Tích cực triển khai tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Với quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4.10.2002 của Thủ tướng Chính phủ, một tổ chức tín dụng mới gọi là: Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) được thành lập và chính thức khai trương hoạt động từ tháng 4.2003. Đây cũng là một ngân hàng nhưng hoạt động của nó không vì mục tiêu lợi nhuận. Nó ra đời trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo trước đó thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Việc lập ra được một ngân hàng chuyên thực hiện tín dụng chính sách, tách khỏi tín dụng thương mại là một bước tiến mới thể hiện sự trưởng thành của hệ thống tài chính Việt Nam trước yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Và như vậy, cho đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có tương đối đủ các loại hình: Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Quỹ Tín dụng nhân dân, Công ty Tài chính, Công ty Cho thuê tài chính, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh… Ngoại trừ NHCSXH hoạt động vì mục tiêu xã hội, tất cả các tổ chức tín dụng trên đây đều hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Có dịp tìm hiểu thực tế tại các quốc gia khác, chúng ta thấy bên cạnh hệ thống tín dụng thị trường hùng hậu, họ vẫn có hình thức tổ chức và phương thức hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhằm cung cấp tài chính ưu đãi cho tầng lớp người nghèo và một số đối tượng cần ưu đãi trong xã hội. Đối với chúng ta, khi Đảng và Nhà nước nhấn mạnh định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường, có nghĩa là mục tiêu kinh tế - xã hội càng được hoạch định rõ trong đường lối của Đảng và Nhà nước. NHCSXH được Đảng và Chính phủ cho thành lập là một trong những công cụ tài chính của Chính phủ trực tiếp góp phần thực hiện chính sách xã hội trong mối quan hệ hữu cơ với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ.
Hai năm 2003 - 2004 đã qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp có trách nhiệm và hiệu lực của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội…. NHCSXH đã thiết lập nhanh mô hình tổ chức từ Trung ương đến cơ sở bao gồm một Hội đồng quản trị (ở cấp Trung ương) cơ cấu đủ 12 thành viên đại diện cho 12 bộ ban, ngành, đoàn thể liên quan; 64 ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, 633 ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện với 6778 thành viên. Bộ máy điều hành từ cấp Trung ương đến tận cơ sở gồm 5674 cán bộ, gồm lãnh đạo và các nhân viên tác nghiệp, trong đó có 4489 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, 31 cán bộ có trình độ trên đại học, bình quân mỗi chi nhánh tỉnh đã có 25 người, mỗi phòng giao dịch, quận, huyện có 7 người. Về tập trung nguồn vốn, ngoài số vốn nhận bàn giao trực tiếp từ NHNo&PTNT, từ Kho bạc Nhà nước, và quỹ đào tạo từ Ngân hàng Công thương, bản thân NHCSXH đã huy động ngòai xã hội trong 2 năm qua được trên 7 tỷ đồng. Đến hết năm 2003 tổng nguồn vốn toàn hệ thống đạt tới 15.354 tỷ đồng (tăng 8271 tỷ đồng so với ngày bắt đầu đi vào hoạt động). Về cho vay, cuối năm 2003 tổng dư nợ lên tới 14.302 tỷ đồng (tăng 7280 tỷ đồng so với ngày đầu thành lập) trong đó cho hộ nghèo vay và giải quyết việc làm chiếm 97% (13.872 tỷ đồng). Kết quả góp phần giảm số hộ nghèo từ 11% năm 2003 xuống 9% năm 2004; bố trí thêm được 350.000 chỗ làm việc mới, 10 tỉnh bắt đầu được vay vốn sử dụng cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Để việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi đúng đối tượng chính sách, một mạng lưới “chân rết” gồm 226.000 tổ tiết kiệm và vay vốn lần lượt được lập ra tại cấp xã. Nhằm thực hiện “dân chủ từ cơ sở”, bốn tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã cùng phối hợp trực tiếp quản lý 174.253 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng số nợ 9.959 tỉ đồng do NHCSXH ủy thác. Bằng phương thức hoạt động này, thực tế đã tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng đồng vốn an toàn, chủ động, linh họat, sát tình hình thực tế và tiết kiệm hơn. Đồng thời với nhiệm vụ tập trung và huy động vốn trong nước, NHCSXH cũng đã bắt đầu đặt quan hệ hợp tác với một số tổ chức tài chính - Tiền tệ quốc tế, triển khai 11 dự án với số vốn 194 tỷ đồng; ký hợp đồng dự án bảo vệ và phát triển vùng đất ngập mặn ven biển miền Nam với số vốn 650 ngàn USD. Năm 2005, quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) sẽ tài trợ một số ô tô chuyên dùng làm phương tiện phục vụ cho Ngân hàng lưu động; dự kiến tiếp nhận 33.252.000 USD từ dự án phát triển Lâm nghiệp của Ngân hàng thế giới; tiếp nhận dự án từ ngân quỹ ủy thác ASEM 371.500 USD; Quỹ phát triển quốc tế các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) 15 triệu USD. Và gần đây Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho NHCSXH được sử dụng khỏan vốn 56 triệu USD giải ngân đợt 2 của chương trình tài chính - ngân hàng II vay Ngân hàng phát triển châu Á.
Tuy nhiên, kết quả đạt được trên đây còn rất khiêm tốn. Trên bước đường đi tới để phát huy đúng vai trò của mình, NHCSXH cần phải vượt qua không ít thử thách, khó khăn không chỉ thuộc chủ quan mà còn cả những nhân tố khách quan khác tác động. Trước hết là nguồn vốn, mặc dù vốn đọng trong xã hội và nhân dân không ít, nhưng với NHCSXH, việc huy động nguồn vốn này không thể thực hiện bình thường như các ngân hàng khác trong cơ chế thị trường. Bởi NHCSXH không kinh doanh thu lợi khoản chênh lệch tín dụng giữa lãi suất mua vốn vào (huy động) và lãi suất bán vốn ra (cho vay). Số chênh lệch do cho vay theo cơ chế ưu đãi lãi suất, NHCSXH thường xuyên được xét duyệt cấp bù khoản chênh lệch luôn luôn là yếu tố hàng đầu, trực tiếp giúp cho công cụ tài chính này hoàn thành nhiệm vụ của nó. Trong khi NHCSXH huy động vốn thường bị ràng buộc bởi cơ chế xét duyệt cấp bù, có nghĩa là không phải muốn huy động vốn vào bao nhiêu cũng được thì, các nguồn vốn ưu đãi qua lãi suất tín dụng vẫn còn phân tán qua nhiều kênh dẫn vốn khác nhau,không ít trường hợp phát sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ, nhầm “sân chơi” giữa các đối tượng. Thực tế không đơn giản này cần phải được tổng kết toàn diện, đánh giá đầy đủ và khách quan, xem xét trên cơ sở vì lợi ích chung tạo sự đồng thuận, nhất quán cần thiết, trước hết trên quan điểm nhận thức mới hy vọng thực hiện tốt trong thực tiễn. Chúng ta đã biết, trên cơ sở những thành công đáng kể về xóa đói, giảm nghèo trong mấy năm qua,Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ LĐTB&XH lập dự án xóa đói, giảm nghèo,phát triển theo quy mô, tốc độ và chuẩn nghèo mới. Nếu chuẩn nghèo mới bình quân chung (180 - 200.000đ/ người/ tháng đối với nông thôn và 250 - 260.000 đ/ người/ tháng đối với thành thị) thì diện hộ nghèo cả nước sẽ lên tới con số tuyệt đối là 4,6 triệu hộ. Trước yêu cầu tích cực đó, từ nay đến 2010, đối với NHCSXH, ít nhất phải lo đủ nguồn vốn không dưới 20 ngàn tỷ đồng riêng phục vụ cho tín dụng ưu đãi, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, với nhu cầu lớn là đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động cho một tổ chức mới ra đời này -một ngân hàng có tính đặc thù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đặt lợi ích cộng đồng và công bằng xã hội lên trên, một tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội chứa đựng tính nhân văn cao cả… nhất thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất tương ứng, cùng với một cơ sở hạ tầng cần thiết trên cơ sở phải có sự quan tâm hữu hiệu của nhiều cấp có đủ thẩm quyền, tạo điều kiện cho tổ chức này hoạt động thực sự có hiệu quả./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận