Sinh viên báo chí và những trải nghiệm lần đầu tác nghiệp
Tại trường đại học, sinh viên báo chí bắt đầu kỳ kiến tập vào năm thứ ba và đi thực tập năm cuối. Tuy nhiên, với những cô, cậu sinh viên năng động, nhiều người bước chân vào nghề ngay từ những năm đầu tiên của thời ngồi giảng đường.
Bất ngờ trong tác nghiệp
Nguyễn Tú Anh (sinh viên lớp Báo in, K32, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội) là một trong những người năng nổ viết báo từ những ngày đầu tiên theo học. Từ năm 2, nữ sinh đã là cộng tác viên của một tờ báo điện tử. Năm thứ 3, khi đi kiến tập, Tú Anh chọn cho mình môi trường làm việc ở cơ quan báo giấy.
Điều đầu tiên cô sinh viên trải nghiệm trong hành trình vào nghề là làm quen những quy tắc làm việc. “Làm báo không đơn giản như viết một bài văn thông thường. Mình phải học cách viết sao cho ngắn gọn, hấp dẫn, nội dung bao hàm đầy đủ chi tiết. Mình được người hướng dẫn góp ý rất nhiều trong cách nhìn nhận, triển khai vấn đề và cách viết cho phù hợp” - Tú Anh nói.
Bên cạnh đó, những chuyến tác nghiệp cũng để lại cho cô sinh viên năm 3 nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Đó là lần kết thúc năm học thứ nhất, Tú Anh xin đi làm kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng cùng những người quen biết ở một số báo.
“Ngày đó, mình không biết sẽ đưa tin hay viết về vấn đề gì. Dù thời tiết nắng gắt, mình vẫn rất hào hứng và đi phỏng vấn nhiều thí sinh, phụ huynh và ghi âm cẩn thận... Tuy nhiên, vì không có sự định hướng từ đầu, nhiều tin lấy về không dùng đến, vấn đề cần mình lại không khai thác” - Tú Anh nhớ lại.
Sau nhiều lần va vấp thực tế, nữ sinh có kinh nghiệm hơn. “Thậm chí, có lúc mình chỉ biết khóc và cảm thấy bất lực với nghề” - Tú Anh chia sẻ. Một trong số đó là lần cô gặp nhân vật trái tính.
Nữ sinh năm thứ 3 kể, phỏng vấn một nhân vật, anh ấy chủ động hẹn trao đổi trực tiếp. Cô đến điểm hẹn sớm hơn để chuẩn bị, nhưng sau đó, ngồi chờ rất lâu và nhân vật không đến. Họ đề nghị sẽ trả lời qua email. Tú Anh tưởng đã hoàn thành được đề tài, nhưng đến khi hỏi ảnh, cô tiếp tục bị nhân vật trêu ghẹo.
"Anh ta lại hẹn gặp mình, yêu cầu mình chụp ảnh. Lần này, mình vẫn đến đúng giờ nhưng nhân vật lại di chuyển tới địa điểm khác. Mình chạy theo anh ta trong cảm giác đeo bám. Đến nơi, nhân vật nói vỏn vẹn: Anh chỉ muốn gặp em xem là ai, trông thế nào mà nói chuyện qua email sắc sảo thế. Không cho chụp hình, nhân vật còn bày tỏ không muốn viết bài nữa" - cô kể.
Tương tự Tú Anh, trong lần đầu tác nghiệp tại điểm thi đại học, Thanh Xuân - sinh viên năm cuối trường Báo chí - cũng gặp không ít khó khăn.
Cô kể, thấy một số học sinh vào trường thi muộn, liền cùng một số anh chị phóng viên giơ máy ảnh tác nghiệp, bất ngờ một số phụ huynh lao ra giằng máy cùng thái độ hằn học. Họ chửi bới và dùng cách xưng hô thiếu văn hóa, kèm những lời nói khó nghe.
Trước những người lớn tuổi, Thanh Xuân khá lo sợ. Sau đó, cô và đoàn làm báo nhẹ nhàng giải thích. Tuy nhiên, tất cả bị yêu cầu xóa ảnh và tuyệt đối không được đăng tin.
Thiệt hại tài sản cá nhân
Tốt nghiệp đại học hơn một năm, Lê Anh vẫn không thể quên những thất bại, rủi ro trong chuyến đi thực tế. Theo đuổi mảng xã hội, Lê Anh thường xuyên phải lăn lộn trên đường, tác nghiệp những vụ tai nạn, đám cháy...
Nam sinh chia sẻ, những ngày đầu đi làm, rất sợ khi tiếp xúc những tai nạn. Cảnh những người gặp nạn đau đớn, người thân lo lắng, sự hoảng loạn của những ai gặp phải hoàn cảnh trớ trêu khiến cậu không khỏi đau lòng.
Không chỉ vậy, đồ nghề, máy ảnh của cựu sinh viên cũng không ít lần trục trặc vì trời mưa... "Có lần chụp ảnh tai nạn, không có chỗ để xe, mình dựng vội vào góc đường rồi chạy ra chụp ảnh. Đến khi hoàn thành nhiệm vụ, mình quay lại thì xe đã "không cánh mà bay”, chàng trai ngậm ngùi.
Công việc của phóng viên xã hội cũng khiến nhiều chàng trai, cô gái bị động về thời gian. Nhiều khi đang ngủ, có điện thoại báo cháy, mưa dông, bão bùng, họ phải vội vàng bật dậy, đến hiện trường.
Chàng trai cho biết thêm, đôi khi, việc có người yêu khá khó khăn nếu như họ không biết thông cảm. Anh kể, có lần đi ăn với bạn gái nhân dịp kỷ niệm 2 năm yêu nhau. Cả hai đang vui vẻ, trò chuyện, dự định ăn xong sẽ đi xem phim, nhưng có việc gấp nên đành bỏ dở buổi hẹn. Bạn gái giận dỗi nhưng cũng đành thông cảm, vì "nghề nó thế".
Gặp người nổi tiếng, học nhiều điều hay
Làm báo gặp nhiều hiểm nguy, nhưng những phóng viên tương lai cũng may mắn khi dễ dàng được gặp những người nổi tiếng. Đây là điều không ít người mong muốn.
Cộng tác trong lĩnh vực giải trí, Hà Linh - sinh viên năm cuối - có nhiều cơ hội tiếp xúc những ca sĩ, diễn viên tên tuổi trong làng giải trí Việt. "Không chỉ được gặp gỡ, mình còn được nói chuyện, trao đổi với họ. Một số ca sĩ khá thân thiện, trước khi phỏng vấn, mình còn được họ hỏi han một số vấn đề cuộc sống khiến mình rất vui" - nữ sinh bày tỏ.
Trâm Anh (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí & Tuyên truyền) kể, trong quá trình thử việc, được gặp một số nhân vật đã làm thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống, cách học tập và hướng đi cho tương lai. Đó là bài học đắt giá đến từ thực tế cuộc sống thông qua viết báo.
Trong những bước đầu làm quen với ngành báo chí, nhiều sinh viên từng cảm thấy nản chí vì quá trình gian nan, nhưng tất cả họ vẫn luôn cố gắng rèn luyện. Ai cũng mang trong mình hoài bão, cố gắng trở thành cây bút "cứng" trong nghề truyền tải thông tin này./.
__________________________
Bài đăng trên tạp chí điện tử: nguoilambao.vn ngày 16.9.2016
Nguồn: Zing.vn
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận