Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các cán bộ quản lý chủ chốt của Học viện, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giảng viên cao cấp của Học viện và các học viên Lào đang học tập, nghiên cứu tại Học viện.
Nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith làm trưởng đoàn đến thăm và có bài phát biểu tại Học viện, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là sự động viên, khích lệ to lớn đối với toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Bày tỏ niềm vinh dự được Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam giao nhiệm vụ hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp cho Đảng và Nhà nước bạn Lào, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho biết, hàng năm, Học viện tiếp nhận gần 500 học viên Lào theo học các hệ lớp: cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, cao học và nghiên cứu sinh. Trong những năm qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương hai nước cũng đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách. Hai Học viện đã triển khai nhiều chương trình hợp tác trao đổi đoàn, bồi dưỡng giảng viên, nhiều chương trình, dự án nghiên cứu chung góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Trong những năm tới, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xác định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách với các cơ quan của nước bạn Lào, trước hết là với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Lào, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong các hoạt động hợp tác quốc tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, cùng các Ban, Bộ, ngành trung ương hai nước tăng cường triển khai các hoạt động hợp tác, trong đó trọng tâm là triển khai Đề án chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng Chủ tịch Kaysone Phomvihane; triển khai Dự án xây dựng cơ sở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào tại Chăm-pa-sắc; tăng cường chia sẻ tri thức trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, và tư vấn chính sách để cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực thi chủ trương, đường lối, luật pháp, chính sách của mỗi nước trong giai đoạn mới.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, những kết quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước bạn Lào, cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị và tham mưu, tư vấn chính sách những năm qua của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có được là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, trực tiếp, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các ban, bộ, ngành trung ương của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào. Vì vậy, Học viện mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và ủng hộ quý báu đó để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước tin tưởng, giao phó.
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào bày tỏ niềm xúc động sâu sắc khi được đến thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – mái trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đồng chí nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện đã không ngừng trưởng thành và phát triển, đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật, đã trở thành nơi đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa thực hiện nhiệm vụ quốc tế đào tạo cán bộ chủ chốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào – nguồn nhân lực này đã và đang trở thành nguồn vốn quý báu cho Lào trong công cuộc bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước.
Đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định, với hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh luôn xứng đáng với danh hiệu, làm tròn sứ mệnh lớn lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực để tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane để lại. Trong điều kiện tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh chóng và khó lường, cùng với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch và âm mưu phá hoại tình đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam, đồng chí Thongloun Sisoulith nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, hai nước cần phải tiếp tục bảo vệ, giữ gìn và phát huy quan hệ hữu nghị thủy chung, trong sáng giữa hai nước Lào – Việt Nam ngày càng có hiệu quả, mãi mãi xanh tươi và đời đời bền vững, để truyền lại cho thế hệ trẻ và coi công tác bảo vệ, giữ gìn quan hệ này là trọng trách, nhiệm vụ cao cả, để xứng với sự hy sinh và nguyện vọng của các thế hệ tiền bối đi trước.
Bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc trước sự giúp đỡ vô cùng quý giá của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Lào, đặc biệt là những giúp đỡ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định, Dự án biên dịch Toàn tập Hồ Chí Minh và Từ điển Hồ Chí Minh học từ tiếng Việt sang tiếng Lào giữa hai Học viện là một thành tích to lớn, vốn quý báu để trao truyền cho thế hệ trẻ Lào – Việt Nam được nghiên cứu và hiểu rõ hơn vấn đề này. Đồng chí hy vọng trong những năm tới, hai Học viện sẽ cùng nhau thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt là “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, từ đó góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng, phát triển của hai nước.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào yêu cầu các học viên Lào đang sinh sống và học tập tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phải quyết tâm dùng thời gian quý báu của mình để cố gắng học tập, đạt được những kết quả tốt và vận dụng được vào thực tiễn công tác sau khi trở về nước.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của người đứng đầu Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Lào vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ XI, cũng như cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV của Việt Nam và khóa IX của Lào. Chuyến thăm góp phần khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của cả hai nước, đặc biệt coi trọng giữ gìn và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Một số hình ảnh tại buổi đón tiếp:
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận