Suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam nguyên nhân và giải pháp
Việt Nam là một trong những quốc gia đang trên đường thoát nghèo và cũng như nhiều nước đang phát triển trong khu vực tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một tồn tại dai dẳng.
Trong suốt gần 20 năm qua chúng ta đã thực hiện rất nhiều những biện pháp tích cực, như đẩy mạnh các chương trình y tế công cộng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao chất lượng dân số. Có thể nói cho tới thời điểm này chúng ta đã đạt được những thành tích khả quan. Nếu như năm 1986, năm đầu của thời kỳ đổi mới chúng ta có tới 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân thì tới năm 1998 tỷ lệ này đã giảm đáng kể 35,6% và năm 2000 là 33,1%. Mới đây, qua số liệu khảo sát ở trên 11.000 hộ gia đình (năm 2002) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đã giảm xuống một cách đáng mừng: suy dinh dưỡng ở dạng nhẹ cân là 25,27%, suy dinh dưỡng còi cọc là 22,5% và suy dinh dưỡng gầy còm là 7,5%. So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của ta hãy còn ở mức khá cao, chỉ thấp hơn Campuchia, Lào và Myanmar (Campuchia là nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao nhất xấp xỉ 50% vào năm 2000).
Theo số liệu điều tra y tế năm 2002, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố mức sống, khu vực, địa bàn sinh sống, yếu tố gia đình thậm chí cả tập quán sinh sống của từng dân tộc. ở những vùng có nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em sẽ ở mức thấp nhất. Ví dụ như ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 21,7%, Đông Nam bộ là 19,9% trong khi đó các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên là những nơi có điều kiện sống khó khăn hơn thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em có mức cao nhất từ 29-31%. Cũng theo kết quả điều tra, số trẻ sống ở thành thị ít có nguy cơ suy dinh dưỡng hơn nhiều lần so với trẻ sống ở nông thôn, ví dụ ở thành thị trẻ suy dinh dưỡng ở thể thấp cân là 14,8% thì ở nông thôn là 28,4%, ở thể còi cọc là 11,9% so với 25,1%. Điều này có liên quan chặt chẽ tới mức sống, thu nhập và quy mô hộ gia đình. Mức sống thành thị luôn cao hơn nhiều lần so với ở nông thôn thêm vào đó trẻ ở đây đa số sinh ra trong gia đình ít con nên được chăm sóc chu đáo hơn. Các điều kiện này hầu như ngược lại so với trẻ sống ở nông thôn do vậy mà tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nông thôn luôn gấp hai lần so với thành thị.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cũng chênh lệch khá lớn giữa hộ giàu và hộ nghèo. Nếu như suy dinh dưỡng thấp cân ở nhóm hộ giàu là 12,2% thì ở nhóm hộ nghèo là 34,7% và tỷ lệ này giảm dần theo mức thu nhập tăng lên của hộ gia đình…
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam trong đó nguyên nhân quan trọng nhất đó là mức sống. Mức sống khác nhau giữa các vùng, miền, hộ gia đình, kèm theo điều kiện vệ sinh môi trường, dịch bệnh, nguồn thức ăn, thiên tai cũng tác động lớn tới tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Qua điều tra cho thấy số trẻ em bị suy dinh dưỡng do tiêu chảy, do thiếu nước sạch, giảm khẩu phần ăn, do dịch bệnh… cũng không phải là nhỏ mặc dù trước đó số trẻ này không hề bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy trình độ của người mẹ lại có liên quan chặt chẽ tới tình trạng suy dinh dưỡng là con của các bà mẹ có trình độ cấp 1 và mù chữ cao gấp 3 lần so với nhóm bà mẹ có học vấn trên cấp 3. Ví dụ, ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng từ 5 đến 10 tuổi có 39% là con của các bà mẹ mù chữ và trình độ cấp I, trong khi đó ở nhóm bà mẹ có trình độ trên cấp II là 13,3%. ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao họ có thể tiếp cận với các thông tin về dinh dưỡng dễ dàng hơn, họ ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, phòng dịch bệnh cho con cái đồng thời cũng có điều kiện chăm sóc con nhiều hơn so với nhóm phụ nữ nghèo, ít học, kinh tế khó khăn đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số. Qui mô gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. ở các gia đình đông con và kinh tế eo hẹp thì nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ cũng cao gấp nhiều lần so với trẻ trong gia đình ít con. Số liệu điều tra cũng cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người hãy còn rất phức tạp. Mà nguyên nhân chính đó là đa số trẻ ở đây đều sinh ra trong gia đình đông con, thiếu lương thực, thực phẩm và bố mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Số trẻ suy dinh dưỡng thuộc nhóm dân tộc ít người luôn giữ ở mức cao 35%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm người Kinh là 25%.
Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân thì tình trạng béo phì ở trẻ em cũng đang có xu hướng gia tăng. Béo phì thực chất không phải là triển vọng tốt về sức khoẻ mà nó báo hiệu sự mất cân đối về dinh dưỡng cũng như nguy cơ bệnh tật ở nhóm trẻ này. Theo số liệu điều tra năm 2001-2002, số trẻ dưới 5 tuổi ở tình trạng thừa cân béo phì trên cả nước chỉ chiếm khoảng 1,3%. Mức sống ngày càng được cải thiện, kinh tế gia đình khá giả, ăn uống thừa đạm, ít vận động chính là nguyên nhân dẫn tới thừa cân ở trẻ. Tình trạng này có tỷ lệ tăng lên ở những vùng kinh tế phát triển và tập trung phần lớn ở khu vực thành thị. Con cái của những gia đình khá giả, và của các bà mẹ có trình độ học vấn cao lại có nhiều nguy cơ béo phì hơn so với trẻ trong các gia đình nghèo hoặc trung lưu.
Có thể nói trong điều kiện nước ta hiện nay vấn đề dinh dưỡng ở trẻ đã và đang diễn biến khá phức tạp, nó không chỉ đơn thuần ở dạng gầy còm, nhẹ cân mà còn là vấn đề thừa dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu I-ốt…. Do đó để thực hiện tốt mục tiêu giảm suy dinh dưỡng cho trẻ cần một chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện và rộng rãi hơn nữa trên khắp các vùng miền cả nước. Tuy nhiên cần phải thấy rằng một trong những nguyên nhân khiến Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam tới thời điểm này hãy còn hạn chế đó là do vấn đề truyền bá thông tin tới dân cư đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc hãy còn ít, thêm vào đó công tác kế hoạch hoá gia đình vẫn chưa thực hiện triệt để đối với vùng sâu vùng xa. Vậy làm thế nào để giảm mạnh tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ trong điều kiện kinh tế đất nước hãy còn nhiều khó khăn. Theo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ, các mục tiêu được đặt ra như sau:
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cân ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi giảm 1,5% mỗi năm, còn dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào năm 2010.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi (thấp còi giảm 1,5% mỗi năm).
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới 2500g còn 7% vào năm 2005 và 6% vào năm 2010.
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm từ 20,2% năm 2000 tăng lên 40% vào năm 2005 và lên 60% vào năm 2010.
- Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức làm mẹ đạt 25% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010.
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới rất cần sự cố gắng của toàn xã hội, gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em nói riêng và toàn cộng đồng nói chung. Trước hết, đó là đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện đúng pháp lệnh dân số và làm tốt kế hoạch hoá gia đình (đặc biệt chú trọng tới các vùng nông thôn miền núi). Đồng thời đẩy mạnh phổ cập giáo dục, xúc tiến công tác thông tin tuyên truyền về dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em nông thôn, dân tộc ít người. Đẩy mạnh các chương trình y tế công cộng tới những vùng sâu vùng xa như tiêm chủng mở rộng, cho trẻ uống vitamin A theo định kỳ. Hướng dẫn cho phụ nữ thôn bản biết cách nuôi con đủ chất, hợp vệ sinh… Tóm lại, thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ chính là thực hiện thành công chiến lược nâng cao chất lượng dân số, phát triển con người vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cũng như cả loài người trên toàn thế giới.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4).2005
Việt Hà
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận