Vững
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về bảo hiểm nhân thọ trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, báo mạng điện tử trở thành kênh thông tin quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của công chúng về nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, sự bùng nổ thông tin cũng đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng nội dung, đảm bảo tính chính xác, khách quan và minh bạch. Thực tế cho thấy, bên cạnh những bài viết cung cấp thông tin hữu ích về quyền lợi, chính sách bảo hiểm nhân thọ, vẫn tồn tại không ít nội dung thiếu kiểm chứng, mang tính giật gân hoặc gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý thông tin về bảo hiểm nhân thọ trên báo mạng điện tử Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng quản lý, là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng thông tin, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và góp phần phát triển thị trường bảo hiểm bền vững.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận