Tác nghiệp báo chí thời… COVID

Bùng nổ tòa soạn online
Khó ai có thể hình dung ra một cơ quan báo chí không có tòa soạn. Nhưng trên thế giới hiện nay, đây là chuyện thực tế. Nhiều cơ quan báo chí trên thế giới tuyên bố đóng cửa các văn phòng đại diện hay thậm chí trụ sở chính.
Tháng 8 năm ngoái, US Daily News (Mỹ) thông báo tòa soạn của họ ở New York sẽ đóng cửa và công ty mẹ, Nhà xuất bản Tribune ở Mỹ cũng cho biết sẽ đóng cửa 4 văn phòng đại diện báo khác. Tất nhiên, đóng cửa tòa soạn không có nghĩa là ngưng làm báo mà chuyển sang hình thức tổ chức tòa soạn online. Mô hình tòa soạn mới này khá phong phú, nhiều nhà nghiên cứu báo chí trên thế giới cũng đã tiếp cận vấn đề này. Hiện đang có những tìm tòi để xác định quy mô, dạng thức và chức năng của “tòa soạn phi toà soạn” trong tương lai.
Ở góc độ kinh tế báo chí, đây là một khoản tiết kiệm chi phí. Nhưng ở góc độ nghiệp vụ, đó là một tổn thất. Hoạt động quen thuộc của tòa soạn như các cuộc giao ban chớp nhoáng, các cuộc phỏng vấn, các cuộc thảo luận tình cờ diễn ra giữa phóng viên - biên tập viên, lãnh đạo… sẽ không còn. Không có tương tác trực tiếp với đồng nghiệp, độ mẫn cảm tin tức, đề tài và thậm chí, vấn đề giữ gìn đạo đức báo chí cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các giải pháp online khó có thể thay thế cho tòa soạn vật lý trong việc duy trì tinh thần đồng đội, sự hợp tác và sáng tạo.
Tất nhiên, không phải đợi tới đại dịch Covid-19, hình thức tòa soạn online mới ra đời. Từ khá lâu, các phần mềm toà soạn ở những cơ quan báo chí lớn trên thế giới rất mạnh. Các nhân viên đa phương tiện có thể phối hợp với nhau để tạo sản phẩm bất cứ nơi đâu trên môi trường online. Nhưng chính Covid-19 đã buộc nhiều cơ quan báo chí – kể cả ở Việt Nam - phải bắt đầu chọn hình thức tòa soạn online như một giải pháp chuyển đổi. Một sự chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi số.

Phỏng vấn truyền hình cũng online
Trên màn ảnh truyền hình hơn một năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều nhân vật nổi tiếng như cầu thủ, nghệ sĩ, chuyên gia… tự đặt thiết bị ghi hình, nhìn vào ống kính và trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên đang ở cách đó khá xa, thậm chí có khi tới nửa vòng trái đất.
Có một thực tế thú vị là, khoảng cách vật lý trong kết nối trực tuyến dù xa cả nửa vòng trái đất vẫn tạo được cảm giác có sự gần gũi, thậm chí hơn cả các cuộc phỏng vấn truyền hình truyền thống.
Trong những khung hình nhân vật tự ghi (thường dùng smartphone) để trả lời phỏng vấn phóng viên, họ đều nhìn vào ống kính như là đang gọi video call với người thân. Và vì thế, khi xuất hiện trên truyền hình, họ gần như nhìn vào khán giả và trả lời rất tự nhiên. Nếu cuộc phỏng vấn thông thường là giao tiếp nhân vật - khán giả qua trung gian người phóng viên thì giờ đây, phỏng vấn online trở thành giao tiếp trực tiếp nhân vật - khán giả.
Thực ra, để tổ chức các cuộc phỏng vấn online này cũng tốn công sức rất nhiều vì không phải nhân vật báo chí nào cũng có thể có kỹ năng tự ghi hình, ghi âm tốt. Những sản phẩm phỏng vấn ấy có khi xử lý hậu kỳ vất vả hơn thông thường. Nhưng, không còn cách nào khác, Covid-19 đã buộc phóng viên phải chọn lựa việc nhờ nhân vật tự ghi hình.

Xu thế nghề nghiệp cũng thay đổi
Hiệp hội Báo chí và các Nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA) trong một cuộc khảo sát khoảng 50 chuyên gia báo chí mới đây cho biết, 80% số người được hỏi mong đợi của họ sẽ thu hẹp quy mô tòa soạn, nhân lực báo chí trong năm 2021 so với đầu năm 2020. Họ cũng nêu lên một số thay đổi trong các nội dung ưu tiên: sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề sức khỏe, khoa học và khí hậu. Thể thao và giải trí sẽ giảm bớt sự quan tâm.
Trả lời câu hỏi, kỹ năng báo chí nào sẽ được quan tâm nếu tuyển dụng phóng viên mới, các chuyên gia cũng dành sự chọn lựa cao cho trải nghiệm âm thanh và video như một ưu tiên hàng đầu.
Năm 2020, tồi tệ vì Covid-19 cũng chứng kiến sự bùng nổ của podcast. Theo Nic Newman (Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters), “podcast tin tức hàng ngày là một trong những định dạng sản xuất truyền thông thành công nhất và là một trong những thể loại podcast phổ biến nhất”.
Còn video khỏi cần chứng minh. Kỹ năng tư duy hình ảnh trong sản xuất thông điệp truyền thông vẫn là năng lực cần rèn luyện hiện nay bên cạnh kỹ năng viết lách. Vì nhân lực ngành báo chí truyền thông hiện nay trên toàn thế giới sẽ thu hút những người có kỹ năng đa phương tiện, đặc biệt là kỹ năng sản xuất video cho các nền tảng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm báo điện tử ngày 28.5.2021
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
Chiều 10/03/2025, tại Hội trường D, tầng 10, nhà A1, Chi bộ khoa Tuyên truyền tổ chức Đại nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên trong Khoa tiếp tục phát huy truyền thống của Chi bộ, đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận