Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Ngày 11/9/2024, tại Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít đồng chủ trì. Đây là cơ chế hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Tại Cuộc gặp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lítđã thông báo về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, trong đó có công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực và những nội dung hai bên cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua, thống nhất những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng lẫn nhau những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân hai nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới cũng như trong thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà hai Đảng, hai nước, nhân dân hai nước dành cho nhau từ trước đến nay; nhấn mạnh truyền thống lịch sử đoàn kết, gắn bó mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau; khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định trước sau như một, quan hệ Việt Nam - Lào luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Lào sẽ cùng Việt Nam củng cố, giữ gìn và vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít bày tỏ vui mừng, đánh giá cao về quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào ngày càng phát triển sâu rộng, đạt kết quả thiết thực trên các lĩnh vực,góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước; tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai nhà Lãnh đạo cũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp và hết sức coi trọng cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 3 Đảng, ba nước, trong đó thực hiện tốt kết quả của Cuộc gặp giữa ba đồng chí đứng đầu ba Đảng cũng như các cơ chế hợp tác ba bên khác.
Tại Cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon đã đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật. Đồng thời đề xuất một số phương hướng hợp tác và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác. Hai Thủ tướng nhấn mạnh cần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, thương mại để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tập trung giải quyết những tồn đọng trong hợp tác, thúc đẩy kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
Các nhà Lãnh đạo của hai Đảng, hai nước nhất trí trong thời gian tới cần tích cực triển khai các định hướng trọng tâm đã được Lãnh đạo hai bên thống nhất, tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ hợp tác; phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược,cùng chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của mỗi Đảng; tăng cường và phát huy hơn nữa trụ cột hợp tác về quốc phòng, an ninh.
Các nhà Lãnh đạo của hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam - Lào và các thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân, các địa phương, mở rộng hợp tác trực tiếp, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, ổn định ở khu vực biên giới.
Hai bên khẳng định cần phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có, tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xây dựng những cơ chế mới phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới./.
Nguồn: Bài đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 11/09/2024
Bài liên quan
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
- Đoàn cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số cơ quan báo chí thăm Quỹ Báo chí Hàn Quốc
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, chiều ngày 17/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu Học viện và các Học viện trực thuộc. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử trân trọng giới thiệu phim tài liệu 75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại. Công tác phát ngôn đối ngoại nhằm mục đích bảo vệ và quảng bá lợi ích của quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa, thương mại, đầu tư và hòa bình với các quốc gia khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và đáng tin cậy. Phát ngôn đối ngoại là hoạt động bày tỏ quan điểm của Việt Nam về đường lối, chính sách đối ngoại, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, phát ngôn đối ngoại là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam ra thế giới. Qua đó, phát ngôn đối ngoại không chỉ đóng góp vào việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Đồng thời, phát ngôn đối ngoại cũng là cách thức đấu tranh, phê phán và bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu và xuyên tạc về Việt Nam.
Bình luận