Thành quả 10 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vài trăm năm trở lại đây, ở các quốc gia phát triển, khoa học về đo lường, đánh giá có nhiều phát triển vượt bậc, hình thành một lĩnh vực khoa học chuyên biệt có phạm vi, đối tượng nghiên cứu riêng cũng như công cụ, phương pháp nghiên cứu riêng. Cùng với quá trình đó, trong thực tiễn đã hình thành các cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác đánh giá và hiện đã tồn tại phổ biến ở các cơ sở đào tạo, nhất là ở các trường cao đẳng, đại học. Thậm chí, ngoài các tổ chức công lập do nhà nước đài thọ ngân sách, ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức tư nhân đảm nhận công việc đó và trở thành kênh thông tin quan trọng giúp các cơ sở đào tạo cải thiện chất lượng đào tạo.
Ở Việt Nam, trong các giai đoạn trước đây, do nhiều nguyên nhân, khoa học đo lường, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa hình thành các tổ chức có chức năng chuyên biệt về đo lường, đánh giá. Lý do cơ bản bởi, trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, yêu cầu kiểm định chất lượng sản phẩm, trong đó có sản phẩm đào tạo được đặt ra ngày càng nghiêm ngặt. Muốn vậy phải phát triển khoa học đánh giá, đo lường và phát triển các tổ chức có chức năng đánh giá độc lập. Năm 2003, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo mới được thành lập. Do yêu cầu phát triển của đất nước và nhận thức đúng xu thế phát triển của lĩnh vực này, để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy hoạt động khảo thí và đảm bảo chất lượng phát triển đáp ứng yêu cầu đất nước trong giai đoạn mới. Cho đến nay, trong gần như tất cả các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng đều đã có đơn vị chuyên trách đảm nhận công việc này.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo(1).
Cùng với đó là Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ đã nêu rõ: giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo mang tính đột phá là đổi mới quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó nêu rõ việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học(2).
Điều 50, Luật Giáo dục đại học quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, cụ thể: 1. Thành lập tổ chức chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học(3).
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương kiểm định chất lượng dạy và học tại tất cả các cơ sở đào tạo, không phân biệt loại hình đào tạo. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước đã thành lập trung tâm hoặc đơn vị chuyên trách về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo. Vì vậy, việc thành lập Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một nhu cầu tất yếu.
Ngày 01.5.2012, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) ban hành Quyết định 876/QĐ-HVCT-HCQG về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo và Quyết định số 6591/QĐ-HVCT-HCQG ngày 01.11.2018 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo, ngày 29 tháng 4 năm 2022, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo theo Quyết định số 9091-QĐ/HVCTQG của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo đó, Trung tâm có 06 nhiệm vụ chủ yếu, đó là: nhiệm vụ khảo thí; nhiệm vụ đảm bảo chất lượng đào tạo; nhiệm vụ quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm; nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.
Vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, trong 10 năm từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo đã có những đóng góp đáng ghi nhận, tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện.
Vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy tổ chức xây dựng 930 ngân hàng đề thi tuyển sinh (đại học và sau đại học); đề thi học phần và đề thi tốt nghiệp cho các hệ và các khóa của Học viện. Đến nay, ngân hàng đề thi đã được sử dụng trong tất cả các đợt thi tuyển sinh, học phần và tốt nghiệp của tất cả các hệ và các khóa học của Học viện. Nhìn chung, ngân hàng đề thi được đánh giá cao, quy trình bảo mật được đảm bảo, góp phần trực tiếp vào thành công chung trong lĩnh vực đào tạo của Học viện.
Để áp dụng và tác nghiệp khảo thí với tư cách là một lĩnh vực độc lập và mang tính chuyên nghiệp, giúp Ban Giám đốc Học viện quản lý hệ thống Học viện, một trong những công việc quan trọng được lãnh đạo Trung tâm tập trung thúc đẩy là xây dựng bước đầu các văn bản thể chế như Quy chế hoạt động khảo thí; Quy chế thi trực tiếp và trực tuyến; Quy trình xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề thi; Kế hoạch và Hướng dẫn xây dựng ngân hàng đề thi kết thúc môn học cho các hệ, lớp của Học viện và các văn bản thể chế khác…
Trung tâm Khảo thí phối hợp với các khoa xây dựng 4.500 đề thi/năm học cho các hệ, lớp trong trường dự thi; thực hiện công tác báo cáo điểm thi cho 103.000 bài thi/năm học đảm bảo chính xác, khách quan và kịp thời; một thành công đáng ghi nhận là Trung tâm đã chủ trì chấm thi trắc nghiệm khách quan cho môn thi năng khiếu của tuyển sinh đại học chính quy; môn ngoại ngữ tiếng Anh (A2, B1, B2, C1) và tiếng Trung; Triết học Mác - Lênin; Tin học... với khối lượng bài thi 90.000 bài/ năm học, đảm bảo chính xác, khách quan, nhanh chóng. Hàng năm công tác xây dựng phổ điểm của các môn học luôn được duy trì là căn cứ để Học viện đổi mới hoạt động dạy, học, kiểm tra đánh giá và quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng và hướng tới tính khách quan chuyên nghiệp của công tác khảo thí.
Nhằm góp phần thu thập thông tin về chất lượng bài giảng của giảng viên, cung cấp cho giảng viên để tự điều chỉnh, nâng cao chất lượng và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý của Ban Giám đốc Học viện, Trung tâm thực hiện nghiêm túc, tích cực chủ trương của Giám đốc Học viện về việc lấy phiếu phản hồi từ người học đối với chất lượng bài giảng của giảng viên. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 500 lượt giảng viên được lấy ý kiến phản hồi từ người học và các ý kiến đó đang được xử lý trình Giám đốc Học viện cho ý kiến. Hoàn thành Báo cáo đánh giá trong nhằm góp phần tích cực cho công tác liên kết đào tạo với nước ngoài của Học viện; Tham mưu, giúp Giám đốc hướng dẫn việc đánh giá chất lượng cấp chương trình giáo dục làm căn cứ để hiệu chỉnh chương trình đào tạo, đảm bảo vòng đời chương trình đào tạo là 2 năm; xúc tiến việc đánh giá ngoài để thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghiên cứu, xây dựng hệ thống công cụ đánh giá (bảng hỏi, phiếu khảo sát, bảng biểu thống kê,…) chương trình đào tạo, việc giảng dạy của giảng viên, việc học tập của sinh viên, việc làm của sinh viên đã ra trường; Thiết kế mẫu phiếu đánh giá chất lượng giờ giảng, chất lượng môn học và đưa lên cổng thông tin sinh viên để tiến hành khảo sát trực tuyến... Có thể nói, hoạt động đó bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực. Nhờ đó, học viên có điều kiện tham gia nhiều hơn vào quá trình đào tạo và mặt khác, giảng viên cũng quan tâm hơn đến thái độ, tác phong sư phạm, xây dựng quan hệ hợp tác tích cực với học viên và nhất là đầu tư nhiều hơn để nâng cao chất lượng bài giảng.
Nhận thức sâu sắc rằng, để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, trước hết phải nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, lãnh đạo Trung tâm đã chủ trương đẩy mạnh việc học tập và tự học tập trong đơn vị, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Vì vậy, Trung tâm tích cực tham gia nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Học viện giao. Từ 2012 đến nay, Trung tâm đã và đang triển khai nghiên cứu 18 nhiệm vụ khoa học, trong đó 01 đề tài cấp Bộ, 08 đề tài cơ sở trọng điểm do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ và 09 đề tài cơ sở do Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền giao. Kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức mà còn phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Trung tâm là đơn vị điều phối trong hoạt động đánh giá trong và ngoài cơ sở đào tạo. Năm 2018 Trung tâm đã tham mưu và hoàn thành nhiệm vụ điều phối giúp Nhà trường đánh giá ngoài thành công được công nhận là một trong những trường đại học trọng điểm trong hệ thống đào tạo quốc dân. Năm 2021, hoàn thành việc tham mưu và điều phối giúp nhà trường hoàn thành đánh giá trong và ngoài 04 chương trình đào tạo đại học (Triết học, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế và Xã hội học), năm 2022 đã hoàn thành công tác tham mưu và điều phối hoạt động tự đánh giá 07 chương trình đào tạo (Lịch sử Đảng, Xây dựng đảng, Chủ nghĩa xã hội, Kinh tế chính trị, Quảng cáo, Biên dịch tiếng Anh và Biên tập xuất bản).
Nhìn chung, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên viên của Trung tâm được từng bước nâng cao, đủ sức hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Các tổ chức của Trung tâm, từ Chi bộ cho đến Công đoàn đều hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp, phát huy tốt vai trò của từng tổ chức. Nhờ vậy, không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ mà đoàn kết trong đơn vị được giữ vững và tăng cường. Chi bộ cũng như từng đảng viên đã thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, thực sự gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc.
Là đơn vị được thành lập mới còn non trẻ về nhiều mặt, với thời gian hoạt động chưa nhiều, 10 năm kể từ khi thành lập, song Trung tâm luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Ban Giám đốc Học viện giao. Qua quá trình hoạt động, Trung tâm rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Đảng ủy Học viện, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện và sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cùng tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc của đội ngũ cán bộ, công chức của Trung tâm.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo trên cơ sở coi trọng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về lĩnh vực này, không ngừng cải tiến phương pháp, lấy đó để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Trung tâm được giao.
Thứ ba, đề cao vai trò và phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đảng, đoàn thể trong đơn vị, đặc biệt là sự lãnh đạo của chi bộ đảng và nhiệm vụ xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Thứ tư, tăng cường quan hệ, trao đổi, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trong và ngoài Học viện về các lĩnh vực liên quan.
Thứ năm, chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, có phẩm chất và đạo đức cách mạng với bản lĩnh chính trị vững vàng là điều kiện quyết định nhất nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, qua đó đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển đơn vị.
10 năm qua, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo đã không ngừng phát triển và trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển Học viện, toàn thể cán bộ, công chức Trung tâm cần phải phấn đấu, nỗ lực hơn nữa, đoàn kết hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Dù công việc phía trước còn bề bộn và khó khăn, song với sự chỉ đạo sâu sát, trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Học viện, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện, sự phối hợp, tạo điều kiện, sự ủng hộ của các đơn vị bạn cũng như sự quyết tâm của cán bộ, công chức đơn vị, tin tưởng rằng, Trung tâm sẽ thu được nhiều kết quả tích cực trong thời gian tới, góp phần xứng đáng hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Học viện./.
____________________________________________________
(1) http://chinhphu.vn
(2) Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
(3) Luật Giáo dục đại học năm 2012
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận