Thổi phồng sắc đẹp
“Đẹp”- một tính từ có nghĩa là sự hài hòa, tương xứng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong. Ở nghĩa khác, đẹp được hiểu là có hình thức hay phẩm chất thu hút người ta bởi sự ưa nhìn, thích thú và mang lại cảm giác hài lòng, ngưỡng mộ. Trên phương diện mỹ học, cái đẹp là phạm trù trung tâm, xác định các sự vật, hiện tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, toàn bích và có giá trị thẩm mỹ cao nhất.
Khi nói về cái đẹp nói chung, ai cũng thích, bởi nhờ có cái đẹp mà “cứu rỗi thế giới”, như một văn hào từng nhận định. Xưa nay, bàn về sắc đẹp của con người, nhất là sắc đẹp phụ nữ, là một câu chuyện dài liên tu bất tận, không có điểm dừng, không có hồi kết. Mỗi thời có quan niệm không hẳn giống nhau về vẻ đẹp con người, nhưng nói chung tự cổ chí kim, từ tây sang đông đều đánh giá tiêu chuẩn đích thực của một mỹ nhân thường dựa trên sự kết hợp của vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, đạo đức, trí tuệ gắn liền với vẻ đẹp cân xứng, chuẩn mực, hài hòa về thể chất.
Vươn tới cái đẹp là nhu cầu chính đáng, khát vọng cháy bỏng của tất cả những ai đam mê, yêu quý giá trị thẩm mỹ của con người. Tuy nhiên, nhận định, đánh giá về cái đẹp cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, vì thực tế không có vẻ đẹp nào đến mức hoàn mỹ, hoàn bị như vẻ đẹp siêu thực của nàng Kiều qua ngòi bút miêu tả ước lệ tượng trưng điêu luyện của Nguyễn Du: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/Một hai nghiêng nước nghiêng thành...”. Sắc đẹp của Thúy Kiều đã vượt qua quy chuẩn của thiên nhiên như thế, đương nhiên chỉ có trong văn học!
Thời nay, dưới ngòi bút của một số nhà báo, phóng viên theo dõi mảng văn hóa giải trí, không ít nữ ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hoa khôi... còn đẹp đến mức siêu việt, tuyệt đỉnh! Lướt qua nhiều tờ báo, nhất là báo điện tử theo xu hướng giải trí hiện nay, thật không khó để bắt gặp nhan nhản những từ ngữ “siêu tưởng” để ghán ghép cho các mỹ nhân. Nào là: Nữ thần, thiên thần, thần tiên tỷ tỷ, đẹp không tì vết, đẹp từng xen-ti-mét, đẹp không góc chết, đẹp như tạc tượng, đẹp như mộng ở biển, đẹp như sao băng, đẹp gây mê, đẹp bất phân thắng bại, dáng thon đẹp tuyệt mỹ, quyến rũ với thần thái đỉnh cao, chân dài miên man...
Trên thực tế, hầu như hiếm có người phụ nào mà đẹp như các mức độ miêu tả nêu trên. Có chăng cái đẹp đó là cái đẹp của hình ảnh đã qua chỉnh sửa, cắt ghép, lột bỏ những “tì vết”, những “góc chết”, những “xen-ti-mét” không phù hợp mà trong thời đại công nghệ số hiện nay, chỉ cần một cái smartphone trong tay thì ai cũng có thể biến vẻ đẹp bình thường của mình thành vẻ đẹp “tuyệt mỹ, quyến rũ, đỉnh cao, miên man”. Đấy là chưa kể đối với một số chị em có “số má” trong giới nghệ thuật, giải trí, họ có thể nhờ cậy, thuê mướn các tay máy chuyên nghiệp, các studio ảnh thời thượng “hô biến” mình trở thành những giai nhân nhất đỉnh thế gian!
Bút pháp của văn chương có thể miêu tả sắc đẹp mỹ nhân theo phong cách hư cấu, tượng trưng nhằm mang lại sự rung cảm thẩm mỹ cho người đọc thông qua hình tượng văn học mà tác giả muốn chuyển tải một cách có chủ đích. Còn đối với báo chí, đối tượng phản ánh là người thật, việc thật thì rất không nên/không được tô hồng, thổi phồng, khuếch trương một cách thái quá, vì miêu tả như vậy không chỉ làm cho người trong cuộc ảo tưởng về sắc đẹp của mình, mà còn làm cho công chúng tiếp nhận thông tin, hình ảnh không đúng với bản chất thực tế.
Ở đây, rất cần phân biệt cái đẹp theo nhận định chủ quan “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má của người thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình”, với cái đẹp đòi hỏi phải có sự đánh giá chân thực, khách quan dưới góc độ báo chí - truyền thông. Sự thật là giá trị cốt lõi làm nên sức sống của báo chí. Do đó, bất cứ sự miêu tả, phản ánh nào mà phóng bút, thêu dệt, ít suýt ra nhiều... đều làm giảm chức năng, sứ mệnh cao cả của báo chí, đồng thời vô hình trung cổ vũ cho nhiều người, nhất là giới trẻ dễ sa đà vào lối sống ảo, sống giả, sống ham chuộng hình thức hào nhoáng bên ngoài - một nguy cơ làm bào mòn những giá trị văn hóa tốt đẹp của xã hội./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 19.10.2021
Bài liên quan
- Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
- Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
- Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
- Lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong những chủ đề phổ biến trên báo chí
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 41: Giữ hồn Rối, truyền sử Việt
-
2
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp
-
3
Về tộc danh "Mán" trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 1946
-
4
Khoa Quan hệ quốc tế 40 năm xây dựng và phát triển
-
5
Mạch Nguồn số 42: Phố sách Hà Nội - Điểm hẹn tri thức
-
6
Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện dự Chương trình nghệ thuật “Truông Bồn - Dấu chân anh hùng”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
(LLCT&TT ĐT) Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học có tính chất quyết định đến kết quả đào tạo đồng thời là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Vì thế, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị là một nhiệm vụ trọng tâm, cần có định hướng lâu dài, thực hiện đồng bộ, toàn diện với nhiều giải pháp đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhiều nhận định, định hướng, chỉ đạo quý báu đối với báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những chỉ đạo có tính hệ thống, xuyên suốt trong các bài phát biểu, bài báo từ năm 1986 đến năm 2022. Trên cơ sở phân tích các định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
(LLCT&TTĐT) An ninh môi trường đã được đề cập tới từ rất sớm, được xem như một trong những vấn đề cấp bách của nhân loại, và sau này được xếp là một thành tố của lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Bài viết này tóm lược nhận thức về an ninh môi trường trên thế giới và Việt Nam, và khái quát hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay thông qua Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - 2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường. Từ đó, đặt vấn đề truyền thông cũng là một phần của giải pháp trong vấn đề an ninh môi trường và đề xuất các yêu cầu đối với nhà báo truyền thông về môi trường hiện nay.
Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo nguồn nhân lực báo chí theo hướng chuyển đổi số là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành công đối với công cuộc chuyển đổi số báo chí hiện nay, trong đó, tập trung đào tạo về nội dung và công nghệ. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số báo chí cần được coi là trọng tâm và cấp thiết quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số báo chí.
Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt, là tiền đề cho sự phát triển, là động lực cho xây dựng, định hình thương hiệu, uy tín của nhà báo và cơ quan báo chí. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt, áp lực của chuyển đổi số hiện nay, nhà báo, cơ quan báo chí phải thực hành văn hóa thường xuyên, mỗi ngày.
Bình luận